Khái niệm mục đích giáo dụcvà mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 33 - 35)

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ THỐNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

1.1. Khái niệm mục đích giáo dụcvà mục tiêu giáo dục

Trước khi tiến hành một họat động nhất định, con người có khả năng ý thức trước sự cần thiết của họat động, dự kiến trước kết quả của hoạt động. Khái niệm mục đích, mục tiêu xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là từ hoạt động của người lính; ví dụ như khi tập bắn thì đích

mà người tập ngắm để bắn trúng có thể là cái bia... Người tập bắn nhìn thấy đối tượng cần bắn trúng (cái bia). Cho nên mục đích ở đây là nhìn thấy cái đích cần bắn trúng là cái bia. Từ đó các khái niệm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: trước khi làm ngôi nhà … người ta thường hình dung (dự kiến) trước ngôi nhà sẽ làm… Như vậy, trước khi thực hiện họat động nào đó, con người đã xác định được đích đến của họat động, hoạt động để làm gì?

a. Mục đích giáo dục

Mục đích giáo dục là sự dự kiến trước kết quả của hoạt động giáo dục.

- Là phạm trù cơ bản của giáo dục học, là sự dự kiến trước phản ánh trước kết quả mong muốn của hoạt động giáo dục. Kết quả của hoạt động giáo dục chính là nhân cách của người

được giáo dục. Vì vậy, có thể hiểu mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người

(người học) mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đọan lịch sử cụ thể.

- Đặc trưng của mục đích giáo dục:

+ Là kết quả dự kiến của một quá trình hoạt động dài lâu, với thời gian ngắn nó không cho kết quả rõ ràng.

+ MĐGD biểu thị những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với việc giáo dục con người. (MĐGD vừa mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực nhưng vẫn chịu sự qui định của môi trường lịch sử xã hội).

+ MĐGD thể hiện tính định hướng cho mọi hoạt động giáo dục. Đây là tính chất quan trọng nhất của mục đích giáo dục.

Để hình dung rõ hơn mục đích giáo dục cần phân tích mục đích giáo dục ra thành các mục tiêu giáo dục.

b. Mục tiêu giáo dục:

Mục tiêu giáo dục được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích giáo dục, Là chuẩn mực cụ thể của một cấp học, bậc học, một loại trường, một giai đoạn đào tạo nhất định.

- Đặc trưng của mục tiêu giáo dục:

+ Là kết quả dự kiến của một quá trình hoạt động ngắn. + Có kết quả rõ ràng và phải đo lường được.

+ Có thể nêu lên qui trình hoạt động để đạt được kết quả

Mục đích giáo dục có thể được hình dung ở các cấp độ vĩ mô và vi mô. Cấp độ vĩ mô hay còn gọi là mục đích giáo dục tổng quát là nhấn mạnh mục đích chung của toàn bộ hệ

thống giáo dục quốc dân, phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với một nền giáo dục. Chẳng hạn, mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và nhân tài của một quốc gia ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Cấp độ vi mô hay còn gọi là mục tiêu giáo dục thể hiện ở từng bậc học, cấp học, ngành học... ở các giai đoạn nhất định như là mục tiêu giáo dục mầm non, phổ thông (mục tiêu giáo dục tiểu học, THCS, THPT), mục tiêu giáo dục đại học…

c. Sự khác nhau giữa MĐGD và MTGD

TT Mục đích giáo dục Mục tiêu giáo dục

1 Có tính định hướng, lý tưởng Có tính cụ thể với hành động và

phương tiện xác định

2 Thời gian thực hiện dài Thời gian thực hiện ngắn, xác định

3 Tính rộng lớn, khái quát của vấn đề Có tính xác định của vấn đề

4 Khó đo được kết quả tại một thời

điểm xác định

Có thể đo được kết quả ở một thời điểm cụ thể

5 Cấu trúc phức tạp, được tạo thành

do nhiều mục tiêu kết hợp lại

Cấu trúc đơn giản, là một bộ phận hợp thành của mục đích giáo dục..

Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt mục đích và mục tiêu là tính xác định và tính cụ thể của kết quả dự kiến.

Quan hệ giữa mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục:

- Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích giáo dục bao trùm toàn bộ các mục tiêu giáo dục. Vì vậy, muốn thực hiện được mục đích giáo dục cần phải cụ thể hóa nó thành các mục tiêu, chỉ có như vậy mới xây dựng được qui trình hoạt động cụ thể và mới đo lường được.

- Hệ thống mục tiêu thường được sắp xếp theo một cấu trúc gồm nhiều tầng bậc, người ta gọi đó là cây mục tiêu.

- Trong lí luận cũng như thực tiễn giáo dục, cần chú ý đến mối quan hệ giữa MĐGD và MTGD nhằm đảm bảo cho MĐGD như là một chỉnh thể.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w