Đặc điểm của quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 47 - 49)

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ THỐNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

3.Đặc điểm của quá trình giáo dục

a. Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp.

- Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục cùng một lúc chịu sự tác động của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội...

- Ngay trong bản thân những môi trường này người được giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau có khi là tích cực, có khi là tiêu cực. Ví dụ: Gia đình có những tác động của cha, mẹ, anh em, của nếp sống gia đình...; trong nhà trường có những tác động của giáo viên, của tập thể lớp, của nội quy, chương trình, kế hoạch học tập...; trong xã hội, có ảnh hưởng của nhóm bạn, các lực lượng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng, phim ảnh, sách báo....

Như vậy có bao nhiêu quan hệ trong nhà trường, gia đình, xã hội mà học sinh tham gia, có bao nhiêu loại hình hoạt động trong quá trình sống mà học sinh thực hiện thì có bấy nhiêu tác động đến học sinh.

- Tất cả những tác động này đan cài, xen kẽ, ảnh hưởng lẫn nhau cùng tác động lên học sinh. Nhưng những tác động này không phải bao giờ cũng là những tác động tích cực mà đôi khi có cả những tác động tiêu cực, tự phát, ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Ví dụ: Gia đình >< Nhà trường Nếu quan tâm tốt > giáo dục tốt

Nếu không quan tâm, để tự do phát triển >< Nhà trường.

- Trong tất cả các tác động trên, tác động giáo dục của nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Vì, bao giờ cũng có mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo viên là những người có chuyên môn... nên có thể tổ chức, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách có hiệu quả nhất.

KLSP:

+ Cần tổ chức và phối hợp được tất cả các tác động theo hướng tích cực. Đồng thời ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực.

+ Phát huy vai trò chủ thể của học sinh, cung cấp cho các em vốn sống vốn kinh nghiệm cần thiết để có thể phân tích và đấu tranh chống các tác động tiêu cực.

+ Trong tình hình hiện nay khi xã hội đang có những biến động về giá trị.... Thì việc thống nhất 3 môi trường giáo dục (NT, GĐ, XH) để thống nhất các tác động giáo dục là vấn đề cần hết sức quan tâm.

b. Quá trình giáo dục có tính lâu dài và liên tục

- Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục không dừng lại ở chỗ nắm tri thức về

các chuẩn mực mà cần phải hình thành được niềm tin, tình cảm tích cực, nhất là rèn luyện được những hành vi và thói quen tương ứng. Việc này phải có thời gian lâu dài và liên tục.

Vd: Nhận thức hành vi thói quen hành vi Đi học sớm Thói quen

- Mặt khác, những nếp nghĩ, những thói quen cũ, lạc hậu tồn tại dai dẵng. Muốn loại bỏ nó không phải là điều đơn giản. Do đó, cần phải có thời gian, sự kiên trì, nhẫn nại, ý chí và nghị lực.

Vd: Nghiện thuốc lá giáo dục bỏ thói quen đó đòi hỏi nghị lực.

- Trong quá trình giáo dục, tính lâu dài gắn với tính liên tục. Bởi vì, những thói quen tốt mà ta đã hình thành, nếu không có điều kiện để thể hiện thì dần dần bị mai một.

Vd: Thức dậy sớm, tập thể dục. Nên giữ thói quen tốt này, thường xuyên, liên tục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần chú ý:

+ Nhà giáo dục cần bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng, vội vàng; phải tác động thường xuyên, liên tục, tác động ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh cho học sinh khi các em có biểu hiện sai trái.

+ Người được giáo dục kiên trì, quyết tâm cao tự rèn luyện thì mới có kết quả tốt.

c. Quá trình giáo dục có tính cá biệt

Mỗi người được giáo dục đều có những đặc điểm riêng về tâm - sinh lí, về trình độ nhận thức, về vốn sống... Mặt khác, quá trình giáo dục bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh và tình huống nhất định.

Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ học sinh về tất cả các mặt để có thể đê sử dụng các biện

pháp phù hợp với từng cá nhân và hợp lý trong từng tình huống riêng biệt.

Tránh rập khuôn, máy móc, hình thức. Các bài bản có sẵn chỉ là điểm tựa cho hoạt động sư phạm.

d. Quá trình giáo dục thống nhất với quá trình tự giáo dục

- Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, với tư cách là chủ thể giáo dục, tiến hành các tác động có định hướng đến người được giáo dục.

- Hoạt động giáo dục của nhà giáo dục chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu như hoạt động này kích thích được và thống nhất được với hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục. Mặt khác hoạt động tự giáo dục có thể đạt được hiệu quả cao nếu như người được giáo dục khai thác được sự định hướng và hỗ trợ của hoạt động giáo dục của nhà g/ dục.

đ. Quá trình giáo dục thống nhất với quá trình dạy học

- Quá trình dạy học không những phải giúp cho người học nắm vững được hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển được những năng lực hoạt động trí tuệ mà còn hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học, phẩm chất nhân cách của người công dân, người lao động. Vì thế người ta thường nói: “Dạy học có tính giáo dục”.

- Mặt khác nhờ quá trình giáo dục, người học xây dựng được thế giới quan khoa học, động cơ, thái độ học tập đúng đắn và những phẩm chất nhân cách khác. Chính những kết quả giáo dục này lại tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động học tập nói riêng, hoạt động dạy học nói chung vận động và phát triển.

Vì vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ 2 quá trình này, tránh tình trạng tách rời, biệt lập 2 quá trình này với nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 47 - 49)