Những yếu tố thuộc về kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất bằng nước cất với sự hỗ trợ của siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (spongia sp ) (Trang 41 - 42)

Những yếu tố thuộc về kỹ thuật cĩ thể thay thế được bằng các phương pháp chiết khác nhau nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất, bao gồm các yếu tố (nhiệt độ chiết, thời gian chiết, độ mịn của nguyên liệu, khuấy trộn, siêu âm...).

- Nhiệt độ chiết càng cao thì hoạt tính càng dễ bị biến đổi, dễ bay hơi dung mơi. -Thời gian chiết: khi bắt đầu chiết các họp chất cĩ khối lượng phân tử nhỏ thì dễ bị hịa tan vào dung mơi trước rồi sau đĩ các họp chất cĩ khối lượng phân tử cao hơn. Nếu chiết thời gian quá ngắn thì khơng chiết hết chất tan, nếu chiết quá dài thì dịch chiết thu được bị lẫn nhiều tạp chất do các phân tử như nhựa, keo,., sẽ bị chiết ra dịch chiết khi thời gian chiết đủ dài.

- Độ mịn của nguyên liệu: đối với hải miên nguyên liệu xay càng nhỏ thì chiết được nhiều dịch chất, xong cần phải li tâm và lọc.

- Khuấy trộn: khi dung mơi tiếp xúc với nguyên liệu thì dung mơi thấm vào nguyên liệu và hịa tan các chất tan, các chất tan sẽ khuếch tán vào dung mơi, sau một thời gian khuếch tán thì nồng độ chất tán trong nguyên liệu giảm dần và nồng độ chất tan trong lớp dung mơi tăng dần, chênh lệch nồng độ chất tan giữa bên trong nguyên liệu với dung mơi giảm dần, tốc độ khuếch tán giảm xuống đến một lúc nào đĩ thì cân bằng, như vậy nếu khơng khuấy trộn thì khuếch tán xảy ra rất chậm vì quá trình khuấy trộn là quá trình di chuyển lớp dịch chiết ở sát bề mặt nguyên liệu, tăng quá trình khuếch tán.

Cĩ rất nhiều kỹ thuật và thiết bị chiết khác nhau được áp dụng cho hai phương pháp chiết trên như: chiết ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hay nhiệt độ cao (chiết nĩng, hãm, sắc, ngấm kiệt nĩng); chiết với các

thiết bị như soxhlet, kumagawa... tùy yêu cầu, điều kiện mà lực chọn kỹ thuật chiết thích hợp.

Các phương pháp chiết gồm cĩ ngâm và chiết kiệt. Trong phương pháp ngâm nguyên liệu được ngâm trong một lượng thừa dung mơi trong một thời gian nhất định để các chất tan trong nguyên liệu hịa tan vào dung mơi. Dịch chiết sau đĩ được rút hết ra và dung mơi mới được thêm vào và quá trình ngâm - chiết được lập lại cho tới khi lấy hết các chất khỏi nguyên liệu. Trong phương pháp ngấm kiệt, dung mội được dịch chuyển trong khối nguyên liệu theo một chiều xác định với một tốc độ nhất định. Trong quá trình dịch chuyển, các chất tan trong nguyên liệu tan vào dung mơi và nồng độ dung dịch tăng dần cho tới khi bão hịa ở đầu kia của khối nguyên liệu. Như vậy, ngấm kiệt là một quá trình chiết ngược dịng với nồng độ dịch chiết tăng dần từ đầu tới cuối khối nguyên liệu. Dung mơi mới tiếp xúc với nguyên liệu cĩ lượng hoạt chất thấp nhất do vậy quá trình chiết được thực hiện hồn tồn hơn.

Ngồi các kỹ thuật chiết cổ điển như trên, các kỹ thuật chiết mới như chiết với sự hỗ trợ của sĩng siêu âm, chiết xuất với sự hỗ trợ của vi sĩng, chiết xuất bằng chất lỏng quá tới hạn, chiết dưới áp suất cao v.v... đã được phát triển để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng chiết xuất. Trong đĩ chiết xuất với sự hỗ trợ của siêu âm cĩ nhiều ưu điểm và đơn giản dễ thực hiện nên được áp dụng khá phổ biến trong chiết xuất các hợp chất tự nhiên cĩ hoạt tính sinh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất bằng nước cất với sự hỗ trợ của siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (spongia sp ) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)