3.2.1 Tình hình nuôi tôm sú ở Tỉnh Sóc Trăng
Nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng bắt đầu từ vùng Gia Hòa, Hòa Tú dọc bờ sông Mỹ Thanh từ hàng chục năm qua. Nuôi tôm trong ruộng lúa, rồi một vụ lúa, một vụ tôm. Giống tôm tự nhiên nhờ đón ấu trùng từ cửa sông. Nuôi tôm trong ruộng lúa từng là một mô hình phổ biến và hiệu quả với đúc kết "Con tôm ôm cây lúa". Những năm đầu, mỗi ha thu 4 - 5 tấn thóc, ngƣời nông dân Hòa Tú, Gia Hòa thu thêm 300 - 500 kg tôm nuôi, với giá hiện thời, mỗi ha
thu đƣợc 30 - 40 triệu đồng, đó là mô hình lý tƣởng. Sóc Trăng khuyến khích nông dân mở rộng ra cả huyện Mỹ Xuyên rồi Long Phú, Vĩnh Châu...
Bảng 3.2 Tình hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Tỉnh Sóc Trăng
Chỉ tiêu Mô hình thâm canh Mô hình bán thâm canh Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) Năm 2010 2.474 1,92 4.750 23.302 0,6 13.981 Năm 2011 2.773 3,02 8.374 18.558 1,92 35.631 Năm 2012 1.643 3,12 5.126 19.673 2,5 49.183 6 tháng đầu năm 2013 963 3,5 3.371 11.713 1,6 18.741
Nguồn: Báo cáo Sở NN & PTNT Tỉnh Sóc Trăng
Từ bảng báo cáo trên, ta thấy: Diện tích nuôi theo MHTC thấp hơn MHBTC rất nhiều nhƣng về năng suất thì mô hình TC lại nuôi đạt năng suất cao hơn BTC.
- Với hình thức nuôi TC: Về diện tích, năm 2011 diện tích thả nuôi tăng 299 ha (tƣơng đối tăng 12,09%), năng suất tăng 1,1 tấn/ha so với cùng kỳ năm 2010. Sản lƣợng tăng từ 4.759 tấn năm 2010 lên 8.374 tấn năm 2011. Năm 2012, diện tích thả nuôi và sản lƣợng giảm lần lƣợt là 1.131 ha và 3.248 tấn, nhƣng năng suất lại tăng 0,1 tấn/ha so với năm 2011.
- Với hình thức nuôi BTC: Diện tích năm 2011 diện tích thả nuôi tăng 4.744 ha (tƣơng đối giảm 20,36%), năng suất tăng 1,32 tấn/ha so với cùng kỳ. Sản lƣợng tăng 21.650 tấn. Năm 2012, diện tích nuôi tăng 6%, năng suất tăng từ 1,92 tấn/ha lên 2,5 tấn/ha và sản lƣợng tăng 38% so vơi cùng kỳ năm 2011.
Đến cuối tháng 6 năm 2013, trên vùng nuôi tôm Sóc Trăng thả đƣợc 4,4 tỷ con giống trên diện tích 22.239 ha, đạt 87% kế hoạch, bằng 93% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó có 12.676 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm 57%. Qua diễn biến tình hình tôm bị thiệt hại tính đến ngày 21 tháng 6, Sóc Trăng có 5.515 ha, chiếm 23% diện tích tôm thả nuôi, nhƣng so năm 2012 giảm 37% diện tích thiệt hại, đây là bƣớc tiến đáng kể. Hơn nữa, phần diện tích tôm bị thiệt hại có biện pháp khắc phục giảm thiệt hại đƣợc 130 ha, chiếm 3% diện tích thả nuôi. Do đó, đến nay diện tích tôm thu hoạch đƣợc 2.086 ha, trong đó có 742 ha tôm sú và 1.343 ha tôm thẻ chân trắng (TTCT). Năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến đạt 0,5 tấn/ha, nuôi thâm canh 3,5 tấn/ha, bán
thâm canh 1,6 tấn/ha; năng suất nuôi TTCT đạt bình quân 5,1 tấn/ha. Sản lƣợng tôm sú Sóc Trăng từ đầu năm đến nay đạt 22.112 tấn, tăng 47,5% so cùng kỳ năm 2012.
