Thực trạng của việc dạy và học nghị luận xã hội ở THPT

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo d (Trang 28 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thực trạng của việc dạy và học nghị luận xã hội ở THPT

1.2.1.1. Đặc điểm kiến thức xã hội

Kiến thức của bộ môn văn học là những hiểu biết của học sinh về xã hội loài người và lịch sử dân tộc, về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, nét tính cách, tâm hồn và chất của con người Việt Nam được ghi chép trong các cuốn sách giáo khoa mới nhất. Từ quan điểm đó, chúng ta thấy kiến thức văn học là những thành tựu của khoa học đời sống mang tính ổn định được nhân loại thừa nhận và phù hợp với mục tiêu đào tạo, khả năng nhận thức của học sinh và do đó kiến thức của bộ môn hẹp hơn so với kiến thức của nền văn hóa và càng hẹp hơn so với tri thức văn hóa của nhân loại. Việc đó đòi hỏi chúng trong dạy học ngữ văn kiểm tra đánh giá phải bám sát theo sách giáo khoa mới nhất.

Khác với các kiến thức của bộ môn khác ở trường phổ thông, kiến thức của bộ môn Ngữ văn có những đặc điểm riêng.

Đặc điểm thứ nhất: Kiến thức văn học chỉ mang tính tương đối

được trình bày diễn đạt ở các nước khác nhau. Nếu kiến thức của các ngành khoa học khác nhất là các bộ môn tự nhiên mang tính chính xác được diễn đạt giống nhau. Ví dụ như một bài toán, lý, phản ứng hóa học thì kiến thức văn học, đặc biệt là kiến thức xã hội lại phụ thuộc vào nhận thức của học sinh, cách trình bày, diễn đạt phản ánh của học sinh cho nên kiến thức văn học luôn luôn được trình bày khác nhau, nói một cách khác kiến thức văn học không có khái niệm chính xác tuyệt đối .

22

Đặc điểm thứ hai: Kiến thức xã hội mang tính hiện tại, kiến thức bộ môn chỉ đề cập đến những sự kiện hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người, nó luôn luôn ở thời hiện tại. Cho nên khi dạy học Văn học chúng ta cần chú ý dẫn dắt học sinh lùi lại thời gian, về với quá khứ, đồng thời hướng học sinh nhìn thẳng vào thực tại, hướng đến tương lai.. Kiến thức xã hội đề cập đến những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra từng ngày từng giờ xung quanh cuộc sống của chúng ta, có thể trực tiếp quan sát được, có thể tiến hành xây dựng các tình huống nhằm khôi phục lại bức tranh hiện thực sinh động, đưa vấn đề của cuộc sống vào trong môi trường sư phạm từ đó mới có thể hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, cách giải quyết vấn đề, giúp các em hiểu được chính mình và am hiểu cuộc sống

Đặc điểm thứ 3: Kiến thức xã hội mang tính lặp lại. Khác với những bộ môn khác, kiến thức văn học, đặc biệt là kiến thức xã hội luôn luôn mang tính lặp lại. Cùng một hiện tượng, cùng một vấn đề có thể xảy ra ở nhiều nơi khác nhau, bởi nhiều người khác nhau, gây nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ, khiến cho loài người trăn trở nhức nhối. Một hiện tượng xã hội có thể được học nhiều lần.

Đặc điểm thứ 4: Kiến thức xã hội mang tính cụ thểnghĩa là nó luôn luôn gắn với thời gian, nhân vật, gắn với hoạt động của con người nên rất cụ thể sinh động hấp dẫn tiếc rằng trong quá trình học tập vì chưa vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp, chưa hiểu rõ bản chất và vai trò của kiến thức xã hội chúng ta đã làm mất đi tính sống động, hấp dẫn. Điều đó đòi hỏi chúng ta trong dạy học nghị luận xã hội phải làm sao cho bài dạy càng sinh động giàu hình ảnh bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Chính vì vậy một trong những yêu cầu của dạy học nghị luận xã hội là mỗi tiết dạy, mỗi bài học giáo viên phải cố gắng sử dụng một phương pháp nào đó có ưu thế để tái hiện hình ảnh, hiện tượng như tường thuật, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, kể chuyện.

Đặc điểm thứ 5: Kiến thức xã hội mang tính hệ thống, nghĩa là kiến thức xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trước nó sau nó và đồng thời

23

với nó. Chính vì vậy nó đòi hỏi chúng ta trong quá trình dạy học nghị luận về hiện tượng đời sống phải luôn hướng dẫn cho học sinh mối liên hệ giữa các yếu tố để làm sáng rõ vấn đề. Một hiện tượng xã họi luôn luôn là kết quả của hiện tượng trước đồng thời lại là nguyên nhân của hiện tượng sau, đồng thời nó có mối liên hệ chặt chè với các hiện tượng cùng thời, nhớ lâu và đặc biệt các em đựoc phát triển tư duy lôgic, liên kết, đámh giá các hiện tượng.

Đặc điểm thứ 6: Kiến thức xã hội có sự thống nhất giữa văn chương và

đời sống, giữa cảm và luận, nghĩa là mỗi một hiện tượng xã hội bao giờ cũng

phải đánh giá, giải thích, bình luận về hiện tượng, vấn đề ấy. Kiến thức xã hội của chúng ta là có sự thống nhất của hai nội dung ấy điều đó nhắc nhở chúng ta trong dạy học phải chú ý không một hiện tượng nào là không hướng dẫn cho học sinh đánh giá, giải thích, bày tỏ quan điểm và ngược lại không áp đặt đánh giá giải thích khi không xuất phát từ hiện tượng đời sông.

