Thực trạng cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 28 - 31)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠ

3.2.3.1. Thực trạng cầu hiện nay.

a. Tỷ lệ thuê trọ của sinh viên:

Hình 3.1

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy trong tổng số sinh viên Thương mại được điều tra chỉ có một số ít chiếm 10,3% là ở nhờ nhà người thân hoặc định cư tại Hà Nội. 7% số sinh viên được hỏi là sống trong ký túc xá của nhà trường và ký túc của trường Cao đẳng múa Việt Nam. Còn lại đa số sinh viên phải thuê trọ bên ngoài, chiếm đến 82,7%. Điều này cũng cho thấy một thực tại, hiện nay đa số là sinh viên ngoại tỉnh phải sống xa gia đình, lên Hà Nội học tập. Do nhu cầu xã hội về những lao động được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp ngày càng lớn, vì thế số lượng sinh viên nhập học mỗi năm ngày càng tăng cao. Trong khi đó số lượng sinh viên ở lại Hà Nội làm việc sau khi ra trường cũng chiếm một con số khá lớn, số lượng người lao động đổ về Hà Nội tìm kiếm việc làm ngày càng tăng. Chính vì vậy mà số lượng nhà ở không thấm thía vào đâu so với lượng cầu khổng lồ này. Nhà ở đã trở thành nhu cầu bức xúc với những sinh viên ngoại tỉnh, bởi nhà thuê hiện nay để tìm được đã khó chứ nói gì đến việc thỏa mãn tốt những nhu cầu của sinh viên. Sinh viên luôn là những người chịu thiệt thòi nhất với hàng loạt các vấn đề như chất lượng nhà trọ, an ninh, điện nước, giá cả leo thang,…

b. Tiêu chí về diện tích phòng trọ thuê :

Hình 3.2

Qua số liệu thu thập được có thế thấy diện tích phòng trọ của sinh viên hầu hết nằm trong khoảng từ 10 – 15 m2, và chủ yếu là 12m2. Những phòng có diện tích như thế này là phù hợp với sinh viên ở 2 hoặc 3 người một phòng. Mức giá của

những phòng này cũng phù hợp với túi tiền của sinh viên hơn, khoảng từ 800 000đ - 1300 000đ. Số ít còn lại ở trong phòng có diện tích nhỏ hơn. Đây thường là những sinh viên có nhu cầu sống 1 mình trong 1 phòng nên chọn những phòng có diện tích nhỏ phù hợp, mức giá cũng vì thế mà không quá cao, khoảng từ 500000đ - 800 000đ. Những phòng có diện tích lớn hơn từ 15- 20 m2 thường là nhà ở, chung cư, nơi mà những sinh viên định cư tại Hà Nội hay ở nhà người thân. Còn lại là phòng có diện tích trên 20m2 là phòng ở ký túc xá, diện tích đủ rộng nên thường sẽ có 6-8 sinh viên ở trong một phòng.

c. Số người ở trong phòng (trọ ngoài và ký túc xá) (373 phiếu):

Hình 3.3

Qua bảng số liệu và biểu đồ nhóm nghiên cứu nhận thấy trong tổng số sinh viên thuê trọ bên ngoài và ở ký túc xá chỉ có một lượng nhỏ sinh viên chọn ở một mình, còn lại đa số sinh viên chọn cách ở ghép phòng, có thể ở với người thân, anh, chị, em, hoặc là ở cùng bạn học. Trong số đó phần lớn sinh viên ở 2 người trong 1

phòng, tiếp đến là ở 3 người, số ít ở 4 người trong 1 phòng. Trường hợp ở 5 người trong 1 phòng là những sinh viên ở ký túc xá, thông thường từ 6- 8 người một phòng. Điều này lý giải khá đơn giản bởi nguyên nhân phần lớn sinh viên ngoại tỉnh về Hà Nội thuê trọ, do đó việc ở ghép sẽ giúp các bạn giảm bớt gánh nặng về chi phí nhà ở, nhất là khi giá nhà trọ đang ngày càng đắt đỏ, điện nước cùng các khoản chi phí khác đồng loạt tăng giá. Ngoài ra khi nhu cầu nhà ở tăng cao, cung không đủ đáp ứng cầu thì việc ở ghép cũng là một giải pháp hữu hiệu làm giảm bớt nhu cầu nhà ở.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w