DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN
4.1.2. Dự báo cầu nhà ở của sinh viên Đại học Thương mại đến năm 2015 bằng phương pháp phân tích chuỗi thời gian theo mùa vụ, chu kỳ
phương pháp phân tích chuỗi thời gian theo mùa vụ, chu kỳ
Mô hình dự báo:
Qt = a 1+ b1*t + c1*F1
Trong đó: Qt biểu thị cầu về nhà ở của sinh viên theo thời gian t là thời gian
F1 là biến giả.
F1 = 1 Nếu xem xét cầu về nhà ở trong quý III F1 = 0 nếu xem xét cầu thép trong các quý khác.
Kết quả phương trình dự báo cầu nhà ở của sinh viên bằng phần mềm EVIEW
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng dự báo cầu nhà ở của sinh viên bằng phần mềm Eview
Phương trình dự báo cầu nhà ở cho sinh viên Đại học Thương mại: ^
Q = 9758.506 +158.6446t + 294.6923F1
• Nhận thấy p-value của các hệ số ước lượng lớn nhất là 0.0126. Vậy với mức ý nghĩa α=5% các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa về mặt thống kê.
• R2 = 0,95862 cho thấy mô hình đã giải thích được 95.862% sự biến động của lượng thép tiêu thụ. Còn 4.138% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình như giá nhà trọ, mức trợ cấp của sinh viên…
• b^ = 158.6446 > 0. Vậy lượng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại có xu hướng tăng theo thời gian.
Thay các giá trị:
• t lần lượt từ 18 đến 40 vào phương trình hồi quy mẫu
• F1 = 1, để dự báo mức sản lượng của quý III
• F1 = 0 để dự báo mức sản lượng của các quý còn lại.
Thu được kết quả dự báo về nhu cầu nhà ở của sinh viên đại học thương mại trong các quý từ quý II năm 2010 đến hết năm 2015.
Bảng 4.2. Dự báo cầu nhà ở sinh viên đại học Thương mại đến năm 2015 theo phương pháp mùa vụ
Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 2010 12614.11 13067.45 12931.4 2011 13090.04 13248.69 13702.02 13565.98 2012 13724.62 13883.27 14336.6 14200.55 2013 14359.2 14517.84 14791.18 14835.13 2014 14993.78 15152.42 15605.76 15469.71 2015 15628.36 15787 16240.34 16104.29
(Nguồn: dựa trên kết quả dự báo bằng phần mềm Eview)
Hình 4.1.Đồ thị dự báo cầu về nhà ở của sinh viên Đại học Thương mại đến năm 2015 theo phương pháp mùa vụ
(Nguồn: Dựa trên kết quả dự báo bằng phần mềm Eview)
Qua kết quả dự báo cho thấy cầu về cầu nhà ở của đại học Thương mại có xu hướng tăng từ nay cho đến năm 2015. Cầu năm sau cao hơn năm trước. Cầu ở quý III có xu hướng cao hơn các quý khác do thời gian này là vào đầu năm học mới, sinh viên khóa mới lên nhiều hơn là sinh viên ra trường.