Đặc điểm chung của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 53)

3.3.1.1 Độ tuổi của lao động chính

Thông qua số liệu thu thập thực tế từ 100 hộ nông dân nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Thị Xã Vĩnh Châu, ta có đƣợc đặc điểm về độ tuổi của lao động chính của các nông hộ trong bảng sau:

Bảng 3.8 Độ tuổi của lao động chính

Nhóm tuổi Số hộ Tỷ trọng (%) < 30 tuổi 9 9 30 - 40 tuổi 33 33 31 - 40 tuổi 37 37 41 - 50 tuổi 21 21 Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Độ tuổi lao động chính của nông hộ có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhìn chung, đặc điểm về độ tuổi ở các nông hộ không có sự chênh lệch cao. Nhóm tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các nhóm tuổi còn lại là nhóm nhỏ hơn 30 tuổi (chiếm 9%), và cao nhất là nhóm từ 31 đến 40 tuổi chiếm 37% trong tổng số quan sát.

3.3.1.2 Trình độ học vấn

Đối với những hộ nuôi bán thâm canh thì với hình thức nuôi này không đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao. Những hộ nông dân nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà họ có. Và cũng bởi vì nguyên nhân này nên năng suất cũng nhƣ lợi nhuận đạt đƣợc thƣờng thấp. Nhƣng đối với hình thức nuôi thâm canh thì ngƣợc lại, với mô hình nuôi này đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật rất cao. Đòi hỏi ngƣời quản lý ao nuôi phải khống chế tốt sự biến đổi của môi trƣờng nƣớc trong ao nuôi vào những lúc môi trƣờng nƣớc trong ao nuôi bị ảnh hƣởng bởi thời tiết thay đổi bất thƣờng. Chính vì lý do này, trình độ học vấn của lao động chính có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cũng nhƣ lợi nhuận đạt đƣợc ở mỗi hộ.

Dựa vào trình độ học vấn của mình thì ngƣời nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm hơn, ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh, tính toán và sử dụng hợp lí lƣợng thức ăn góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa vụ, tăng cao năng suất và lợi nhuận. Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến việc nuôi tôm của nông hộ. Hình dƣới đây cho biết trình độ học vấn của các lao động chính trong mô hình nghiên cứu.

24 38 30 8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Số quan sát Không Học Cấp I Cấp II Cấp III

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Hình 3.3 Trình độ học vấn của lao động chính

Qua hình 3.3, ta thấy tỉ lệ ngƣời mù chữ chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 24%) trong tổng số 100 mẫu quan sát. Tỷ trọng ngƣời biết chữ chiếm 76% trong tổng quan sát, trong đó: số hộ có lao động chính học cấp I chiếm 38%, cấp II chiếm 30% và học tới cấp III chiếm 8%. Tỷ trọng hộ có lao động chính học cấp III khá thấp, đây cũng là một trong những khó khăn cho những hộ nuôi trong quá trình tiếp cận khoa học kỹ thuật mới.

3.3.1.3 Số nhân khẩu và số lao động tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi tôm sú

Bảng 3.9 Số nhân khẩu và số lao động trực tiếp

Đơn vị tính: Ngƣời/hộ Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu 2 9 4,79 1,47

Lao động tham gia nuôi trồng 1 6 3,00 1,18

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Con ngƣời là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực cũng nhƣ mọi hoạt động sản xuất của xã hội. Mặc dù trong quá trình nuôi tôm thì không cần sử dụng nhiều lao động nhƣng đa số lại cần lao động chân tay. Do đó, lực lƣợng lao động trong gia đình là nguồn lao động chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm đáng kể chi phí thuê mƣớn lao động và làm tăng thu nhập cho gia đình.

Qua bảng kết quả trên ta thấy, số nhân khẩu thấp nhất là 2 ngƣời/hộ và cao nhất là 9 ngƣời/hộ. Tổng số ngƣời bình quân trong một hộ gần 5 ngƣời. Số lao động trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi trồng thấp nhất là 1 ngƣời/hộ và cao nhất là 6 ngƣời/hộ, số lao động trung bình trực tiếp sản xuất là 3 ngƣời.

3.3.1.4 Nguồn lực đất đai

Nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình nuôi tôm sú của nông hộ. Đa số đất để sản xuất tôm sú của nông hộ chủ yếu là đất nhà, cũng có một số ít nông hộ thuê thêm đất để sản xuất. Diện tích đất trong 5 năm trở lại đây của các nông hộ không có thay đổi nhiều, có đến 73 nông hộ không thay đổi diện tích thả nuôi chiếm tỷ lệ 73%, 12 hộ có diện tích đất thả nuôi giảm chiếm 12%, do hộ nuôi không còn đủ vốn để thả giống nữa sau những vụ nuôi trƣớc liên tiếp thất bại. Còn lại là 15 hộ nuôi tăng diện tích thả giống chiếm 15% tổng số mẫu quan sát, với nguyên nhân tăng là mua để tích lũy chiếm 93,33% và 6,67% là để áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Từ kết quả thu thập ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu về diện tích đất nuôi tôm sú của nông hộ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.10 Sự thay đổi của nguồn lực đất đai

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Tăng 15 15

Giảm 12 12

Không thay đổi 73 73

Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Từ bảng số liệu bảng 3.10, ta thấy rằng quy mô diện tích nuôi tôm sú của các nông hộ không đồng đều và tƣơng đối nhỏ, tình trạng còn manh mún. Đất đai là một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Thông thƣờng các hộ có diện tích lớn sẽ có thu nhập cao. Qua kết quả điều tra ta tổng hợp đƣợc diện tích thả nuôi của các nông hộ nhƣ bảng sau:

