Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình thâm canh và bán thâm canh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 76)

thâm canh

Bảng 3.26 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu ĐVT Mô hình thâm canh Mô hình bán thâm canh

Năng suất kg/1.000 m2 503,10 236,92 Giá bán 1.000đ/kg 139 191 Doanh thu 1.000đ/1.000 m2 66.194 45.854 Tổng chi phí 1.000đ/1.000 m2 41.416 24.303 Lợi nhuận 1.000đ/1.000 m2 27.706 21.550 Thu nhập 1.000đ/1.000 m2 32.356 26.308 DT/CP Lần 1,66 2,00 LN/CP Lần 0,73 1,00 TN/CP Lần 0,86 1,19 LN/DT Lần 0,40 0,45

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ thông qua các chỉ số tài chính sau

3.4.6.1 Doanh thu trên chi phí

Với một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ trong mô hình thâm canh thu đƣợc 1,66 đồng doanh thu trong khi đó mô hình bán thâm canh đạt tới 2,00 đồng doanh thu.

3.4.6.2 Lợi nhuận trên chi phí

Với một đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận của nông hộ trong mô hình thâm canh thu đƣợc là 0,73 đồng lợi nhuận. Trong khi đó các nông hộ nuôi theo mô hình bán thâm canh thì với một đồng chi phí bỏ ra thì họ thu đƣợc là 1,00 đồng lợi nhuận.

3.4.6.3 Thu nhập trên chi phí

Với một đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập của nông hộ trong mô hình thâm canh thu đƣợc là 0,86 đồng thu nhập. Trong khi đó các nông hộ nuôi theo mô hình bán thâm canh thì với một đồng chi phí bỏ ra thì họ thu đƣợc là 1,19

3.4.6.4 Lợi nhuận trên doanh thu

Trong một đồng doanh thu thu đƣợc thì nông hộ trong trong mô hình thâm canh thu đƣợc 0,40 đồng lợi nhuận thấp hơn mô hình bán thâm canh là 0,05 đồng.

Nhìn chung, các chỉ số tài chính trong mô hình bán thâm canh đều cao hơn, điều này thể hiện là việc tham gia vào nuôi theo mô hình bán thâm canh của các nông hộ đạt hiệu quả tƣơng đối cao hơn so với hộ nuôi theo mô hình thâm canh. Thêm một lần nữa ta có thể khẳng định giả thuyết về lợi nhuận tăng và hiệu quả tài chính đạt đƣợc cao hơn khi nuôi theo mô hình bán thâm canh là hoàn toàn đúng.

3.5 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM SÚ

Dựa vào bảng 3.26, ta có thể so sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình sản xuất tôm sú thâm canh và bán thâm canh nhƣ sau:

So sánh năng suất của hai mô hình cho thấy mô hình thâm canh đạt đƣợc năng suất (503 kg/1.000 m2) cao hơn mô hình bán thâm canh (237 kg/1.000 m2). Bên cạnh đó do nuôi ở mật độ thƣa nên mô hình bán thâm canh có chất lƣợng tôm cao hơn nên bán đƣợc giá cao hơn mô hình thâm canh trung bình là 52 ngàn đồng/kg. Nhƣng tổng doanh thu bình quân của mô hình thâm canh lại cao hơn khá nhiều so với tổng doanh thu bình quân của mô hình bán thâm canh. Cụ thể, tổng doanh thu của mô hình thâm canh là 66.194 ngàn đồng/1.000 m2

, và tổng doanh thu của mô hình bán thâm canh 45.854 ngàn đồng/1.000 m2, cao hơn 20.340 ngàn đồng/1.000 m2

so với mô hình bán thâm canh (tƣơng đối cao hơn khoảng 44,36%). Bên cạnh đó, tổng chi phí bình quân đầu tƣ cho mô hình bán thâm canh tính trên 1.000 m2 diện tích đất canh tác thì lại thấp hơn so với mô hình thâm canh, cụ thể: tổng chi phí đầu tƣ cho mô hình thâm canh là 41.416 ngàn đồng/1.000 m2, mô hình bán thâm canh là 24.303 ngàn đồng/công thấp hơn mô hình thâm canh 17.133 ngàn đồng/1.000 m2. Chính sự chênh lệch chi phí này đã làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hai mô hình sản xuất trên, cụ thể: lợi nhuận trung bình của mô hình thâm canh là 27.706 ngàn đồng/1.000 m2, lợi nhuận trung bình của mô hình bán thâm canh là 21.550 ngàn đồng/1.000 m2.

Từ kết quả so sánh và phân tích 100 mẫu điều tra thực tế cho ta có nhận xét chung là các chỉ số tài chính ở các vụ sản xuất có sự biến động qua từng vụ. Trong đó, các khoản mục tài chính ở mô hình thâm canh nhƣ chi phí, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập đều cao hơn so với mô hình thâm canh, nhƣng nếu ta so sánh về các chỉ số tài chính nhƣ doanh thu trên chi phí, lợi

nhuận trên chi phí, thu nhập trên chi phí, lợi nhuận trên doanh thu thì các chỉ số này của mô hình bán thâm canh đều lớn hơn mô hình thâm canh. Từ những chỉ tiêu so sánh trên ta có thể kết luận rằng những hộ nuôi với hình thức bán thâm canh mang lại hiệu quả tài chính cao hơn những hộ nuôi với hình thức thâm canh.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)