Tầm quan trọng của các yếu tố sinh hoạt theo ý kiên của sinh viên Đại học Thương mại (416 phiếu)

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 36 - 44)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠ

3.2.3.3. Tầm quan trọng của các yếu tố sinh hoạt theo ý kiên của sinh viên Đại học Thương mại (416 phiếu)

học Thương mại (416 phiếu)

a. Tiền điện.

Hình 3.9 36

Theo kết quả điều tra, tiền điện được nhiều sinh viên đánh giá mức độ quan trọng ở mức 5 nhất. Như đã biết, tiền điện thường tác động nhiều tới tâm lý lựa chọn nhà trọ của mỗi người. Thường giá điện sinh hoạt tại các khu nhà trọ được tính theo giá điện kinh doanh. Các chủ nhà trọ thường dựa vào cách tính giá điện này để đặt giá tiền điện của mình một cách tùy tiền. Thường giá điện sinh hoạt tại các khu nhà trọ sinh hoạt của sinh viên ở mức từ 2000-3500đ/1 số điện. Sinh viên thì sử dụng nhiều đến máy vi tính để học tập và giải trí,vì thế mà hóa đơn tiền điện hàng tháng của sinh viên ở mức rất cao, từ 100 ngđ/1 sinh viên trở lên. Việc quản lý lỏng lẻo giá tiền điện này của nhà nước gây khó khăn nhiều cho sinh viên. Đặc biêt, các chủ nhà trọ thường dựa vào yếu tố cầu nhà trọ lớn hơn cung nhà trọ để tăng tiền điện sinh hoạt đối với sinh viên. Vì thế việc cần làm trước mắt là ban hành khung tiền điện kinh doanh đối với các nhà trọ của sinh viên để giải quyết vấn đề bức xúc này.

b. Tiền nước

Hình 3.10

Mức độ quan trọng là 5 được nhiều đối tượng lựa chọn nhất trong yếu tố tiền nước với 145 phiếu. Hiện tại có 2 cách tính tiền nước hàng tháng đối với sinh viên. Cách tính thứ nhất tính theo lượng nước sinh hoạt dùng trong 1 tháng. Với cách tính

này được tính theo giá/1 khối nước tiêu dùng. Lượng giá dao động từ 10-20ngđ/khối nước.Các mức giá này vượt quá so với mức giá trần mà nhà nước quy định là 9400đ/khối nước mà nhà nước quy định. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn là do sự ham lợi nhuận của các chủ nhà trọ, tận dụng sự thiếu nhà trọ cho sinh viên thuê hiện nay để ép giá.

Cách tính giá nước sinh hoạt thứ 2 là tính khoán theo đầu người. Thường giá quy định của các chủ nhà trọ hiện này là 50ngđ/người 1 tháng. Với cách tính này thì người chịu thiệt vẫn là các sinh viên thuê trọ. Mặc dù đánh giá đây là yếu tố tác động cao đến sự lựa chọn nhà trọ của sinh viên nhưng hiện tại các sinh viên vẫn phải chấp nhận sự bất công này, người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn chính là các chủ nhà trọ.

c. Loại nước sinh hoạt (nước máy, nước giếng khoan)

Hình 3.11

Theo kết quả điều tra, yếu tố nước sinh hoạt được đánh giá mức độ quan trọng ảnh hưởng tới sự lựa chọn nhà trọ của sinh viên khá lớn. Đa phần khi lựa chọn

các khu nhà trọ, sinh viên thường chọn các khu nhà trọ có nước máy sinh hoạt,các nơi trọ sử dụng nước giếng khoan thường không thu hút được nhiều sinh viên. Hiện tại, các khu trọ ở khu vực Cầu Diễn – Nhổn chưa có nước máy sinh hoạt, sinh viên lựa chọn nhà trọ tại các nơi này chủ yếu là do gần trường và giá nhà tại đây rẻ hơn so với ở trong khu vực nội thành.

