Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 62 - 66)

IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục

2. Hệ thống các phương pháp giáo dục

2.1. Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân

- Ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa tri thức và niềm tin cá nhân về các chuẩn mực xã hội đã được qui định.

- Chức năng cơ bản của nhóm phương pháp: Làm cho học sinh nắm được các chuẩn mực xã hội, ý nghĩa của các chuẩn mực đó và biến chúng thành niềm tin.

Không được biến các phương pháp này thành các phương pháp thuyết giáo, mà phải làm cho học sinh biết tự mình phân tích và tổng kết những kinh nghiệm ứng xử của bản thân cũng như của bạn, biết tự nhận thức, tự đánh giá và biết bảo vệ những quan điểm, niềm tin, nguyên tắc mà mình đã xây dựng.

- Nhóm này bao gồm các phương pháp chủ yếu như: đàm thoại, giảng bài, nêu gương… - Muốn hình thành ý thức cá nhân ở người được giáo dục ta có thể vận dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo dục giáo viên và học sinh trao đổi trò chuyện với nhau về một chuẩn mực xã hội nào đó bằng một hệ thống câu hỏi do nhà giáo dục chuẩn bị trước nhằm mục đích giáo dục học sinh.

- Phương pháp đàm thoại có ý nghĩa to lớn giúp học sinh hiểu kỹ hơn, năng động hơn về một chuẩn mực đạo đức nào đó.

- Phương pháp đàm thoại có 2 hình thức là: đàm thọai giữa giáo viên với tập thể học sinh và đàm thoại giữa giáo viên với một học sinh.

- Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn học sinh vào việc phân tích, đánh giá các sự kiện, các hành vi, các hiện tượng trong đời sống xã hội, để trên cơ sở đó hình thành cho các em những thái độ đúng đắn đối với hiện thực xung quanh, đối với những bổn phận công dân, bổn phận chính tri, đạo đức của họ.

- Các phương pháp đàm thoại:

+ Gợi mở: Nhằm dẫn dắt người được giáo dục đi đến các chân lí có liên quan đến các chuẩn mực xã hội.

+ Củng cố và hệ thống hoá: Tạo điều kiện mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá những điều đã được giáo dục tạo cơ hội cho người được giáo dục: Giải thích, đánh giá những sự kiện, hiện tượng nhằm rút ra những kết luận. Khắc sâu, phát triển, hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến các chuẩn mực xã hội nhằm củng cố ý thức cá nhân. Hình thành và phát triển được niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội.

- Để đàm thoại đạt được kết quả mong muốn, nhà giáo dục cần chú ý:

+ Chuẩn bị đàm thoại: Phải xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.

+ Thông báo trước cho người được giáo dục chuẩn bị. + Tổ chức đàm thoại trong không khí thoải mái, bình đẳng.

+ Kết thúc đàm thoại: Phải kích thích cho người được giáo dục tự rút ra những kết luận. Sau đó giáo viên mới tổng kết chung.

b. Kể chuyện

- Là phương pháp giáo viên dùng lời nói với điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.

- Tác dụng của phương pháp này là tạo cơ hội cho người được giáo dục hình thành và phát triển những xúc cảm tích cực và niềm tin đúng đắn; học tập được những gương tốt và tránh được những gương phản diện nêu trong chuyện kể với óc phê phán, nhận xét đánh giá.

- Để kể chuyện có hiệu quả giáo dục cao, cần chú ý:

+ Lựa chọn nội dung truyện kể (theo mục tiêu giáo dục, nội dung phù hợp).

+ Kể chuyện: phải sử dụng lời nói, điệu bộ, nét mặt phù hợp; Sử dụng tranh ảnh minh hoạ hấp dẫn, gây ấn tượng; Nêu bật được những chi tiết, tình huống cơ bản; Theo dõi nét mặt, thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách kể chuyện.

