Hệ thống các nguyên tắc giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 53 - 58)

II. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC 1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục

2.Hệ thống các nguyên tắc giáo dục

2.1. Đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng của công tác giáo dục

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

Vì mục đích giáo dục là nhân tố đầu tiên không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Nó chi phối, định hướng cho cả quá trình giáo dục (cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện,..). Do đó, nguyên tắc này phải ánh sự định hướng cho hoạt động giáo dục.

* Nội dung của nguyên tắc:

Tất cả các biện pháp giáo dục đều hướng vào việc thực hiện mục đích giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân, những người lao động, giàu lòng nhân ái, năng động, sáng tạo, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tự chủ, năng động, sáng tạo.

* Biện pháp thực hiện:

- Hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn lí tưởng xây dựng nước.

- Biết học tập và tiếp thu có chọn lọc các giá trị truyền thống và hiện đại, tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại; Ý thức và năng lực giải quyết mối quan hệ giữa những giá trị dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại.

- Giúp học sinh phân biệt được cái đúng cái sai, cái thiện cái ác, kiên quyết đấu tranh xóa bỏ cái xấu, cái ác; Bản lĩnh, khả năng tự chống lại những giá trị đi ngược lại với chuẩn mực XH.

- Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động và gioa lưu phong phú phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và năng lực của họ.

- Trong giáo dục, cần tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc, trái với bản chất của QTGD.

2.2. Đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống, với lao động

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

- Mục đích giáo dục là đào tạo những người công dân có phẩm chất và năng lực để bước vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu xã hội. Nếu giáo dục không gắn với đời sống, lao động thì không thể đáp ứng được yêu cầu giáo duc.

- Nếu không gắn với cuộc sống, với lao động sẽ dẫn đến xa rời thực tiễn. * Nội dung của nguyên tắc:

- Phải gắn chặt công tác giáo dục với cuộc sống với lao động nhằm góp phần đào tạo những người lao động hòa nhập được với cuộc sống.

- Mặt khác, quá trình giáo dục phải coi thực tiễn cuộc sống là môi trường, phương tiện để phát triển nhân cách.

* Biện pháp thực hiện:

- Tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về cuộc sống, về lao động, giáo dục cho học sinh ý thức về vai trò và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

- Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động lao động, các mặt khác nhau của cuộc sống.

- Phê phán và khắc phục việc tách rời quá trình giáo dục với cuộc sống, với lao động.

4.3. Đảm bảo giáo dục trong tập thể

- Tập thể là gì? - Một nhóm người được liên kết với nhau bằng mục đích chân chính, bằng những hoạt động chung có tính tổ chức, bằng dư luận tập thể lành mạnh. Vừa mang lại lợi ích chung, vừa mang lại lợi ích riêng trong sự thống nhất với nhau.

* Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?

Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục học sinh. Trong tập thể học sinh được hỗ trợ, được giúp đỡ và phát triển mọi mặt, hình thành những phẩm chất cần thiết.

* Nội dung của nguyên tắc:

Coi tập thể là môi trường, là phương tiện để giáo dục học sinh. * Biện pháp thực hiện:

- Lôi cuốn học sinh vào tập thể, cùng tham gia công việc chung một cách tự giác với ý thức làm chủ.

- Xây dựng tập thể lành mạnh, xây dựng dư luận và truyền thống tập thể

- Coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân trong sự thống nhất với lợi ích chung. Coi lợi ích cá nhân chân chính là động lực phát triển trực tiếp đối với sự phát triển cá nhân. Tránh tình trạng cực đoan hoá lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của tập thể tạo nên sự đối lập giữa chúng.

- Khắc phục hiện tượng tập thể giả, tập thể hình thức, thiếu tổ chức, không có tác dụng tích cực về mặt giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lí đối với họ

Tôn trọng nhân cách học sinh là đánh giá đúng ưu nhược điểm của họ, đối xử với họ một cách dân chủ, bình đằng, lắng nghe ý kiến của họ, chân thành tiếp thu những ý kiến đúng đắn của họ. Tôn trọng nhân cách học sinh còn là tin tưởng vào tài năng, chí hướng phát triển

tốt đẹp của học sinh, tỏ lòng tín nhiệm hợp lí, tạo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của học sinh.

* Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?

- Quá trình giáo dục là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của học sinh.

- Mục đích của giáo dục là phát triển nhân cách toàn diện. Nếu không tôn trọng thì sẽ không làm phát triển được và đi ngược lại mục đích giáo dục.

- Được tôn trọng các em sẽ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và không ngừng cố gắng. * Nội dung của nguyên tắc:

- Nhà giáo dục cần tôn trọng nhân cách học sinh, coi họ là chủ thể tự giáo dục một cách tích cực, độc lập, tin tưởng và lạc quan đối với họ.

- Nhà giáo dục cần đưa ra những yêu cầu hợp lí đối với học sinh. Yêu cầu hợp lí là những yêu cầu đáp ứng đòi hỏi của mục tiêu giáo dục; vừa sức với học sinh; có tác dụng kích thích tính tích cực của học sinh; có tính khả thi, có khả năng mang lại hiệu quả mong muốn.

- Càng tôn trọng học sinh, càng đưa ra những yêu cầu hợp lí đối với họ. Ngược lại, càng đưa ra những yêu cầu hợp lí đối với học sinh, càng thể hiện sự tôn trọng họ.

* Biện pháp thực hiện:

- Nhà giáo dục cần đánh giá đối tượng cao hơn một chút so với cái mà họ có, đòi hỏi họ cao hơn một chút so với khả năng hiện thực của họ.

- Đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh.

- Luôn tỏ ra nghiêm khắc nhưng chân thành, tin tưởng, thiện chí.

- Kịp thời khen ngợi cũng như trách phạt những ưu nhược điểm, giúp họ tiến bộ. - Tránh thô bạo, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, hoặc quá nuông chiều học sinh.

2.5. Kết hợp sự tổ chức, lãnh đạo sư phạm của nhà giáo dục đối với sự phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

Quá trình giáo dục, vai trò chủ đạo của giáo viên sẽ không có hiệu quả sâu sắc nếu không tạo ra được sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động của thầy và hoạt động tích cực, sáng tạo của trò.

* Nội dung của nguyên tắc:

Nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo: tổ chức, điều khiển hoạt động tự giáo dục của học sinh. Phát huy tính tự giác, tự nguyện, tính năng động, sáng tạo của tập thể cũng như của cá nhân học sinh.

* Biện pháp thực hiện.

- Nhà giáo dục phải có trình độ sư phạm vững vàng, hiểu học sinh sâu sắc để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp.

- Nhà giáo dục phải giúp đỡ, định hướng cho học sinh biết và có khả năng tự vận động đi lên dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục.

- Nhà giáo dục phải tổ chức hoạt động đa dạng, phng phú, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia.

- Nhà giáo dục cần tôn trọng sáng kiến của học sinh nhưng không buông lỏng vai trò chủ đạo của mình.

- Thường xuyên theo dõi, quan sát, kiểm tra, đánh giá để kịp thời điều chỉnh. - Nhà giáo dục phải khuyến khích, động viên, cũng như trách phạt học sinh.

2.6. Đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp của giáo dục

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

- Đặc điểm của QTGD là thường xuyên, liên tục.

- Hệ thống: QTGD không chỉ hình thành cho học sinh những phẩm chất riêng lẻ mà một hệ thống những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nội dung của nguyên tắc:

- Quá trình giáo dục phải được xem như là một hệ thống, các yếu tố qui định, tác động lẫn nhau và được lựa chọn một cách có ý thức nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách.

- Quá trình giáo dục phải diễn ra theo hướng: giai đoạn đi trước đặt nền móng, tiền đề cho những giai đoạn sau. Những giai đoạn sau phải kế thừa và phát triển những kết quả của giai đoạn trước.

