Các đơn vị làng

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng Phú Nghĩa (Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) từ thế kỷ xv đến năm 1945 (Trang 71 - 86)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Các đơn vị làng

Nhìn chung, cũng như nhiều làng Việt khác ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1945, ở Phú Nghĩa, các đơn vị của làng được tổ chức theo các hình thức tập hợp người sau:

2.2.2.1. Xóm và ngõ

Theo các nhà dân tộc học, từ xưa đến nay con người có hai phương thức tập hợp để hình thành nên cộng đồng cư dân, đó là tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp theo quan hệ láng giềng. Làng Việt nói chung và làng Phú Nghĩa nói riêng là những đơn vị tụ cư được tập hợp lại chủ yếu theo phương thức thứ hai - quan hệ giữa những người không cùng huyết thống, cùng nhau sinh sống trên một địa vực cư trú và sản xuất.

Việc tổ chức làng theo địa bàn cư trú cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên trong làng không phải chỉ bằng quan hệ máu mủ mà còn gắn kết bằng quan hệ sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu chế ngự thiên nhiên, phát triển sản xuất, dần dần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau trong cư dân. Điều này càng được thể hiện rõ ở một làng nông nghiệp, thủ công và ngư nghiệp ven biển như Phú Nghĩa. Làng Việt thường được chia làm nhiều xóm, mỗi xóm có nhiều ngõ cơ bản dựa trên mật độ dân cư và địa thế. Về mặt quyền lợi, xóm và ngõ đều không có tư cách pháp nhân. Xóm phụ thuộc vào làng còn ngõ phụ thuộc vào xóm. Người đứng đầu là vị trưởng xóm, trưởng ngõ do dân trong ngõ xóm bầu lên, để làm trung gian giữa làng với xóm, ngõ. Trong mỗi xóm lại được tổ chức thành hàng xóm, quy tụ tất cả người trong xóm nhằm tương trợ nhau trong các công việc hiếu hỉ hoặc những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Ngõ và xóm có mối liên hệ khăng khít với nhau trên cơ sở quan hệ láng giềng. Tuy không có tư cách pháp nhân nhưng xóm và ngõ đều là những đơn vị cấu kết nên làng. Cùng trên một địa vực cư trú, ngõ vừa tham gia vào việc chung của xóm, vừa có sinh hoạt mang đặc trưng của hàng ngõ như cũng có các buổi họp bàn, cúng tế và ăn uống. Chi phí cho những dịp như vậy thường do cư dân trong ngõ đóng góp. Ví như ở xóm Phúc Thành (Tiến Thủy), vào ngày 12 tháng giêng hàng năm, ngõ xóm tự đứng ra tổ chức tế lễ Quan Quận công Trương Đắc Phủ ngay tại Phủ thờ ngài, có mổ lợn hàng tạ do các nhà dân ở hai bên của một ngõ đóng góp. Trước năm 1945, ở Phú Nghĩa Thượng mỗi xóm có một miếu thờ thổ thần của xóm mình (trừ xóm Cố Bản, vì thờ chung miếu với xóm Thọ Ông) như miếu Thuận Hòa, miếu Giếng Quang, miếu Đoàn Kết, miếu Bàng, miếu Xóm Sò, xóm Đồng. Tuy vậy dân trong ngõ, xóm vẫn sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Hàng năm vào ngày đầu xuân, sau khi Đình Trung kết thúc phần lễ hội, dân các xóm lại tập trung ở

miếu xóm mình, tổ chức lễ cầu yên, cầu tài và mở hội vui chơi. Nhiều xóm còn mời các đoàn tuồng về diễn cho dân xóm xem [72].

Quá trình điền dã kết hợp với lời kể của các cụ già và đối chiếu với tư liệu sách vở cho thấy: Trước năm 1945, làng Phú Nghĩa chia thành nhiều xóm. Tên gọi, ranh giới của các xóm cũng có nhiều thay đổi sau khi làng chia đôi vào năm 1913.

