Bản chất của quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 46 - 47)

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤCVÀ HỆ THỐNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

2.Bản chất của quá trình giáo dục

- Là quá trình chuyển hoá tự giác tích cực những yêu cầu của những chuẩn mực xã hội đã được qui định thành hành vi và thói quen tương ứng của người được giáo dục dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục.

- Quan điểm này dựa trên cơ sở:

+ Bộ mặt nhân cách của mỗi người trước hết và chủ yếu phải được thể hiện bằng những hành vi và thói quen đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực xã hội đã được qui định. Bộ mặt nhân cách của mỗi người phải được thể hiện ở sự thống nhất giữa hiểu biết - thái độ - hành vi của người đó. Có nghĩa là không chỉ dừng lại ở hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, không thể chỉ biết nói đúng mà làm không đúng với các chuẩn mực hay “nói một đằng, làm một nẻo”.

+ Trong quá trình giáo dục, sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục là nhằm giúp cho người được giáo dục tự giác tích cực chuyển hoá những yêu cầu của những chuẩn mực xã hội đã được qui định thành hành vi và thói quen tương ứng. Như vậy là đã tạo ra ở người được giáo dục bộ mặt nhân cách tích cực.

* QTGD phải làm gì?

- Làm cho học sinh hiểu được nội dung các chuẩn mực, ý nghĩa xã hội của việc thực

hiện đúng đắn các chuẩn mực đó, hình thành xúc cảm tích cực niềm tin đối chuẩn mực. - Giúp họ tích quỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng trong các quan hệ đó.

- Xây dựng cho họ ý chí và năng lực xóa bỏ tàn dư của những quan hệ cũ, chối bỏ, chống lại quan hệ xấu.

Vì vậy, nét bản chất nổi bật của QTGD các phẩm chất nhân cách trong nhà trường XHCN phải là quá trình tổ chức toàn bộ cuộc sống cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 46 - 47)