- Quá trình giáo dục phải được tổ chức sao cho những phẩm chất nhân cách của học sinh hình thành và phát triển không bị gián đoạn.

* Biện pháp thực hiện:

- Nội dung giáo dục và những tác động giáo dục phải có tính hệ thống.

- Kế thừa có chọn lọc những kết quả giáo dục, những kinh nghiệm giáo dục đã có trong thực tiễn giáo dục.

- Tiến hành công tác giáo dục một cách liên tục trong không gian, thời gian, không ngắt quãng, gián đoạn.

2.7. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội xã hội

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

Vì sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh chịu tác động của nhiều nhân tố, vừa tích cực, vừa có tiêu cực. Vì vậy, cần phải thống nhất cả 3 lực lượng để đảm bảo sự thống nhất của các ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong QTGD.

* Nội dung của nguyên tắc:

Nhà trường, gia đình, xã hội phải được thống nhất với nhau để tạo nên môi trường giáo dục hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Trong đó:

+ Giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo.

- Định hướng cho toàn bộ quá trình hình thành nhân cách của thế hê trẻ.

- Khai tác có chọn lọc những tác động tích cực, đồng thời ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của gia đình, xã hội.

+ Giáo dục gia đình: giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

- Mở đầu và đặt nền móng, cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

- Phát huy tác dụng của mối quan hệ ruột thịt, gắn bó nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục ở nhà trường.

+ Giáo dục xã hội: giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ cho giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống.

* Biện pháp thực hiện:

- Nhà trường, gia đình, xã hội cùng phối hợp để giáo dục trẻ em ở mọi nơi, mọi lúc, để cùng thống nhất các ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong QTGD.

- Nhà trường phải phát huy vai trò chủ đạo của mình chủ động kết hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

- Gia đình, xã hội cần nhận thức đúng và chủ động kết hợp với nhà trường, theo định hướng giáo dục chung của nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực cho giáo dục nhà trường.

2.8. Đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục

* Vì sao phải thực hiện nguyên tắc này?

- Tuy cùng một độ tuổi như nhau nhưng các em có cá tính, sở thích, ước mơ, hoài bão, điều kiện, hoàn cảnh rất khác nhau.

- Hiệu quả của quá trình giáo dục của QTGD phụ thuộc khá nhiều vào việc nhà giáo dục hiểu biết đầy đủ hay không các đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm riêng của từng học sinh.

* Nội dung của nguyên tắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà giáo dục lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phải tính đến:

- Đặc điểm, diễn biến của các quá trình tâm lí (nhận thức, tình cảm, ý chí, hành vi) của các lứa tuổi học sinh.

- Bên cạnh đó phải chú ý đến những đặc điểm tâm sinh lí riêng của từng cá nhân học sinh, những hoàn cảnh sống, lao động, học tập, của từng em (nhu cầu, hứng thú, động cơ, nguyện vọng, vốn kinh nghiệm của cá nhân).

* Biện pháp thực hiện:

- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm cá biệt của học sinh trong lớp mình, từ đó lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức giáo dục cho phù hợp.

- Phối hợp một cách hợp lí giữa tính vừa sức chung - vừa sức riêng, giữa đại trà và cá biệt.

- Đối với bất kỳ sai lệch, sai phạm nào ở học sinh, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp uốn nắn phù hợp.

Tóm lại, hệ thống các nguyên tắc giáo dục rất đa dạng, phong phú, mỗi nguyên tắc có vị trí và chức năng riêng, nhưng tất cả các nguyên tắc giáo dục đều nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết, chúng bổ sung, hỗ trợ, tác động, thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy, muốn đạt chất lượng, hiệu quả cao trong QTGD học sinh, nhà giáo dục cần vận dụng, phối hợp các nguyên tắc và một cách linh hoạt, sáng tạo căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm cá tính của học sinh. Đồng thời, căn cứ vào những tình huống, điều kiện hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý LUẬN GIÁO dục (Trang 53 - 58)