Quy trình tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 88 - 90)

II. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

2. Quy trình tổ chức hoạt động

Quy trình chung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (quy mô lớp hoặc quy mô trường) nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục cần phải đạt được.

Các nhà giáo dục, người tổ chức hoạt động trước hêt cần phải xác định tên gọi (chủ đề) của hoạt động cần tổ chức là gì? (hoạt động này có chủ đề là…). Vì tên gọi (chủ đề) sẽ hàm chứa những nội dung và lựa chọn những hình thức tiến hành cho phù hợp. Việc lựa chọn trên gọi (chủ đề) cho hoạt động càng rõ ràng về mục tiêu, càng cụ thể về nội dung và hình thức, càng có tác dụng định hướng về mặt tâm lý và kích thích được tính tích cực, tính sẵn sàng của học sinh, của tập thể lớp ngay từ đầu.

Ví dụ: Hưởng ứng ngày toàn thế giới chống bệnh AIDS các lớp tiến hành hoạt đọng “Thi tìm hiểu về AIDS” với chủ đề “Em cũng góp phần chống AIDS”.

Sau khi lựa chọn tên hoặc chủ đề hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục của hoạt động để chỉ đạo triển khai đúng hướng và có hiệu quả. Việc xác định cần chú ý vào 3 yêu cầu giáo dục sau:

1. Yêu cầu giáo dục về nhận thức: Hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những thông tin gì?

2. Yêu cầu giáo dục về thái độ: Qua hoạt động đó giáo dục cho học sinh về mặt tình cảm, thái độ gì? (yêu, ghét, hứng thú, hăng hái, tích cực…).

3. Yêu cầu giáo dục về kỹ năng: Qua hoạt động thực tế, cần bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kỹ năng gì? (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều khiển hoạt động, kỹ năng tự quản, kỹ năng giao tiếp, ứng xử…).

Hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc vào giai đoạn chuẩn bị, đòi hỏi nhà giáo dục phải vạch ra được tất cả các điều kiện, các yêu tố cần chuẩn bị trước cho hoạt động thành công. Cụ thể là:

- Vạch kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động (thời gian chuẩn bị dài hay ngắn phụ thuộc vào yêu cầu các hoạt động cụ thể).

- Thiết kế về nội dung và hình thức hoạt động, hình thức trang trí, hình thức thể hiện, những phương tiện vật chất (như: bàn ghế, trống, khăn bàn, trnag phục, âm thanh, ánh sáng, phần thưởng….), những chương trình văn nghệ….

- Dự kiến công việc phải chuẩn bị và phân công cụ thể lực lượng tham gia chuẩn bị. - Chuẩn bị chương trình thực hiện hoạt động.

- Cần bồi dưỡng đội ngũ cốt cán trong học sinh, đội ngũ này sẽ đóng vai trò tích cực cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cần hướng dẫn các em về phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển (điều khiển chung chương trình, điều khiển từng phần cụ thẻ, sự phối hợp điều khiển…).

- Dự kiến các tình huống xẩy ra trong quá trình tiến hành hoạt động và cách ứng xử, giải quyết.

- Tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài trường (nếu cần).

- Đôn đốc, kiểm tra và hoàn tất giai đoạn chuẩn bị.

Tóm lại, quá trình chuẩn bị cho hoạt động đều nên mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo, tìm ra những hình thức sinh động, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện, và khả năng thực hiện của lớp, của trường.

Bước 3. Tiến hành và kết thúc hoạt động

Đối với các hoạt động quy mô lớp, hoàn toàn do học sinh tự quản theo chương trình đã được chuẩn bị. Giáo viên chủ nhiệm tham gia như một đại biểu, hoặc như là một thành viên của tập thể lớp, và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết đẻ giúp học sinh giải quyết những tình huống bất ngờ mà các em lúng túng hoặc không xử lý kịp. Kết thúc hoạt động em điều khiển chính lên nhận xét kết quả hoạt động, về kỷ luật trật tự, ý thức thái độ tham gia của các bạn trong lớp. Nên nêu cụ thể, khen chê rõ ràng…

Đối với các hoạt đông quy mô cấp trường, nên tạo điều kiện để học slnh điều khiển chương trình tự quản nhiều hơn. Cần đề cao vai trò tự quản của Đội trong các hoạt động toàn

trường sẽ có ý nghĩa giáo dục lớn. Kết thúc, tổng phụ trách Đội lên nhận xét, và nói lời cảm ơn đại biểu, các cô giáo, thầy giáo.

Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động.

Nêu có điều kiện, nên tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để những lần tiếp theo tổ chức tốt hơn, thành công hơn.

Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp. Do đó cần phải có thời gian để khẳng định tính hiệu quả của loại hoạt động này. Vì vậy, bằng các phương pháp khảo sát, đo đạc, ta có thể đánh giá được kết quả sau khi đã tiến hành một số hoạt động sau một định kỳ nào đó trong năm học.

Quy trình được trình bày trên đầy có tính chất gợi ý giúp nhà trường và các lớp thực hiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào yêu cầu giáo dục và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà có thể vận dụng sáng tạo, phong phú, đa dạng hơn các hình thức, quy trình thực hiện.

B.MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG MẪU

SINH HOẠT CHỦ ĐỀ

“MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN NỮ NGÀY 8-3”

Thời gian tiến hành: Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w