Theo những ngƣời nuôi tôm ven biển Sóc Trăng, sau hai năm thất bại liên tiếp làm điêu đứng nghề nuôi tôm, vụ nuôi tôm năm 2013 bắt đầu có chuyển biến rõ nét về ý thức cộng đồng. Điều đó thể hiện qua cách thức các hộ nuôi tôm tham gia các hợp tác xã (HTX), Hiệp hội nuôi tôm. Hiện, Sóc Trăng có 20 HTX nuôi trồng thủy sản, với 1.720 xã viên. Trong đó có 12 HTX nuôi tôm, xã viên làm ăn liên kết, cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật quản lý nguồn nƣớc, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trƣờng và thả tôm đúng lịch thời vụ. Đã thấy một số HTX làm ăn hiệu quả khá, nhƣ Hòa Nghĩa, Hòa Đông, Hòa Lời, Ngọc Đông. Riêng Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh có 160 hội viên tham gia với 2.700 ha, bƣớc đầu đã hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển thủy sản.
Hiện nay, đáng lo nhất vẫn là vấn đề quản lý nguồn nƣớc. Một số công trình thủy lợi đã đƣợc nâng cấp nhƣng chƣa đồng bộ. Nhiều vùng nuôi còn dùng chung nguồn từ kênh cấp thoát nƣớc. Với hộ nuôi nhỏ lẻ, đất ít không có điều kiện làm ao lắng, ao xử lý nƣớc thải, khi thu hoạch hay ao bị dịch bệnh xả nƣớc thải ra kênh rạch gây khó khăn trong quản lý nƣớc tại vùng nuôi. Mặt khác, trong khi còn tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh thì yếu tố đầu vào là phần lớn tôm giống nhập từ ngoài tỉnh, biện pháp nào kiểm tra, quản lý chất lƣợng?
3.2.2 Sơ lƣợc về tình hình nuôi tôm sú của Thị Xã Vĩnh Châu giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
3.2.2.1 Diện tích
Năm 2010, tổng diện tích nuôi thủy sản của toàn Thị Xã đạt 28.197 ha, trong đó diện tích đất dùng để nuôi tôm sú là 25.290 ha chiếm 89,69% tổng diện tích nuôi thủy sản của toàn Thị Xã. Bƣớc qua năm 2011, diện tích nuôi tôm sú đạt đến con số là 32.281 ha chiếm 96,57% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Nhƣng khi qua năm 2012 thì diện tích nuôi giảm đáng kể do dịch bệnh xảy ra gây chết hàng loạt trên diện rộng nên diện tích nuôi tôm sú đƣợc thả chỉ còn 24.000 ha chiếm 83,63% tổng diện tích nuôi. Theo dự kiến năm 2013, diện tích này vẫn sẽ tiếp tục giảm nhƣng không đáng kể, cụ thể là: diện tích tôm sú đƣợc thả là 21.500 ha chiếm 75,44% tổng diện tích nuôi. Nhƣng diện tích thả sẽ thấp hơn dự kiến vì đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 diện tích tôm sú đƣợc thả chỉ đạt 24,85% kế hoạch.
