Vai trò của di truyền

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 25 - 27)

III. GIÁO DỤCVÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

2.1.Vai trò của di truyền

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

2.1.Vai trò của di truyền

a. Khái niệm di truyền: Là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những thuộc tính sinh học đã được ghi lại trong hệ thống gen... Các thuộc tính sinh học được di truyền bao gồm cấu tạo giải phẫu, sinh lý cơ thể, những đặc điểm như màu mắt, màu tóc, vóc dáng, thể tạng, các giác quan, tư chất, một số đặc điểm của hệ thần kinh…

Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh.

b. Vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách

- Di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách chứ không quyết định sự phát triển nhân cách.

Thể hiện:

- Di truyền tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách. Điều đó có nghĩa là nếu cá

thể không tiếp nhận được vật chất di truyền của người thì sẽ không có được tiền đề vật chất

cho sự phát triển nhân cách. Một cơ thể lành mạnh, các giác quan đầy đủ, hệ thần kinh bình thường sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.

+ Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định.

Ví dụ: Có nhiều người tự nhiên đã có thính giác về âm nhạc, giọng hát và giọng nói tốt, trí nhớ lạ thường, óc sáng tạo thơ ca, óc toán học... Chính những tư chất này giúp cho con người phát triển mạnh mẽ trong những dạng hoạt động tương ứng về nghệ thuật, khoa học và lao động, và từ đó, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họ.

- Những yếu tố bẩm sinh và di truyền chỉ có thể bộc lộ và phát triển thành nhân cách trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Không sống trong môi trường xã hội, dù yếu tố sinh học có tốt đến mấy thì con người cũng không thể trở thành nhân cách. Cùng một đặc điểm điểm di truyền, sống trong những điều kiện xã hội khác nhau cũng phát triển khác nhau. Những công trình nghiên cứu trên trẻ đồng sinh cùng trứng đã chứng tỏ trong những môi trường xã hội khác nhau, sự phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau.

+ Những tư chất di truyền định hướng cho con người vào các lĩnh vực hoạt động rộng rãi chứ không vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể và cũng không qui định trước năng lực cụ thể của cá nhân. Nhưng để tư chất biến thành khả năng hiện thực còn tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, vào sự giáo dục và nhất là tùy thuộc vào ý chí rèn luyện của cá nhân. Chẳng hạn cấu tạo của bộ não, của bộ máy phát âm có thể giúp cá nhân hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực thanh nhạc hoặc có hiệu quả một ngôn ngữ nhất định. Song cấu tạo này không quy định một loại hình thanh nhạc hay một loại ngôn ngữ cụ thể. Sự thành công trong các lĩnh vực cụ thể này phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn,vào sự cố gắng học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân.

Hoàn cảnh, giáo dục, HĐ cá nhân…

Tư chất ---> Năng lực

- KLSP:

+ Cần quan tâm đúng mức để phát huy hết bản chất tự nhiên đó của con người. + Quan tâm phát hiện sớm năng khứu và bồi dưỡng kịp thời những năng khứu đó. + Cần cá biệt hóa việc dạy học và giáo dục.

+ Học sinh, sinh viên muốn có nhân cách phát triển toàn diện phải là tích cực tham gia các hoạt động: học tập, lao động, giao lưu, vui chơi gải trí, hoạt động xã hội...

+ Không được xem nhẹ cũng nư tuyệt đối hóa vai trò của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Tóm lại: cần chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách, nếu xem nhẹ vai trò của di truyền thì vô hình chung chúng ta đã bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề thuận lợi cho sự phát triển . Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa hoặc đánh giá quá cao ảnh hưởng của nhân tố này sẽ dẫn đến sai lầm về nhận thức luận dẫn đến khả năng phủ nhận sự biến đổi bản chất của con người và hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 25 - 27)