d. Tình hình an ninh

Hình 3.12

Tình hình an ninh tại các khu trọ cũng là một vấn đề khá là bức xúc đối với sinh viên hiện nay. Tình hình mất cắp điện thoại di động, tiền, xe đạp, xe máy, laptop… xảy ra không phải là hiếm hiện nay. Sự chủ quan của sinh viên cũng như nơi trọ có tình hình an ninh không được đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tìm được một nơi ở trọ có tình hình an ninh bảo đảm không phải là dễ. Vì thế phần đông lựa chọn mức độ quan trọng cho phương án này ở mức 5.

e. Nối mạng Internet

Hình 3.13

Sự phát triển của hệ thống thông tin điện tử hiện nay rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên qua mạng Internet. Đặc biệt là đối với sinh viên đại học Thương mại thì luôn cần phải online để trao đổi các nhóm học tập tại các lớp học phần và đăng ký học qua mạng cùng với theo dõi kết quả học tập của mình được upload lên trên trang dangky.vcu.edu.vn . Vì vậy mà sự cần thiết của Internet được số người lựa chọn mức độ 4 và 5 nhiều nhất.

f. Tính cách người cùng phòng

Theo đánh giá của đa số các bạn sinh viên thì tính cách của người cùng phòng có tầm quan trọng ở mức 5 là mức lớn nhất. Điều này thật dễ hiểu vì phải hợp tính nhau thì mới có thể ở chung với nhau trong suốt thời gian học tập xa nhà được. Hầu hết sinh viên khi mới nhập học sẽ ở cùng người thân, bạn bè hoặc có thể ở một

mình một thời gian, sau đó mới tìm người ở ghép qua các bạn cùng lớp hay giới thiệu của người thân.

g. Số lượng phòng ở khu trọ

Hình 3.15

Theo đánh giá của các bạn sinh viên về tầm quan trọng của số phòng trọ trong khu trọ rất khác nhau, mỗi xếp hạng đều có một số lượng sinh viên lựa chọn nhất định. Có những sinh viên chọn đó là tiêu chí có tầm quan trọng cao nhất, nhưng cũng có sinh viên chọn tiêu chí này không quan trọng lắm. Điều này giải thích khá đơn giản bởi mỗi sinh viên có một sở thích và thị hiếu khác nhau. Có sinh viên thích sống trong những khu trọ có nhiều phòng để có thêm nhiều bạn, nhưng cũng có sinh viên thích sống trong sự khép kín , ít người, vì nhiều lý do. Do đó mỗi sinh viên có hoàn cảnh sống khác nhau, có cách suy nghĩ và lối sống khác nhau nên có sự lựa chọn riêng của mình.

Trong quá trình đi tìm hiểu các khu trọ ở xung quanh khu vực mà sinh viên Thương mại hay thuê, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu như các khu trọ có số lượng phòng trọ rất đông. Trung bình mỗi khu có từ 10- 20 phòng, có những khu trọ chủ nhà xây theo kiểu các tầng cho thuê thì số phòng lên đến 30- 40 phòng. Điều này giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho sinh viên, tuy nhiên ở những nơi này phòng ở rất hẹp, chỉ từ 10-12 m2. Đó là do chủ nhà tận dụng phần đất trống của gia đình để cơi nới thêm làm nhà trọ. Như vậy sinh viên chỉ có không gian ở và sinh hoạt hàng ngày, không có không gian vui chơi như đá cầu, đá bóng hay cầu lông. Hầu hết sinh viên muốn chơi thể thao thì phải ra sân trường hay các sân vận động của địa phương. Tuy nhiên nó cũng không đáp ứng nhu cầu của tất cả sinh viên.