Bảng 3.3 Diện tích thả nuôi các loại thủy sản giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 (%) Năm 2012 so với 2011 (%) Dự kiến năm 2013 Diện tích nuôi tôm sú 25.290 32.281 24.000 5.342 127,64 74,35 21.500 Diện tích nuôi tôm thẻ 56 486 28 2.969 867,86 5,76 3.000 Diện tích nuôi các loại thủy sản khác 2.237 2.277 3.625 2.071 101,79 159,20 3.500
Nguồn: Báo cáo tiến độ sản xuất của phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu qua các năm
Từ kết quả trên ta thấy qua các năm diện tích tôm sú đƣợc thả nuôi chiếm tỷ trọng rất cao so với các loại thủy sản khác, bên cạnh đó diện tích thả nuôi vẫn chƣa đƣợc ổn định qua các năm. Diện tích tôm sú đƣợc thả nuôi năm 2011 so với 2010 tăng 6.991 ha (tƣơng đối tăng 127,64%), rút kinh nghiệm từ những thiệt hại, rủi ro của vụ nuôi 2010, vụ nuôi chính vụ 2011 bà con nông dân huyện nhà đã tuân thủ trong các bƣớc cải tạo đất, theo dõi diễn biến thời tiết, khuyến cáo của ngành chuyên môn và đặc biệt là rất có ý thức trong việc tuân thủ theo đúng lịch thời vụ nên diện tích đƣợc thả tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tính đến ngày 29 tháng 4 năm 2011, đã có 13.702 ha tôm sú thiệt hại do dịch bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan, chiếm 62,4% tổng diện tích thả nuôi và là tỷ lệ bị thiệt hại lớn nhất so với cùng kỳ các năm gần đây.
Qua năm 2012, diện tích lại giảm xuống đáng kể (8.281 ha, tƣơng đối giảm 25,65%) so với năm 2011 nguyên nhân chính là do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 14.000 ha, chiếm hơn 58,33% diện tích thả nuôi. Dự kiến diện tích thả nuôi năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục giảm 2.500 ha (tƣơng đối giảm 10,42%) so với năm 2012, do 2 năm thất bại liên tiếp nông dân không còn đủ vốn để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo nữa.
Bảng 3.4 Diện tích thả nuôi tôm sú TC và BTC giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 (%) Năm 2012 so với 2011 (%) Diện tích nuôi TC 1.758 2.053 1.102 365 116,78 53,68 Diện tích nuôi BTC 16.592 12.744 13.375 4.670 76,81 104,95
Nguồn:Báo cáo tiến độ sản xuất của phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu qua các năm
Từ bảng trên ta thấy diện tích nuôi tôm sú TC chiếm tỉ trọng rất thấp so với nuôi BTC, trung bình chiếm khoảng 8,11%. Do quá trình nuôi TC cần nhiều vốn vào quá trình sản xuất hơn mô hình nuôi BTC, và đặc biệt là mô hình TC đòi hỏi kỹ thuật nuôi rất cao, áp dụng những khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào trong quá trình sản xuất. Từ đó dẫn đến mô hình nuôi TC chƣa đƣợc những hộ nuôi thực hiện nhiều mặc dù năng suất – sản lƣợng của hình thức nuôi này cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi BTC.
Về hình thức nuôi BTC thì không cần đổ nhiều vốn vào nuôi, không đòi hỏi kỹ thuật cao và cũng không cần áp dụng nhiều KHKT vào quá trình sản xuất nhƣng những hộ nuôi vẫn thu đƣợc lợi nhuận về rất cao, trung bình lợi nhuận thu về gần bằng 2 lần chi phí mình bỏ ra, đó là mức lợi nhuận rất hấp dẫn, và rủi ro trong quá trình nuôi cũng thấp hơn hình thức nuôi TC nên mô hình nuôi này đƣợc sản xuất rất phổ biến.
Dù diện tích thả nuôi ở 2 mô hình rất chênh lệch nhau nhƣng ở cả 2 hình thức này thì diện tích nuôi chƣa đƣợc ổn định. Diện tích nuôi TC năm 2011 so với năm 2010 tăng 295 ha (tƣơng đối tăng 16,78%), năm 2012 thì diện tích thả nuôi lại giảm 951 ha (tƣơng đối giảm 46,32%) so với năm 2011, dự kiến năm 2013 diện tích nuôi với hình thức TC là 1.300 ha tăng 198 ha (tƣơng đối tăng 17,97%) so với năm 2012. Những đến cuối tháng 6 năm 2013, 365 ha là diện tích đƣợc thả ở hình thức nuôi này, theo số liệu này thì diện tích nuôi chỉ mới đạt 28,10% so với kế hoạch.