Bảng 2.1: Tên gọi của các xóm trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ở thôn Phú Nghĩa Thượng[72]

Tên xóm trước năm 1945 Tên thường gọi trước đây Tên gọi hiện nay của xóm (thôn) Vị trí của xóm Tên trưởng xóm Nghĩa Thượng Xóm Eo (Nắc) Xóm 1 Phía bắc làng Hồ Khắc Tịnh Xóm2 (xómMới) Phía đông nam Hồ Bưi

Xóm Đền Đông Xóm 3 Phía đông nam Hồ Họa Nghĩa Trung Xóm Đình Trung Xóm 4 Trung tâm làng Hồ Thiện Thuận Thượng Xóm Ao Xóm5 Phía nam làng Hồ Soa Thuận Hòa Xóm Đập Xóm 6 Phía nam làng Tô Giảng Xưa là Hữu Hạ

Xóm Sò Xưa thuộc xóm Đập và xóm Bàng

Xóm7 Phía tây nam Đinh Thị Thược Xóm Hòa Đông Phía nam làng Lê Thị Lâm Xưa là xóm

Thuận Bàng

Thường gọi Xóm

Bàng Xóm Hòa Bình Phía tây nam làng Tô Thể

Hữu Thượng Xóm Đồng Xóm Nghĩa Phú Phía tây làng Trương Đắc Kỷ Xóm Cố Bản,

xóm Thọ Ông

Thường gọi

là xóm Nại Xóm Nghĩa Bắc Phía tây bắc làng Đặng Danh Truyền Qua bảng trên ta thấy ở Phú Nghĩa Thượng (Quỳnh Nghĩa) trước năm 1945 có 9 xóm (gồm: Nghĩa Thượng, Nghĩa Trung, Thuận Thượng, Thuận

Hòa, Hữu Hạ, Thuận Bàng, Hữu Thượng, Thọ Ông, Cố Bản), như đôi câu đối trên mặt tiền cột nanh ở đình Trung khẳng định:

“Phúc ngã Thượng thôn cửu giáp Thành ư Khải Định nhị niên”

Tạm dịch:

“Phúc cho Thượng thôn ta có chín xóm Hoàn tất năm Khải Định thứ hai (1917)”

Chín xóm đó với tên thường gọi là xóm Ao, Đập, Sò, Đồng, Bàng, Nại (muối), xóm Đình Trung… Qua điền dã được biết xã Tiến Thủy (Phú Nghĩa Hạ xưa) hiện có 8 xóm (gồm Phong Thái, Phong Thắng, Phong Tiến, Tiến Mỹ, Phúc Thành, Thành Tiến, Đức Xuân, Sơn Hải) xuất phát từ 4 xóm trước năm 1945, với tên thường gọi là xóm Chợ (gần chợ Hàu), xóm Ác (gần chùa Am Ác), xóm Đáy (dân chài đóng đáy ở cửa sông trú ngụ), xóm Trại (gần trại quân của đô đốc Trương Đắc Phủ). Từ tìm hiểu thực tế rút ra một số kết luận sau:

1. Điểm nổi bật là tên gọi của các xóm ở hai thôn Thượng, Hạ trước năm 1945 đều đặt theo địa hình, vị trí nơi ở và nghề nghiệp dân cư trong xóm đó.

2. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu như tên xóm (thôn) không được gọi như một tổ chức nhỏ của làng mà thay vào đó là tên gọi của xóm theo thứ tự xóm 1, xóm 2, 3…có khi kèm theo tên. Ở Quỳnh Nghĩa đứng đầu mỗi xóm (thôn) là trưởng xóm do dân bầu hai năm một lần. Các xóm đều có nhà văn hóa, trụ sở làm việc, có quy ước, hương ước. Bên cạnh đó tên gọi của ngõ cũng không còn tồn tại. Mặc dù hiện nay dân cư đông hơn, các ngõ nhiều hơn nhưng mỗi người dân sống trong xóm, ngõ vẫn luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với làng, nước và đoàn kết bền chặt với bà con trên cùng địa bàn cư trú.

