Xu hướng về thị trường nhà ở và những vấn đề đặt ra cho thị trường nhà ở của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 48 - 49)

DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN

4.1.1. Xu hướng về thị trường nhà ở và những vấn đề đặt ra cho thị trường nhà ở của sinh viên hiện nay

ở của sinh viên hiện nay

Theo Viện nghiên cứu và phát triển hạ tầng thì nhu cầu thuê nhà cho người thu nhập thấp tăng cao, đặc biệt là làn sóng nhập cư về sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chỉ mới tập trung xây dựng chung cư để bán, còn thị trường căn hộ cho thuê bình dân thì bỏ ngỏ.

Tại hội thảo “Nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập cao tại Hà Nội” diễn ra ngày 28/8/2009, đã có nhiều ý kiến quan tâm tới các phương thức giải quyết nhà ở xã hội, thuê hay là thuê – mua? Theo TS Nguyễn Đình Chương, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển KT- XH Hà Nội, vấn đề nhà ở nói chung, vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp nói riêng phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể với chính sách phân phối thu nhập, tiền lương và việc làm.

Sau khi chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các Khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, nhiều doanh nghiệp bất động sản và đã đang chuyển hướng từ phát triển căn hộ cao cấp sang nhà giá rẻ, nhà bình dân để thu hút đối tượng khách hàng rộng rãi hơn, trong đó có cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tác động mới tạo nên cơ hội cho sự phát triển cho thị trường nhà ở giá trung bình và rẻ thì vẫn tồn tại nhiều thách thức. Trở ngại đầu tiên đối với các doanh nghiệp chính là vấn đề thủ tục đầu tư và vốn. Thủ tục đầu tư tuy đã giảm nhưng vẫn còn rườm rà và phức tạp, còn mang tính bao cấp qua cơ chế xin – cho đối với dự án xây dựng nhà giá rẻ.

Để đáp ứng nhu cầu thuê phòng ngày một tăng cao, thời gian qua thành phố đã tập trung triển khai một số dự án thí điểm xây đựng nhà ở phục vụ các đối tượng chính sách, thu nhập thấp, sinh viên, như: Làng sinh viên Hasinco, khu nhà ở 228

đường Láng, khu nhà ở B3, B4, B5 Cầu Diễn, khu nhà 9 tầng ở Xuân Đỉnh,.. Tuy nhiên tình hình nhà cho thuê hiện nay vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Mỗi năm tỷ lệ sinh viên tuyển mới vào các trường đại học, cao đẳng tăng từ 6- 9%, trong đó có tới 60- 80% là sinh viên ngoại tỉnh. Điều đó kéo theo nhu cầu thuê nhà ngày một tăng cao. Tại địa bàn Hà Nội, các ký túc xá các trường hiện nay đã chật cứng, hầu hết sinh viên phải thuê trọ tại nhà dân, còn số rất ít là sinh viên có nhà người thân trên Hà Nội. Ước tính với 800 000 sinh viên thì chỗ ở trong ký túc xá chỉ đáp ứng được khoảng 15- 20% tổng số sinh viên có nhu cầu. Vì vậy sinh viên phải tự tìm thuê nhà ở những khu vực lân cận. Từ lâu, các khu vực ven ngoại thành Hà Nội luôn cháy phòng bởi lượng sinh viên đến hỏi thuê quá nhiều, số lượng lao động từ các nơi đổ về ngày một đông. Cho dù giá thuê phòng có liên tục tăng cao nhưng vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu của những người có thu nhập thấp, trong đó có đối tượng là sinh viên. Tuy giá phòng ngày càng tăng cao nhưng chất lượng phòng thuê thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng phải bàn, có rất nhiều nơi tình trạng an ninh không ổn định, nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo đời sống học tập và sinh hoạt của sinh viên.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w