Về diện tích nuôi với mô hình BTC, năm 2011 diện tích tôm sú đƣợc thả giảm 3.848 ha (tƣơng đôi giảm 23,19%) so với năm 2010, nhƣng qua năm 2012 diện tích thả nuôi lại tăng 634 ha (tƣơng đối tăng 4,95%), mặc dù diện tích nuôi tăng lên với con số không đáng kể. Dự kiến năm 2013, diện tích tôm sú nuôi theo mô hình BTC vẫn sẽ tiếp tục tăng 125 ha (tƣơng đối tăng 0,93%)
so với năm 2012. Nhƣng đó chỉ là dự kiến, vì cho đến thời điểm hiện nay thì chỉ mới thức hiện đƣợc 34,59% so với kế hoạch.
Bảng 3.5 Diện tích thả nuôi tôm sú ở các Xã, Phƣờng thuộc Thị Xã Vĩnh Châu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: ha
Nguồn:Báo cáo tiến độ sản xuất của phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu qua các năm
Qua bảng báo cáo tiến độ sản xuất của Phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy diện tích thả nuôi ở các Xã, Phƣờng Khánh Hòa, Lai Hòa và Vĩnh Tân là 3 Xã, Phƣờng có diện tích nuôi chiếm tỷ trọng cao so với các Xã, Phƣờng còn lại. Và thấp nhất là Phƣờng 1, tiếp đó là phƣờng 2 vì ở đây lĩnh vực phát triển chủ yếu là công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Còn ở 3 xã, phƣờng kia thì do tập quán canh tác ở địa phƣơng và một nguyên nhân chính khác đó là ở đây đất bị nhiễm mặn rất nặng nên không thể làm gì khác ngoài việc nuôi trồng các loại thủy sản. Thu nhập thu đƣợc từ nuôi tôm sú là khoảng thu nhập chính của đa phần ngƣời dân nơi đây, vì thế sau những vụ nuôi liên tiếp thất bại ngƣời dân đã trả lại đất mà trƣớc đây họ thuê để nuôi, và họ chỉ xuống giống với diện tích đất mà họ đang nắm giữ làm cho diện tích nuôi giảm xuống đáng kể điển hình nhƣ 6 tháng đầu năm 2013 diện tích tôm sú đƣợc thả chỉ mới đạt 24,85% của kế hoạch năm 2013 (kế hoạch: 21.500 ha diện tích tôm sú sẽ được thả năm 2013).
Chỉ tiêu Phƣờng 1 Phƣờng 2 Phƣờng Khánh Hòa Phƣờng Vĩnh Phƣớc Vĩnh Hiệp Lai Hòa Vĩnh Tân Lạc Hòa Vĩnh Hải Hòa Đông Vĩnh Hiệp Năm 2010 450 1.500 3.200 2.600 2.590 2.950 3.200 2.800 2.300 3.700 2.59 0 Năm 2011 400 2.300 4.200 3.300 3.090 4.600 4.200 3.691 2.800 3.700 3.090 Năm 2012 467 1.750 3.186 2.651 2.500 2.450 2.806 2.315 2.425 3.450 2.500 6 tháng đầu năm 2013 80 350 730 600 450 800 600 682 550 500 450
3.2.2.2 Năng suất – sản lượng
Theo thống kê của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới về sản lƣợng nuôi trồng thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất nƣớc để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm sú, chiếm gần 80% sản lƣợng tôm sú nuôi của cả nƣớc và gần 16% tổng sản lƣợng thủy sản xuất khẩu của toàn ngành (Tổng cục thống kê, 2010).
