Thực trạng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại theo quan sát và phỏng vấn

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 27 - 28)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠ

3.2.2. Thực trạng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại theo quan sát và phỏng vấn

quan sát và phỏng vấn

Nhóm nghiên cứu đã đi đến các khu trọ xung quanh trường Đại học Thương mại cùng các khu khác trên đường Xuân Thủy, cầu Diễn, Kiều Mai (huyện Từ Liêm), nơi mà nhiều sinh viên Thương mại đang thuê trọ để tìm hiểu về cuộc sống, nơi sinh hoạt cùng các yếu tố khác ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của sinh viên.Bằng việc trực tiếp quan sát không gian sống và đặt một số câu hỏi phỏng vấn cho các chủ nhà trọ về giá phòng qua các khoảng thời gian trong năm và phát phiếu điều tra cho sinh viên Thương mại tại đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tại các nơi này, phòng trọ có đủ điều kiện tối thiểu chiếm 70%, còn lại 30% phòng trọ rất tạm bợ, luôn trong tình trạng thiếu điện, nước, nhà vệ sinh. Cá biệt có nhà trọ bị vây xung quanh bởi rất nhiều rác thải, mùi xú uế nồng nặc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn ở, sinh hoạt học tập và sức khỏe của sinh viên.

Đời sống vật chất đã không đầy đủ nhưng đời sống tinh thần của sinh viên cũng rất bị hạn chế. Hầu hết các nhà trọ chỉ có mỗi chức năng là cho thuê nơi ở, còn việc sinh hoạt, vui chơi giải trí là không có, Điều đáng lo ngại hơn nữa là môi trường văn hóa tại các khu nhà trọ này. Do nhà trọ chủ yếu là của người dân tại địa bàn dùng đất trống của gia đình cơi nới thêm làm phòng trọ, cho nên sinh viên sống ngay bên cạnh các hàng quán và các hoạt động dịch vụ khác như karaoke, cầm đồ... Những hoạt động này gây không ít phiền phức và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh viên. Đặc biệt là dịch vụ Internet mở cửa cả ngày lẫn đêm chưa có sự quản

lý chặt chẽ, tác động tới lối sống của sinh viên, ảnh hưởng tới môi trường sư phạm và công tác an ninh trật tự. Sinh viên phần đông lại là người từ các tỉnh thành khác nhau tập trung về thành phố để học tập nên không có sự quản lý của gia đình. Nếu như nhà trường và các tổ chức xã hội không có biện pháp quản lý về mặt đời sống của sinh viên thì rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, các hoạt động chính trị xã hội tiêu cực, dễ bị cám dỗ, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu... rời xa mục đích học tập. Thực tế đã có không ít sinh viên vì không có sự quản lý sát xao đã chểnh mảng việc học hành, sa vào ăn chơi, đua đòi, bị nhà trường kỷ luật, đuổi học. Cá biệt cũng đã có nhiều sinh viên vi phạm pháp luật.

Nhu cầu hiện nay của sinh viên là tìm cho mình một phòng trọ như ý, đảm bảo vấn đề an ninh trật tự cũng như vệ sinh môi trường,… Với những nhà trọ mà ở cùng chủ nhà thì sinh viên yên tâm hơn vì có sự quản lý của nhà chủ, nhưng với những nhà trọ không có chủ, tức là sinh viên tự cai quản rất cần sự kiểm tra, giúp đỡ thường xuyên của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự nơi thuê trọ để sinh viên bớt phần lo lắng, chú tâm vào học tập. Nhiều sinh viên còn mong muốn tham gia vào các phong trào đoàn thể, hoạt động tình nguyện, văn hóa thể thao ở nơi đang tạm trú để hòa nhập với cuộc sống xa nhà hoặc muốn được ở trong các Làng sinh viên mới để yên tâm học tập và rèn luyện.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w