+ Sau khi kể chuyện: cần nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề để người nghe dựa vào truyện kể mà trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận giáo dục bổ ích.

c. Giảng giải

- Phương pháp giảng giải là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh một chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các quy tắc này. Nhờ vậy học sinh có cơ hội nắm được một cách tự giác và có hệ thống chuẩn mực, hình thành niềm tin đối với chúng tránh tình trạng nắm các chuẩn mực một cách mù quáng, máy móc, không đầy đủ, đi đến chỗ có hành vi sai lầm hoặc không tự giác.

- Để giảng giải, nhà giáo dục cần chú ý:

+ Chuẩn bị nội dung diễn giải về chuẩn mực nào đó cho đầy đủ, chính xác, đáp ứng được những câu hỏi: Tại sao? Bao gồm những vấn đề gì? Qui tắc thực hiện chuẩn mực đó như thế nào?

+ Khi giảng giải cần chú ý về lời nói rõ ràng, mạch lạc; lập luận chính xác, lô gic, dễ hiểu; sử dung phương tiện trực quan hỗ trợ; liên hệ với thực tế, với bản thân.

d. Tranh luận

- Là phương pháp hình thành cho học sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin dựa trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau, nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng, tính mềm dẻo của các tri thức thu được.

- Phương pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông trung học, lứa tuổi đang say mê tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời, đang có khuynh hướng không chấp nhận mọi cái chỉ dựa vào lòng tin và đang ham mê so sánh các sự kiện để tìm ra chân lí.

- Tranh luận không yêu cầu phải đi đến những giải pháp cuối cùng, những kết luận dứt khóat. Tranh luận tạo cho học sinh cơ hội phân tích các khái niệm về các lí do bảo vệ quan điểm, những niềm tin và thuyết phục những người khác tin vào quan điểm đó. Trong khi tranh luận, học sinh không chỉ phát biểu những quan điểm của mình, mà còn phải phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu trong những phán đoán của đối phương, tìm và chọn các luận

chứng để bác bỏ các sai lầm và khẳng định những chân lí. Tranh luận đòi hỏi những người tham gia phải có dũng cảm dám từ bỏ những quan điểm không đúng và chấp nhận những quan điểm đúng đắn.

- Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống của học sinh, thực sự làm cho họ băn khoăn suy nghĩ, xúc động và do đó thúc đẩy họ tham gia ý kiến.

- Cần chuẩn bị chu đáo cho cuộc tranh luận. Trong khi học sinh tranh luận, giáo viên không nên can thiệp một cách thô bạo, không nên vội vã phê phán những quan điểm sai lầm của học sinh, không quyết đoán bắt học sinh chấp nhận những quan điểm của mình. Giáo viên phải biết tế nhị, chờ đợi, nhiệt tình và chân thành, trầm tĩnh, biết hài hước nhưng không xúc phạm đến học sinh, không làm cho họ mất hào hứng tham gia tranh luận, hoặc không dám tự do phát biểu ý kiến của mình.

e. Nêu gương

- Phương pháp nêu gương là nhà giáo dục sử dụng các điển hình tiên tiến làm phương tiện tác động đến tâm tư tình cảm của học sinh làm cho các em thán phục và noi theo.

- Nêu gương có thể nêu gương tốt và cũng có thể nêu gương xấu, song nhà giáo dục phân tích, đánh giá trên cơ sở đó giúp học sinh biết học tập những gương tốt và tránh những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Cơ sở khoa học của phương pháp nêu gương là đặc tính tâm lý bắt chước của con người.

- Nêu gương có các hình thức sau: + Nêu gương người tốt việc tốt.

+ Nêu gương thông qua truyền thống của tập thể. + Tham quan các điển hình tiên tiến.

+ Sự gương mẫu của nhà giáo dục. - Tác dụng của phương pháp này là:

+ Phát triển được năng lực phê phán, đánh giá những hành vi của người khác, từ đó rút ra những kết luận.

+ Biết học tập, làm theo gương tốt, biết tránh những hành vi xấu.

+ Hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội và mong muốn có những hành vi phù hợp.

- Để phát huy tác dụng của phương pháp nêu gương cần:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w