3. Từ vị trí của các xóm hiện nay cho thấy sự phát triển của làng ban đầu từ phía Bắc sau tiến dần về phía Nam, bồi trúc đất ven sông về phía Tây,

một số thôn mới ra đời trên cơ sở hợp nhất các thôn cũ trước đó, đồng thời có mở rộng thêm các thôn mới về phía Đông Nam như thôn 2, 3. Điều này phù hợp với sự phát triển dân cư. Ở Quỳnh Nghĩa mỗi xóm hiện có từ 160 đến 220 hộ [8].

2.2.2.2. Dòng họ

Nếu như xóm là một tổ chức tập hợp người dựa trên quan hệ láng giềng thì dòng họ là tổ chức tập hợp người dựa theo quan hệ huyết thống, trên cơ sở quan niệm về ông tổ chung, được củng cố nhờ gia phả hay tộc phả, nhà thờ họ , lễ giỗ tổ, quỹ họ hay ruộng họ.

Trong các dòng họ ở Phú Nghĩa, chúng tôi xin đề cập một số dòng họ đến định cư sớm và có công lớn trong khai phá, phát triển làng.

- Dòng họ Trương Đắc: Dựa vào cuốn phổ ký của Cử nhân Phan Ước chi đại, soạn năm Thành Thái thứ 11 (1899) và tài liệu phiên âm dịch thuật sơ lược về Trương tộc phổ ký của Tùng Phong trên báo “Trung bắc chủ nhật”- tộc phả họ Trương do ông Hồ Khắc Quảng viết ngày 2-1-1945, được dịch lại năm 1995, cho biết: Thi tổ là cụ Trương Phúc Quang từ huyện Minh Linh (Quảng Trị) ra cư trú tại thôn Nghĩa Lý, xã Hoàn Nghĩa, tổng Phú Hậu vào thời Hậu Lê (1467-1477). Theo gia phả và diễn truyền sự tích gia phả thì vợ chồng cụ thuở mới đến làng rất hàn vi, phải mở quán nước nhỏ ven đường kiếm sống qua ngày. Tuy nghèo khó nhưng cả hai đều có tấm lòng nhân hậu hay giúp đỡ người. Sự trung thực và tấm lòng trọng nghĩa giúp người vô tư của hai cụ đã trở thành giai thoại ở xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu. Dẫu là nơi đất khách quê người nhưng do đức độ mà cụ được nhân dân địa phương tin yêu, cảm phục. Tuy nhiên cụ Trương Phúc Quang mất sớm. Cụ sinh một người con trai tên là Trương Phúc Thiện (còn gọi là Trương Đắc Bi). Tấm lòng nhân đức của cụ Trương Phúc Quang để lại danh tiếng, phúc ấm về sau, do đó con cháu nhiều đời phồn thịnh. Từ thế hệ thứ ba trở đi, dòng họ này có

nhiều người đỗ đạt, học rộng tài cao, vừa theo con đường khoa cử vừa theo con đường binh nghiệp. Chỉ vài đời có năm quận công và tám tước hầu, tiêu biểu trong đó có ông Trương Đắc Phủ (cháu nội cụ Phúc Quang).

Ông có công phò vua Lê chúa Trịnh, dẹp yên giặc giã, dựng căn cứ thủy quân ở xóm Trại (Tiến Thủy nay), được phong tước Mỹ quận công. Về sau, khi ông Trương Đắc Phủ tuổi cao trí sĩ còn được vua Lê tin dùng, mời ra giúp triều đình dẹp yên dư đảng nhà Mạc ở vùng Sơn Nam. Bằng tài năng và mưu trí của mình, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà triều đình giao phó. Cũng trong thời gian này, vở tuồng “Sỹ nông công thương, ngư tiều canh mục” ra đời, do ông sáng tác để lại hậu thế. Vở tuồng không chỉ là niềm tự hào của dòng họ Trương Đắc mà còn là di sản của làng quê Phú Nghĩa với lễ hội “trò Lề giặc Hóp” nổi tiếng một thời. Lễ hội “Trò Lề” còn phát triển ra các xã vùng ven biển Quỳnh Lưu, trở thành một “món ăn” tinh thần không thể thiếu của bà con nơi đây. “Về sau cứ 10 năm, làng Thanh Đàm tổ chức một lần (năm Tý), nhân dân xã Quỳnh Thuận ở gần biển cũng đã diễn lại tích đánh giặc Cà Hóp. Họ làm voi giấy, ngựa giấy, làm đạn, làm súng đánh giặc. Trong thời gian lễ hội…họ hát và diễn tích xưa cho vui vẻ để vơi đi sự mệt nhọc, hăng say sản xuất và đánh cá” [56;129].

Khi nghỉ hưu trở về quê hương, Mỹ Quận công còn chiêu dân lập ấp, dựng làng, cưới chợ, lập bến đò Hầu, phát triển nghề nghiệp cho dân thôn Phú Nghĩa Hạ như dạy dân đóng thuyền, làm tơ lụa, dệt vải, đánh bắt cá. Quan Quận công giàu lòng nhân ái, không màng tư lợi. Khát vọng cải tạo tự nhiên, khai thiên phá thạch, quyết tâm biến mảnh đất hoang vu này thành nơi sinh sống lâu dài và cho con cháu đời sau của cụ Quận công thật sự là một “bài ca vỡ đất” đáng để hậu thế ngưỡng vọng, tôn thờ! Nhân dân Phú Nghĩa mãi ghi nhớ công ơn của ông. Sau khi ông mất, triều đình cho cấp kinh phí làm lễ mai

táng ông tại Phủ Đót (thôn Phú Nghĩa Hạ), tấn phong ông là Phó Quốc Vương. Nhân dân Phú Nghĩa dựng đền thờ ông.

Như vậy, có thể nói ông Trương Đắc Phủ là người đóng góp nhiều trí tuệ, công sức, tiền của cho việc mở mang diện tích cư trú và trồng trọt, phát triển kinh tế, văn hóa của làng Phú Nghĩa, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của địa phương.

Dòng họ Trương Đắc còn sinh ra một hiền phụ là bà Trương Thị Thành (con Mỹ quận công Trương Đắc Phủ). Giống như Cúc Hoa trong “Tống Trân Cúc Hoa” và “Phạm Công Cúc Hoa”, bà một lòng thờ mẹ chồng và nuôi chồng ăn học thành tài, trở thành phu nhân Thượng thư Hồ Sĩ Dương về sau [25]. Là người nhân ái gần gũi dân nghèo, bà đã khuyên chồng cúng ruộng cho làng, đặt học điền khuyến khích khoa cử. Ai lâm cảnh khốn cùng đói rách, bà cho cơm, chết thì bà cấp hòm vỏ (cứu tế), ủng hộ chồng bỏ tiền của chiêu mộ dân phiêu bạt khai hoang, dựng nhiều làng ở địa phương. Gần xa ai cũng quý mến bà, “thậm chí yêu mến hơn cả ông [40;661]. Bà còn góp công đưa nghề mộc truyền thống của làng phát triển lên vùng Quỳnh Đôi, để lại hậu thế nhiều giai thoại đẹp.

Dòng họ Trương tuy không phải là dòng họ sớm nhất đến khai khẩn lập ấp ở Phú Nghĩa nhưng kể từ khi dòng họ Trương về đây lập nghiệp (thế kỷ XV) cũng là lúc mở đầu cho thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng trên nhiều mặt, đặc biệt là võ cử. Trải qua nhiều đời, dòng họ này đã góp phần xây dựng các di sản văn hóa của làng, làm cho Phú Nghĩa thành một làng quê giàu đẹp với đời sống vật chất, tinh thần phong phú. Từ khởi nguồn di cư của cụ Trương Phúc Quang ở thôn Nghĩa Lý, con cháu họ Trương Đắc dần đến định cư ở thôn Phú Nghĩa Hạ (Tiến Thủy nay) và cũng từ đó lan tỏa khắp các huyện trong các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, với trên 40 chi [73]. Trong quá trình phát triển của mình, dòng họ Trương Đắc đã cùng các dòng

họ khác trong làng vượt qua bao khó khăn trước thiên tai, địch họa, ra sức xây dựng và bảo vệ quê hương Phú Nghĩa.