h. Công trình phụ khép kín

Hình 3.16

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy hầu như sinh viên trong khi đi thuê nhà trọ đều mong muốn tìm cho mình một căn phòng có công trình phụ khép kín. Điều này giúp sinh viên thuận tiện hơn trong công việc sinh hoạt hàng ngày, đồng thời với công trình phụ khép kín giúp sinh viên có một môi trường ăn ở vệ sinh hơn. Tuy nhiên không phải bất cứ sinh viên nào đi tìm nhà thuê đều có thể tìm cho mình một chỗ ở ưng ý. Trong số các sinh viên thuê nhà thì phần lớn các bạn phải thuê trong các khu trọ vệ sinh chung, thường là 10- 15 phòng chung nhau 2 phòng vệ sinh và 2 phòng tắm. Điều này gây cho sinh viên khá nhiều bất tiện, hơn nữa lại không đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình đi tìm hiểu tại các khu trọ có vệ sinh chung, nhóm nghiên cứu nhận thấy đặc điểm chung của các khu này là tình hình vệ sinh rất không đảm bảo, có nơi còn đáng báo động vì mùi hôi thối từ các cống rãnh bốc lên. Chưa kể nguồn nước nơi đây lại thường là nước giếng khoan, có nơi khoan trực tiếp từ dưới lòng đất lên, không qua bất kỳ một dụng cụ lọc nước nào mà cho sinh viên dùng trực tiếp. Có rất ít nơi có nước máy cho sinh viên dùng. Tình hình sức khỏe của sinh viên đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều bạn vì không quen với môi trường sinh hoạt mới này nên đã bị dị ứng, có bạn còn bị ốm khi mới lên nhập học. Tuy nhiên vì những phòng trọ như thế này có giá rất rẻ, chỉ khoảng 300.000đ đến 500.000đ một phòng nên đây vẫn là lựa chọn chủ yếu của các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn

i. Khoảng cách từ nhà đến trường

Hình 3.17

Qua số liệu thu thập được có thể thấy rằng địa điểm thuê trọ của sinh viên hầu như rải rác ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là vẫn nằm trong khoảng cách tới trường là 2km( bao gồm cả những sinh viên ở trong ký túc xá).Đây là lý do chính đáng vì tất cả những sinh viên khi đi học đều mong muốn tìm cho mình một phòng trọ ngay gần khu trường học để tiện cho việc đi lại và học tập, nhất là khi phương pháp học đang đổi mới, tập trung hơn vào việc sinh viên tự họp nhóm và thảo luận về những vấn đề trên lớp học. Tuy nhiên để tìm được một phòng trọ vừa gần trường vừa hợp với túi tiền quả thật không dễ dàng. Bởi nơi này nhà trọ luôn trong tình trạng khan hiếm, giá cả lại đắt hơn rất nhiều so với những nơi khác. Đối với sinh viên Thương mại, khu nhà trọ gần trường là những khu như: Mai Dịch, khu đô thị Mỹ Đình, khu huyện ủy Từ Liêm, Xuân Thủy,… phòng thuê ở đây hầu hết được xây theo kiểu nhà tầng, rất thoáng mát, sạch sẽ, công trình phụ khép kín nên rất tiện lợi. Tuy nhiên giá phòng trọ những nơi này khá cao, dao động trong khoảng từ 900.000đ đến 2.000.000đ, đó là mức giá khá cao đối với sinh viên, tầng lớp có thu nhập thấp. Lựa chọn thứ hai hợp lý cho sinh viên là thuê nhà trong khoảng từ 2- 5km tới trường. Đó là những khu như Cầu Diễn, Cầu Giấy, Kiều Mai( Từ Liêm),…Những nơi này giá trung bình rẻ hơn, tầm từ 600.000đ đến 900.000đ, nhưng vì xa trường nên bất tiện cho các bạn trong việc đi học và họp nhóm,.đồng thời nhà trọ cũng không khang trang như trên khu trung tâm. Còn đối tượng thứ 3 chọn khoảng cách trên 5km thường là các bạn có nhà người thân hoặc định cư trên Hà Nội.

Từ những kết quả điều tra thu thập số liệu trên có thể rút ra kết luận: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung, sinh viên Thương mại nói riêng luôn

mong muốn có một căn phòng thuê thoải mái, đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về chất lượng các yếu tố sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên trên thực tế thì chất lượng nhà trọ do sinh viên lại không được như mong đợi, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Về giá cả phòng trọ: dao động từ 400.000đ đến 2.000.000đ, trong khi mức giá hợp lý đối với sinh viên là khoảng 1.000.000đ, do đó mức giá này là khá cao.

- Về chất lượng khu trọ: hầu hết các khu trọ chỉ đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên mà không có không gian sinh hoạt, thể thao, văn nghệ,...

- Về các yếu tố sinh hoạt tại khu trọ: giá điện nước cao hơn so với quy định, chất lượng nước và môi trường sống nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w