Dạy nghị luận xã hội bằng phương pháp thuyết trình thông qua điều tra xã hội.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo d (Trang 71 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Dạy nghị luận xã hội bằng phương pháp thuyết trình thông qua điều tra xã hội.

tra xã hội

2.2.2.1. Khái luận về phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu. Đặc điểm nổi bật của

65

phương pháp này là tính thông báo - tái hiện. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò. Thầy nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến trò. Trò tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.

Có thể thấy, những kiến thức đến với trò theo phương pháp này gần như đã được thầy "chuẩn bị sẵn" để trò thu nhận do vậy hoạt động của trò tương đối thụ động. Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức mà thôi. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa đào tạo ra được những đội ngũ năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng hoạt động hoá người học, cần tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề, đôi khi còn gọi là diễn giảng nêu vấn đề. Đây là kiểu dạy học bằng cách đặt học sinh trước những bài toán nhận thức, kích thích học sinh hứng thú giải bài toán nhận thức, tạo ra sự chuyển hóa từ qúa trình nhận thức có tính nghiên cứu khoa học vào tổ chức qúa trình nhận thức trong học tập. Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi học sinh tự mình giải quyết vấn đề đặt ra. Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề mà giáo viên trình bày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgic, biết cách phát hiện vấn đề, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu ra.

2.2.2.2. Các bước tiến hành

Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp

thuyết trình, trong da ̣y nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i, GV cần:

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

66

- GV giao bài tâ ̣p ti ếp theo có liên quan đến bài ho ̣c cho ho ̣c sinh tìm hiểu.(nhấn mạnh những phần trọng tâm)

- GV phải cần có những yêu cầu, câu hỏi hoặc bài tập từ đó ho ̣c sinh n ảy sinh nhu cầu đọc và tìm hiểu tài liệu, nói chung hình thành thói quen tự học của ho ̣c sinh.

Nếu ho ̣c sinh làm tốt được những vấn đề trên thì một số vấn đề trong bài giảng học sinh không cần GV giảng mà vẫn có thể tự học tốt, viết bài luâ ̣n tốt. GV tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho việc tư vấn, mở rộng kiến thức thực tế, cố vấn học tập cho ho ̣c sinh.

* Chuẩn bị bài giảng

GV cần chú ý các vấn đề sau:

- Chuẩn bị phần máy chiếu có hình ảnh minh họa cho bài giảng

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế có lên quan đến phần nội dung thuyết trình để minh hoạ. Rút ra bài học cho ho ̣c sinh, làm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục đối với người học.

- Tăng cường các câu hỏi có liên quan đến phần bài giảng, thiết kế những câu hỏi theo bậc nhận thức của ho ̣c sinh.

- Chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe, hình thức để có một hình ảnh và tâm thế tốt khi trao đổi với ho ̣c sinh

*Tiến hành bài giảng

- Khi bắt đầu bài giảng giảng viên cần nêu rõ mục tiêu của bài học và cuối bài giảng cần có vài phút để học sinh tóm tắt những vấn đề chính đã tiếp thu được. Thuyết trình nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm. Muốn vậy, lớp không nên quá đông, có điều kiện thuận lợi cho đối thoại, đồng thời học sinh ph ải có thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng trước vấn đề nêu ra. Như vậy, để kích thích tư duy tích cực của ho ̣c sinh cần tăng cường mối liên hệ ngược giữa ho ̣c sinh và GV , giữa người nghe và người thuyết trình. GV có thể đặt một số câu hỏi "có vấn đề" để học sinh trả

67

lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi GV đưa ra câu trả lời.

Trong quá trìn h nghiên cứu về luâ ̣n văn này , chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của ho ̣c sinh thông qua phiếu điều tra xã hô ̣i . Đi ̣a bàn mà chúng tôi phát phiếu điều tra chủ yếu là các trường THPT trong tỉnh Bắc Ninh. Số phiếu mà chúng tôi phát ra là 500 phiếu, trong đó có đến hơn nửa số phiếu của ho ̣c sinh bày tỏ nguyê ̣n vo ̣ng muốn được bô ̣c lô ̣ ý kiến của mình trước GV, trước các ba ̣n ho ̣c sinh trong giờ ho ̣c nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i . Đa số các em đưa ra ý k iến: Mong muốn các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy , hãy tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái bằng viê ̣c đưa ra vấn đề, đi ̣nh hướng cách giải quyết, sau đó chia nhóm nhỏ, yêu cầu mỗi nhóm viết thành bài luận hoàn chỉnh và tổ chức giờ học theo hướng để học sinh đóng vai trò là người làm chủ, trực tiếp dẫn dắt vấn đề bằng cách thuyết trình bài luận của nhóm trước

lớp. Với phương pháp này, GV và ho ̣c sinh gần như hoán đổi vi ̣ trí, nếu thông

thường, GV là người đóng vai trò thuyết trình trước lớp, thì nay học sinh sẽ là người thuyết trình . Từ đó ta ̣o ra mô ̣t sự phản hồi từ phía các ba ̣n ho ̣c sinh khác, góp phần làm hoàn thiê ̣n bài luâ ̣n, giúp các em học sinh tro ng lớp đoàn kết hơn, hiểu nhau hơn và phát huy được trí tuê ̣ của tâ ̣p thể để vâ ̣n du ̣ng vào thực tiễn đời sống mô ̣t cách có ích.

Thông thường ở bâ ̣c Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳng , các sinh viên thường được học theo hình thức tổ chức các buổi thảo luận tập thể đa ̣t được những kết quả cao trong ho ̣c tâ ̣p , phát huy được tính năng động và khả năng phản biện , bác bỏ vấn đề của sinh viê n. Với ho ̣c sinh bâ ̣c trung ho ̣c , học tập nghị luận xã hội theo phương pháp thuyết trình, thảo luận này tuy rất tốn thời gian , nhưng GV có thể khắc phục bằng hình thức giao bài tập về nhà cho học sinh, yêu cầu ho ̣c sinh chuẩn bi ̣ để thuyết trình vào giờ ho ̣c tiếp theo.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo d (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)