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp Sóc Trăng, năng suất tôm sú trung bình năm 2011 của tỉnh chỉ đạt trên 1,11 tấn/ha, giảm 0,3 tấn/ha so với vụ tôm trƣớc (vụ nuôi năm 2010). Sản lƣợng tôm năm 2011 đạt 52.664 tấn, giảm 9.775 tấn so năm 2010. Trong đó có 39.084 tấn tôm sú và 13.580 tấn TTCT. Năng suất tôm bán thâm canh 1,7 tấn/ha; TTCT đạt 10,4 tấn/ha. Tuy năng suất giảm nhƣng giá tôm luôn ở mức cao. Giá tôm sú loại 20 con/kg là khoảng 210.000 đồng/kg, với loại 30 con giá ở mức 170.000 đồng/kg và giá tôm cỡ nhỏ 40 con/kg giá cũng ở mức trên 120.000 đồng/kg, đây là vụ tôm sú có mức giá cao nhất từ trƣớc.
Theo thống kê của Phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến đạt 0,5 tấn/ha, nuôi thâm canh 3 - 4 tấn/ha, bán thâm canh 1,6 tấn/ha; năng suất nuôi TTCT đạt bình quân 5,1 tấn/ha. Sản lƣợng tôm Thị Xã Vĩnh Châu từ đầu năm đến nay đạt 7.735 tấn, tăng 47,5% so cùng kỳ năm 2012; riêng TTCT đạt 6.850 tấn, tăng 3 lần so cùng kỳ năm trƣớc.
Bảng 3.6 Năng suất – sản lƣợng tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Tấn/ha Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu
năm 2013
Dự kiến năm 2013 Năng suất TB 1.405 1.110 1.330 2.000 842 Sản lƣợng TB 35.544 24.576 31.950 2.696 18.110
Nguồn: Báo cáo tiến độ sản xuất của phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu qua các năm
Từ bảng báo cáo 3.6, ta thấy năng suất, sản lƣợng năm 2011 thấp nhất và cao nhất là năm 2010. Về năng suất trung bình của 3 mô hình đƣợc các hộ nuôi nhiều đó là quãng canh cải tiến, TC và BTC: Năm 2010, năng suất trung bình đạt 1,405 tấn/ha (trong đó nuôi TC và BTC đạt năng suất lần lƣợt là 2,5 tấn/ha và 1,5 tấn/ha). Năm 2011, năng suất tôm sú giảm 0,295 tấn/ha, tƣơng đối giảm 21% so với năm 2010 (trong đó năng suất của mô hình nuôi TC đạt
tăng 0,220 tấn/ha tƣơng đối tăng 19,82% so với năm 2011 (trong đó 2,25 tấn/ha và 1,04 tấn/ha lần lƣợt là năng suất của hinh thức nuôi TC và BTC). Dự kiến năm 2013 năng suất TB giảm 36,69% so với năm 2012.
Về sản lƣợng năm 2011 đạt 24.576 tấn giảm 10.968 tấn tƣơng đối giảm 30,86% so với năm 2010 (trong đó sản lƣợng nuôi thâm canh 3.079,50 tấn và BTC đạt 12.744 tấn). Năm 2012, sản lƣợng TB đạt 31.950 tấn tăng 30% so với năm 2011 (trong đó sản lƣợng nuôi theo mô hình TC và BTC lần lƣợt là 2.479,50 tấn và 13.910 tấn). Dự kiến năm 2013, sản lƣợng TB đạt 18.110 tấn giảm 43,32% so với cùng kỳ năm trƣớc (trong đó sản lƣợng nuôi TC đạt 2.600 tấn và BTC đạt 13.500 tấn.
Bảng 3.7 Năng suất – sản lƣợng tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm canh ở Thị Xã Vĩnh Châu giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Mô hình thâm canh Mô hình bán thâm canh Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng