Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tà

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 53 - 56)

DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN

4.2.2. Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tà

Trước tình trạng nhà ở cho sinh viên còn nhiều bất cập, nhóm nghiên cứu xin đề ra một số giải pháp để có thể giúp sinh viên có được một môi trường học tập tốt hơn.

Thứ nhất: Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, trong điều kiện giá cả các loại hàng hóa cũng không ngừng tăng lên, trong khi sinh viên là đối tượng chưa có thu nhập, gia đình phải trợ cấp hàng tháng thì nhà nước nên xây dựng những khu nhà ở tập thể dành cho sinh viên. Mô hình nhà ở tập thể sẽ xây dựng tại những khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và thuận tiện về giao thông như gần bến xe bus. Ví dụ như khu vực Cầu Giấy (là nơi tập trung nhiều trường như Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Thương mại, Đại học Điện lực,… và nhiều trường Cao đẳng và Trung cấp khác), quận Hai Bà Trưng khu vực tập trung các trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học xây dựng, quận Thanh Xuân khu vực tập trung các trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Mỗi khu vực tập trung nhiều các trường như vậy nên xây những khu nhà tập thể cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên các trường có nơi ở tốt.

Sinh viên của nhiều trường có thể ở cùng một nơi, không phân biệt sinh viên trường này hay trường khác, trong hay ngoài công lập. Ngoài khu nhà ở thì cần có những nơi như sân bóng, sân tập thể dục đáp ứng nhu cầu giải trí thể thao của sinh viên sau những giờ học căng thẳng. Những khu nhà ở tập thể như thế này là phù hợp nhất với sinh viên cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần. Mô hình nhà ở tập thể giúp sinh viên có được một chỗ ở ổn định, không phải lo vấn đề chuyển nhà nhiều lần vì tiền nhà tăng mỗi khi đầu năm học đến hay là sau khi nghỉ tết xong. Hơn nữa, nhà ở tập thể cho sinh viên giúp sinh viên luôn thoải mái, đem lại một môi trường học tập và sinh hoạt mang đậm tính sinh viên, đó là tính năng động, sáng tạo và vui vẻ, tạo môi trường giao lưu học hỏi nâng cao trình độ học tập và đặc biết xóa dần khoảng cách giữa sinh viên trong và ngoài công lập.

Về nguồn vốn xây dựng nhà ở tập thể cho sinh viên, ngoài nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, nhóm nghiên cứu cho rằng chính phủ nên có biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân cũng bắt tay vào đóng góp để xây dựng. Đó không chỉ là khoản đầu tư dự án của doanh nghiệp mà là những hoạt động mang tính chất xã hội rộng lớn, đem lại cho doanh nghiệp danh tiếng và sự uy tín trong kinh doanh.

Thứ hai: Trong thời điểm hiện tại khi mà sinh viên vẫn đang phải sống cùng nỗi lo về nhà ở, làm thế nào để tìm được một căn phòng phù hợp thì nhóm nghiên cứu nhận thấy cần có sự giúp đỡ của Ban chấp hành Đoàn trường cùng các câu lạc bộ tình nguyện, mùa hè xanh,…Đến tháng 8- 9 hàng năm, lượng người đổ về Hà Nội đông hơn bao giờ hết bởi các sĩ tử sau kỳ thi đại học căng thẳng đã đỗ đạt và lên trường nhập học. Trường Thương mại là một trong những trường có chỉ tiêu tuyển sinh và lượng sinh viên nhập học lớn. Do đó đây cũng là lúc mà Đoàn trường phát huy hiệu quả tối đa khi có những kế hoạch liên hệ, hỗ trợ sinh viên tìm nhà, giới thiệu những khu trọ hay ký túc đảm bảo chất lượng cùng an ninh. Điều này khá quan trọng vì nó giúp cho sinh viên năm đầu còn chưa quen thuộc đường, lối giảm được phần nào sự bỡ ngỡ, lạc lõng và lo lắng để tìm nhà. Nhiều sinh viên mới lên vì không quen biết, không tìm được nhà nên phải ở trong những căn phòng rách nát, tồi tàn, ô nhiễm. Nó ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của sinh viên. Do đó sự trợ giúp của Đoàn trường đầu năm học như thế này có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt tinh thần, tạo sự yên tâm cho những tân sinh viên của trường.

