Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 52 - 53)

DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN

4.2.1. Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, về nhà ở dành cho sinh viên, hiện đang có 107 dự án, tổng diện tích sàn là gần 3 triệu m2, tổng nhu cầu vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ sẽ cần khoảng hơn 16000 tỷ đồng. Trong đó, riêng tháng 6/2009 đã khởi công tới 16 dự án với nhu cầu vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ phủ là 4100 tỷ đồng. Riêng đối với thủ đô Hà Nội - nơi tập trung rất nhiều các trường đại học và cao đẳng, những vấn đề về nhu cầu nhà ở của sinh viên tại đây là rất lớn. Trước tình trạng này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: tại khu vực phía Nam dành 3,7ha đất tại khu đô thị Pháp Vân- Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) để xây khu KTX cho khoảng 22.000 sinh viên; ở phía Tây, thành phố chọn 1,7ha ở khu Mỹ Đình II( huyện Từ Liêm) xây chỗ cho 8.000 sinh viên và hơn 2ha ở Cổ Nhuế- Xuân Đỉnh( Từ Liêm) bố trí cho hơn 10.000 sinh viên. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Tuấn- Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, thành phố không dễ dàng khi lựa chọn địa điểm xây nhà cho sinh viên, bởi quy hoạch chung xây dựng thành phố còn đang được nước ngoài tư vấn trong khi quy hoạch mạng lưới các trường đại học- cao đẳng trên địa bàn cũng chưa có. Hiện nay xu hướng quy hoạch chung là không chất tải thêm vào vùng trung tâm thành phố và dần di dời các cơ sở đào tạo lớn ra ngoại thành để giảm tải cho khu vực vùng “lõi”.

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội ông Phí Thái Bình cho biết: bên cạnh các dự án quy mô lớn, thành phố liên tục phối hợp với các trường có dự án xây KTX để tập trung hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thỏa thuận quy hoạch, lập dự án,… để xác lập danh mục các dự án, báo cáo Bộ xây dựng đăng ký vốn. Thành phố cũng yêu cầu các cơ sở, các ngành liên quan hỗ trợ tạo điều kiện tối đa cho các trường hoàn thành thủ tục hành chính. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, Sở Xây dựng đã kiểm tra thực địa, làm việc với 10 cơ sở đào tạo lớn và đã kiến nghị UBND TP Hà Nội xem xét theo hướng cơ sở nào có quy hoạch phát triển, có quỹ đất sạch trong khuôn viên nhà trường đang sử dụng thì xem xét cho đầu tư dự án xây dựng nhà ở sinh viên.

Đồng thời với việc xây ký túc xá đáp ứng nhu cầu nhà cho sinh viên thì vấn đề quản lý nơi ở của sinh viên cũng được Nhà nước quan tâm. Đầu năm học 2009-

2010, Bộ GD&ĐT có dự kiến sẽ giao cho Cục Cơ sở vật chất & Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, kết hợp cùng Vụ Công tác học sinh, sinh viên xây dựng Quy chế quản lý nhà trọ sinh viên. Theo đó, sinh viên sẽ được quản lý trên các lĩnh vực nơi ở gồm địa bàn, họ tên và số điện thoại của chủ nhà trọ( nếu thuê trọ bên ngoài).

Tuy nhiên việc quản lý học sinh sinh viên như thế này là rất khó vì Bộ GD&ĐT không phải đơn vị trực tiếp đứng ra quản lý. Trong thời gian qua, tình trạng nhà trọ sinh viên quá lộn xộn và phức tạp, mà gia đình và nhà trường lại khó quản lý, đặc biệt ở các thành phố lớn. Ngay trong môi trường được quản lý chặt chẽ như KTX vẫn xảy ra nhiều sự cố, thì xây dựng quy chế quản lý nhà trọ sinh viên ở ngoài khó khả thi.

Chủ trương xây dựng quy chế quản lý nhà trọ sinh viên, cả về ý nghĩa và hiệu quả nếu thực hiện được thì rất tốt bởi từ trước đến nay, việc quản lý sinh viên ngoại trú vẫn làm đau đầu các nhà quản lý. Việc xây dựng nội dung quy chế như thế nào, hiện đang được hai đơn vị chức năng trên xem xét. Tuy nhiên, quy chế này dự kiến sẽ chỉ quy định về nguyên tắc, còn chi tiết cụ thể, rất có thể sẽ do các tỉnh, thành phố đưa ra để phù hợp hơn với tình hình thực tế

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w