Họ Trương ở Quỳnh Nghĩa có nguồn gốc từ họ Trương Đặng ở Lý Trai (Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An) [65]. Tại Tiến Thủy, họ Trương có nhiều chi. Theo tác giả Đặng Quang Liễn trong cuốn “Văn hóa dòng họ ở Việt Nam” thì chi “Trương Đặng” ở Tiến Thủy có nguồn gốc dòng họ Đặng từ Nho Lâm (Diễn Châu) ra, người đến đây đầu tiên là ông Đặng Quang Xán làm nghề dạy học, học trò của ông nhiều người làm nên sự nghiệp lớn.

- Dòng họ Hồ: Là một trong số các dòng họ đặt nền móng lâu đời ở xứ Nghệ. Tổ mở đầu là trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Trung Quốc, sang Việt Nam thời hậu Hán, đến cuối triều Ngô thì làm Thái thú Châu Diễn. Khoảng năm 960, ông từ quan, lui về làm trại chủ ở hương Bào Đột (Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu ngày nay) [30;169]. Từ Châu Diễn (Quỳnh Lưu), trải trên 1.000 năm, qua khoảng 38 đời, bị hẫng hụt giai đoạn đầu khoảng 10 đời, đến nay họ Hồ chia thành nhiều trung chi, phát triển khắp mọi miền của tổ quốc. “Châu trung Hồ tính giai kỳ miêu duệ” (trong Châu này, họ Hồ đều là con cháu ông. Gia phả ghi như vậy).

Họ Hồ ở Quỳnh Nghĩa gồm nhiều chi, có chi từ Yên Thành ra, chi từ Quỳnh Bảng xuống, chi từ Quỳnh Đôi sang, …nói chung họ đều là hậu duệ nhiều đời của ông tổ Hồ Hưng Dật mà nhánh gần nhất đều thuộc dòng dõi ông Hồ Hồng. Hồ Hồng là cháu đời thứ 14 của trạng nguyên Hồ Hưng Dật [15;59]. Tới nay chi đến sớm nhất đã 18 đời. Trong nhà thờ của họ Hồ, tại nhà ông Thuật Mỹ, có đôi câu đối:

“Ấp cư Hoàn Hậu, Hầu môn địa

Hệ xuất Hoan Châu, cổ nguyệt đường”

“Đến ở đất làng Hầu, xã Hoàn Hậu, Hệ mối bắt nguồn từ Châu Hoan về” [22]

Trong quá trình định cư, họ Hồ đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, văn hóa của làng Phú Nghĩa. Thời cận đại, người nổi danh về chữa bệnh cứu người là cụ Hồ Khiêm (Học Khiêm), đã được quan án sát tỉnh Hà Đông thán phục vì chữa được bạo bệnh cho mẹ ông. Cha con cụ Hồ Điệt, Hồ Ninh giỏi về nghề chữa gãy dập xương bằng thuốc lá gia truyền. Cụ Hồ Ngoạn (còn gọi là ông Tú Bộ) nổi danh về nhân đức trong chữa bệnh và bốc thuốc không lấy tiền người nghèo. Các cụ Hồ Hữu Phớt, Hồ Sư Trác, Hồ Sư Trà bốc thuốc chữa bệnh rất tài ba, uy tín. Hầu hết các lương y này cũng là thầy đồ dạy học trong làng. Họ Hồ Quỳnh Nghĩa còn tự hào có ba thế hệ của dòng họ nổi tiếng trong làng mộc mà sự tài ba đã thành giai thoại, là các cụ Phó Oanh (cha), phó Tu (con), Hồ Khuê (cháu). Nối nghiệp cha ông, cụ Hồ Khuê trở thành con chim đầu đàn trong nghề mộc truyền thống quê hương. Nhờ cụ chỉ dạy, nhiều lớp thợ có bàn tay vàng ra đời. Đầu năm Mậu Tý (1948), cụ thay cha mình dựng thành công con voi nan phục vụ hội trò Lề lần cuối.

Ngoài ra, họ Hồ còn có một nghệ nhân có tài viết, khắc, chạm đại tự và câu đối, là cụ Phó Quán (Hồ Quán hay là Thiềng Quán). Cụ là tác giả bức đại

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng Phú Nghĩa (Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) từ thế kỷ xv đến năm 1945 (Trang 71 - 86)