Bảng 3.11 Nguồn lực đất đai Diện tích đất Số hộ Tỷ trọng (%) < 10 ngàn m2 57 57 10 - 20 ngàn m2 29 29 21 - 30 ngàn m2 10 10 31 - 40 ngàn m2 1 1 >= 40 ngàn m2 3 3 Tổng 100 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Qua bảng kết quả của số liệu điều tra thực tế trên ta thấy, số hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 10.000 m2

chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 57% trong tổng số quan sát) và nhóm diện tích thấp nhất là từ 31.000 m2 trở lên (chỉ chiếm 4% trong tổng số 100 mẫu quan sát). Điều này cho thấy các nông hộ chủ yếu sản xuất theo quy mô nhỏ, thực tế điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho nông dân trong việc hình thành vùng chuyên canh và sự thiệt thòi lớn trong sản xuất từ giá cả nguyên liệu đầu vào cho đến giá sản phẩm đầu ra.

3.3.1.5 Tham gia tập huấn

Các hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chủ yếu từ cán bộ xã, và một số hộ đƣợc tập huấn bởi các kỹ sƣ do công ty mua bán vật tƣ kỹ thuật tổ chức. Điều này cũng cho thấy các cán bộ xã, các cấp chính quyền địa phƣơng rất chú trọng

công tác vận động các hộ tham gia đặc biệt là đối với những hộ nuôi TC, chi tiết đƣợc thể hiện qua bảng 3.12 nhƣ sau:

Bảng 3.12 Các hộ tham gia tập huấn

Tham gia tập huấn Mô hình thâm canh Mô hình bán thâm canh Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Không 20 20 30 30

Có 30 30 20 20

Tổng 50 50 50 50

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật và không tập huấn là bằng nhau, điều này cho thấy các nông hộ có tinh thần học hỏi cao, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm sú ở mỗi hộ. Những hộ đƣợc tập huấn chủ yếu do các cán bộ xã và các kỹ sƣ bệnh học thủy sản tổ chức tập huấn cho với tỷ trọng lần lƣợt là các cán bộ xã chiếm 20% và kỹ sƣ chiếm 10% (MHTC), cán bộ xã chiếm 15% và kỹ sƣ chiếm 5% (MHBTC).

3.3.1.6 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm trong nuôi tôm đƣợc xem nhƣ là số năm nông dân bắt đầu nuôi cho đến nay. Nếu số năm của họ nhiều thể hiện họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề nuôi góp phần tránh đƣợc những biến động bất thƣờng của thời tiết cũng nhƣ các cách phòng trừ các loại bệnh mà tôm sú thƣờng mắc phải. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả điều tra về kinh nghiêm sản xuất của lao động chính ở mỗi hộ nuôi:

Bảng 3.13 Thống kê kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm sản xuất Số hộ Tỷ trọng (%)

< 5 năm 32 32

5 - 10 năm 54 54

11 - 15 năm 14 14

Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Qua kết quả thống kê trên ta thấy, kinh nghiệm nuôi trồng trung bình là 7,52 năm. Nhóm kinh nghiệm chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm từ 5 – 10 năm

những hộ nông dân nuôi tôm đã đủ dài để cho họ có thể hiểu đƣợc những sinh lý cơ bản của tôm sú. Nhóm kinh nghiệm chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là nhóm nhỏ hơn 5 năm chiếm 32% trong tổng số quan sát.

Đa số nông hộ sản xuất theo kinh nghiệm do ông bà để lại. Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề cần quan tâm là đối với những nông hộ có thời gian tham gia nuôi trồng ngắn, chƣa có nhiều kinh nghiệm nhƣng có thể có tính cấp tiến nên có nhiều phƣơng hƣớng nuôi trồng mới, cũng nhƣ dễ dàng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nông dân có kinh nghiệm càng lâu năm trong nuôi tôm sú, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn, nhƣng họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ là tƣơng đối khó, hay chủ quan, ít chịu học hỏi tập huấn kỹ thuật. Nên đây cũng là một vấn đề hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú.

3.3.1.7 Lý do chọn nuôi tôm sú Bảng 3.14 Lý do chọn nuôi tôm sú Lý do Số hộ Tỷ trọng (%) Tập quán canh tác 69 70,4 Lợi nhuận 71 72,4 Nhu cầu thị trƣờng 3 3,1

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Từ bảng tổng hợp kết quả trên ta thấy, tuy rằng nuôi tôm sú cần nhiều vốn đầu tƣ và nhiều rủi ro trong quá trình nuôi nhƣng bà con Thị Xã Vĩnh Châu vẫn chọn tôm sú để nuôi. Lý do đƣợc các nông hộ quan tâm nhiều nhất đó là vì lợi nhuận trong nuôi tôm sú rất hấp dẫn chiếm 72,4%; lý do tiếp theo mà các nông hộ Vĩnh Châu chọn tôm sú để nuôi đó là vì tập quán canh tác ở địa phƣơng chiếm 70,4% và lý do mà bà con ít quan tâm tới nhất đó là thị trƣờng chỉ chiếm 3,1%. Đó cũng là một hạn chế không nhỏ vì thị trƣờng là nơi quyết định giá cả cho tất cả các sản phẩm này.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 48 - 53)