Thứ 3: Về vấn đề giá điện, nước sinh hoạt, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhà nước cần có biện pháp quản lý giá cả, không cho các chủ nhà trọ tự ý tăng giá, mà

mức giá tăng lại quá cao so với mức giá mà nhà nước quy định. Theo quy định chung của Nhà nước về giá điện sinh hoạt: từ ngày 1/3/2009 giá điện bán lẻ cho sinh hoạt 50kWh đầu tiên được ấn định là 600đ/kWh, từ kWh thứ 51 đến 100 có giá là 865đ/kWh,từ kWh 101 đến 150 là 1.135đ/kWh,từ kWh 151 đến 200 là 1.495đ/kWh, từ kWh 201 đến 300 là 1.620đ/kWh,từ kWh 301 đến 400 là 1.740đ/kWh, và từ kWh 401 trở lên sẽ chịu mức giá cao nhất 1.790đ/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng - VAT). Tuy nhiên, để hỗ trợ đối tượng là người lao động, học sinh, sinh viên, Bộ Công thương quy định nếu có hợp đồng thuê nhà 12 tháng trở lên, cứ bốn người được tính là một hộ (phải có giấy tạm trú dài hạn), mỗi hộ này vẫn được hưởng 50kWh đầu tiên giá 600đ và 50kWh tiếp theo giá 865đ như hộ gia đình đã có hộ khẩu. Quy định là như vậy nhưng giá điện trung bình hiện nay mà các nơi thuê trọ thu của sinh viên trung bình là 3000đ/kWh, cao hơn rất nhiều so với mức giá cao nhất mà người dân phải chịu, tức là bằng với mức cao nhất của giá điện kinh doanh.

Đối với giá nước sinh hoạt, từ ngày 1/1/2010, Hà Nội sẽ điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch trên toàn địa bàn thành phố. Theo đó, mức giá bán điều chỉnh tối thiểu là 4.000 đồng/m 3 và tối đa là 12.000 đồng/m 3 (mức giá này đã bao gồm thuế VAT và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt), so với mức giá cũ là từ 2.800 đến 8.000 đồng/m 3. Tuy nhiên mức giá nước sinh hoạt tại các khu trọ hiện nay nếu tính theo khối lượng sử dụng trung bình là 15000đ/ m 3, tính theo đầu người là 50000/người/tháng. Đó là những nơi được dùng nước máy, còn những nơi dùng nước giếng khoan thì giá cũng chỉ thấp hơn chút ít. Giá nước sinh hoạt cũng trong tình trạng giống với giá điện, bị chủ nhà tự ý tăng lên mỗi khi nghe thấy thông tin nhà nước có kế hoạch tăng giá.

Để có biện pháp quản lý giá cả, giảm bớt tình trạng chủ nhà cho thuê tự ý tăng giá, nhóm nghiên cứu xin đề xuất ý kiến rằng: hộ gia đình nào muốn xây nhà cho thuê thì phải làm đơn đăng ký với chính quyền địa phương, cam kết các điều khoản trong xây dựng và các quy định về giá cả của nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng cho niêm yết khung giá chung về các loại điện, nước sinh hoạt để sinh viên và các đối tượng thu nhập thấp khác cập nhật thông tin. Như vậy, các chủ cho thuê sẽ không thể tự ý tăng giá đột xuất, quản lý tốt giá sẽ đem lại sự công bằng và lợi ích cho sinh viên.

Thứ 4: Về vấn đề an ninh, vệ sinh môi trường nơi thuê trọ, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần có sự kết hợp hài hòa giữa cả hai bên là các cấp quản lý và đối tượng

chính là sinh viên. Thời gian qua, Thành Đoàn và Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cơ sở triển khai các cuộc vận động "Xây dựng ký túc xá văn minh, sạch đẹp", "ký túc xá là nhà, sinh viên là chủ", "Phòng ở kiểu mẫu"; thành lập các Chi hội sinh viên, câu lạc bộ văn hóa thể thao; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh sinh viên, tổ chức cho học sinh sinh viên vệ sinh môi trường quanh khu vực ký túc xá; mở các hòm thư góp ý, hòm thư tố giác trong các ký túc..., Các trường đều có Ban quản lý công tác học sinh sinh viên tại ký túc xá và nơi ở trọ. Đây là những việc làm có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cùng đảm bảo an toàn an ninh nơi trọ cho tất cả sinh viên. Những hoạt động này cần được nhân rộng và thực hiện thường xuyên hơn nữa.

Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức cho sinh viên thì việc làm có ý nghĩa nữa là tổ chức lấy ý kiến rộng rãi xây dựng tiêu chuẩn ký túc xá văn hoá, nhà trọ sinh viên văn hoá, với những định quy chế cụ thể về điều kiện ăn ở, vệ sinh, sinh hoạt, ý thức chấp hành pháp luật và quy định của địa phương, trách nhiệm với cộng đồng...yêu cầu nhà trường, chủ nhà trọ và học sinh sinh viên thực hiện.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực triển khai Chương trình Xây dựng văn hóa người Hà Nội, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Xây dựng nếp sống văn hóa trong ký túc xá, nhà trọ sinh viên là việc cần thiết nên làm. Ngoài công tác vận động tuyên truyền của Đoàn, Hội Sinh viên rất cần có sự phối hợp tích cực của ngành văn hóa và quan tâm ủng hộ tạo điều kiện của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, xử phạt nghiêm các vi phạm. Công việc này không thể thành công nếu không tiến hành thường xuyên, kiên trì trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w