Tầm quan trọng của các tiêu chí khi thuê nhà trọ theo ý kiến của sinh viên Đại học Thương mại:

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 31 - 36)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠ

3.2.3.2. Tầm quan trọng của các tiêu chí khi thuê nhà trọ theo ý kiến của sinh viên Đại học Thương mại:

viên Đại học Thương mại:

a. Khoảng cách từ nhà đến trường

Hình 3.4

Biểu đồ thống kê trên cho thấy gần 50% sinh viên đại học Thương mại rất quan tâm đến nơi ở của mình có gần trường hay không. Đối với các bạn sinh viên ngoại tỉnh,phần lớn là không có phương tiện đi lại, nếu có thì là xe đạp, rất ít các bạn học năm thứ nhất hay thứ hai đã được gia đình chu cấp cho xe máy, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe buýt. Tuy nhiên trong các giờ cao điểm, xe buýt thường rất đông, lên được xe đã khó chứ đừng nói là có chỗ ngồi. Cho nên chọn một chỗ trọ gần trường sẽ thuận tiện hơn cho việc học tập và sinh hoạt, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Nhưng cũng chính vì vậy nên giá các phòng trọ ở gần trường cũng cao hơn đáng kể so với các nơi khác xa trường hơn, khiến sinh viên cũng dè dặt hơn khi muốn chọn một nơi ở cho phù hợp. Bên cạnh đó một phần nhỏ sinh viên không quan tâm lắm đến khoảng cách đến trường. Đó có thể là những bạn ở nhà người thân, nhà ở Hà Nội hoặc sự bất tiện của khoảng cách không ảnh hưởng đến quyết định của chọn nơi ở trọ, có thể mối quan tâm chính của những sinh viên này là giá cả hay điều kiện sinh hoạt ( phần này chỉ chiếm 12.5% trong số sinh viên được điều tra).

b. Khoảng cách từ nhà đến chợ, siêu thị

Hình 3.5

Chợ và siêu thị là nơi cung cấp các nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng, trong đó có cả sinh viên. Theo kết quả điều tra thì chỉ có 10% các bạn sinh viên cho đánh

giá là không quan tâm có nên ở gần trợ hay không và 21.39% cho biết là rất quan tâm đến điều này. Tuy nhiên đa số thì để khoảng cách đến chợ và siêu thị ở mức trung bình. Bởi vì , hiện nay, để tìm được nơi mua sắm các mặt hàng cần thiết cho sinh hoạt rất đơn giản. Các quầy bán nhỏ lẻ thực phẩm xuất hiện rất nhiều xung quanh những nơi có đông nhà trọ cho sinh viên nên việc đi chợ để mua thực phẩm không còn cần thiết nữa. Mặt khác, xung quanh trường đại học Thương mại có rất nhiều chợ và siêu thị như chợ Đồng Xa, chợ Nhà Xanh, siêu thị Tultraco, siêu thị CTMart… sinh viên không cần quan tâm nhiều đến vấn đề này. Đặc biệt có chợ sinh viên Dịch Vọng họp vào buổi tối với nhiều mặt hàng rất phong phú về thời trang, đồ gia dụng, mĩ phẩm tuy chất lượng chỉ ở mức trung bình nhưng giá cả lại rất phù hợp với sinh viên. Nhìn chung, khi chọn nhà, sinh viên thường không quá quan tâm xem có gần chợ hay không.

c. Khoảng cách từ nhà đến bến xe bus

Hình 3.6

Xe buýt là phương tiện đi lại chủ yếu của sinh viên. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ từng mức độ quan tâm về khoảng cách đến bến xe buýt của các bạn sinh viên

được điều tra là: mức 1 là 20.9%, mức 2 là 19.7%, mức 3 là 21.9%, mức 4 là 20.2%, mức 5 là 17.3%. Sự quan tâm về điểm dừng xe buýt của sinh viên ở các mức độ là gần như nhau. Thường thì những bạn ở xa trường quan tâm đến điều này nhiều hơn các bạn ở gần trường vì hàng ngày các bạn phải đi học bằng xe buýt. Cũng có những bạn ở gần trường nhưng do học thêm hoặc làm thêm ở xa nên muốn ở gần nơi có điểm dừng xe buýt để tiện đi lại. Mặt khác, các điểm xe buýt cũng khá nhiều và gần nơi đông dân cư nên sinh viên không cần thiết quan tâm quá nhiều đến điều này, riêng đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất mới lên chưa quen với giao thông đường xá nên rất để ý đến phương tiện đi lại thiết thực của mình.

d. Khoảng cách từ nhà đến các trung tâm vui chơi (công viên, rạp chiếu phim)

Hình 3.7

Theo biểu đồ đánh giá ở trên thì gần 50% sinh viên tham gia điều tra khi đi tìm nhà trọ chỉ dành sự quan tâm đối với các trung tâm vui chơi ở mức độ 1 hoặc 2.

Dù là sinh viên ngoại tỉnh hay ở Hà Nội thì khi vào học đại học thì việc ưu tiên hàng đầu của các bạn là học tập, các hoạt động giải trí khác chỉ để giảm sự căng thẳng sau thời gian học tập và để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Thậm chí, hầu hết các bạn sinh viên cho biết khi tìm phòng trọ không hề để ý đến những nơi giải tri xung quanh. Bên cạnh đó, hầu hết các xóm trọ đều có mắc mạng internet, nơi cung cấp các loại hình giải trí đa dạng và phong phú nhất hiện nay. Trường Thượng Mại cũng có những hoạt động phục vụ đời sống tinh thần cho sinh viên như phát báo Sinh viên, báo Tiền phong về các lớp, hàng năm đều có tổ chức cắm trại, thi Miss Thương Mại, cuộc thi Nấu ăn cùng Umami…

e. Khoảng cách từ nhà đến trung tâm y tế

Hình 3.8

Trung tâm y tế là nơi khám sức khoẻ, chữa bệnh khi cần thiết. Trường đại học Thương mại hiện có một trạm xá trong trường để phục vụ sinh viên nhưng chỉ

đối với các vấn đề sức khoẻ thông thường như nhức đầu, sổ mũi, đau bụng và cũng chỉ chủ yếu là phục vụ sinh viên trong kí túc xá và sinh viên trong khi học tập tại trường mà thôi. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tổ chức cho sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng khi cần thiết. Theo bảng thống kể trên, chiếm đến 29.1% các bạn sinh viên được điều tra đánh giá việc có gần trung tâm y tế hay không chỉ ở mức độ trung bình. Giải thích về việc đánh giá này có thể do sinh viên chưa thực sự đánh giá cao sức khoẻ của mình. Khi đi xem, chọn phòng trọ, các bạn sinh viên thường chỉ quan tâm đến giá thành phòng trọ và điều kiện sinh hoạt thường ngày chứ không mấy khi để ý đến trung tâm y tế gần đó nhất. Và khi đau ốm các bạn cũng ít khi đến trung tâm y tế để khám mà tự đi mua thuốc về uống. Một nguyên nhân khác là gần trường đại học Thương mại có một bệnh viện lớn là bệnh viện 198. Tuy nhiên, hiện nay các bạn sinh viên cũng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của điều này do trong năm 2009 tại Hà Nội xảy ra nhiêu dịch bệnh nguy hiểm khiến sinh viên cũng để tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của bản thân.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w