1.2.1.2. Thực trạng việc học nghị luận xã hội của học sinh THPT

Mặc dù rất hứng thú với những vấn đề mang tính xã hội được dư luận quan tâm, được tuyên truyền qua những phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng thực trạng việc học nghị luận của học sinh còn chưa đạt hiệu quả vì nhiều lí do:

Thứ nhất: Đa phần các em học sinh còn học tập một cách thụ động, chủ yếu dựa vào sự truyền đạt của giáo viên, và những kiến thức có trong sách vở. Trong khi đó học sinh hiểu biết về kiến thức xã hội rất ít, từ đó dẫn đến hiện trạng các em viết một bài nghị luận xã hội còn kém, đa phần học sinh mới chỉ nêu được vấn đề, mà chưa đi phân tích và tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Thứ hai: Khả năng nhận thức, tư duy của học sinh còn chậm, đặc biệt là học sinh ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu xa vì không có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, dẫn đến việc không nắm bắt được thông tin, lại thiếu đi sự quan tâm của gia đình.

24

Thứ ba: Phần lớn các em học sinh cấp 3 học theo khối với mục tiêu thi đại học, dẫn đến tình trạng coi thường bộ môn văn, thậm chí còn không quan tâm đến các vấn đề của xã hội, làm văn ngị luận chủ yếu mang hình thức chống đối, không làm rõ được vấn đề.

Thứ tư: Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội của học sinh còn kém. Trong chương trình Ngữ văn THPT các em đã được làm quen rất nhiều với văn nghị luận. tuy nhiên đó lại là nghị luận văn học theo hướng cảm thụ. Trong khi đó nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết nhất định về cuộc sống, phải có kỹ năng tranh luận, phản biện, tư duy sâu. Nhưng yêu cầu này học sinh Việt Nam phần lớn chưa đáp ứng được.

Thứ năm : HS quen cách học theo bài mẫu ở cấp 2 nên lười tư duy, không chịu thực hành, chưa được trang bị một cách hệ thống các kỹ năng làm văn một cách bài bản từ cấp dưới, không có điều kiện rèn luyện nhiều, kiến thức xã hội hạn chế, nhiều HS học đối phó, không chăm; tư liệu ít, tư liệu đã có thì lạc hậu và GV chưa được trang bị đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy có khả năng áp dụng, thực hành cao; cách đánh giá họat động dạy học của giáo viên có nhiều điểm chưa hợp lý; Chương trình SGK biên soạn còn hàn lâm, chưa mang tính ứng dụng-thực hành cao, chưa có độ tinh giản hợp lý, và nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ, kỹ năng giải quyết vấn đề mà còn nặng về truyền thụ kiến thức; cách đánh giá - kiểm tra, thi cử của HS còn nhiều bất cập; thời lượng phân phối chương trình cho môn văn còn quá ít và chưa hợp lý giữa số tiết dành cho lý thuyết và thực hành trong nội bộ phân môn làm văn; văn NLXH cần có kiến thức thực tế rộng, lập luận chặt chẽ; giờ học khô khan, các vấn đề đưa ra bàn luận còn đơn điệu nhàm chán, đa số HS không thích thú thậm chí xem thường học văn; GV chưa chú trọng dạy NLXH; tỷ lệ giữa việc dạy văn nghị luận xã hội và việc dạy văn nghị luận văn học ở trường THPT hiện nay chưa thật sự hợp lý. Đa số GV đều cho rằng để việc dạy và học phân môn làm văn nói chung và văn NLXH nói riêng cần phải khắc phục tất cả những nguyên nhân dẫn đến thực

25

trạng dạy – học đã nêu ở trên. Đồng thời phải có một quy trình hóa hệ thống các thao tác làm văn nghi ̣ luâ ̣n kh ả thi trong quá trình dạy-học nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i về hiê ̣n tượng đời sống.

Vì tất cả những lý do trên mà việc học nghị luận xã hội của học sinh ở THPT còm kém, không đạt hiệu quả cao. Khẳ năng ứng dụng vào thực tế ít, dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm gần đây phạm rất nhiều sai lầm trong cuộc sống. Nguyên nhân là ở sự quan tâm, giáo dục và định hướng của gia đình và nhà trường.

1.2.1.3. Thực trạng việc dạy nghị luận xã hội của giáo viên

Về thực trạng giảng dạy của GV, đại đa số GV nhận thấy việc dạy làm văn nói chung và dạy làm văn NLXH nói riêng rất khó khăn. Các khó khăn mà GV thường gặp phải đó là: chương trình SGK còn nhiều kiến thức hàn lâm đối với học sinh, khó áp dụng vào thực tiễn, chưa mang tính thực hành cao, còn thiếu đồng nhất; tư liệu mang tính ứng dụng thực hành cao phục vụ cho môn học còn ít; HS không chăm, thiếu kĩ năng tự học, bị hổng kiến thức từ cấp dưới; thời lượng phân phối cho phân môn làm văn và cho từng tiết dạy quá ít; việc đào tạo, tổ chức bồi dưỡng GV về kỹ năng dạy học làm văn chưa thiết thực và hiệu quả. Cũng chính vì vậy, nhiều GV còn cảm thấy lúng túng ở việc đưa ra các biện pháp và hệ thống bài tập giúp học sinh luyện tập thêm hiệu quả ở nhà; hướng dẫn học sinh áp dụng các kiến thức lý thuyết ở SGK để thực hành; việc đưa ra một quy trình làm văn nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i mang tính ứng dụng, thực hành cao đồng thời với việc hướng dẫn học sinh vận dụng hiệu quả quy trình ấy vào thực tế học tập. Trong quá trình dạy học làm văn nói chung và dạy làm văn NLXH nói riêng vẫn còn tồn tại những hiện tượng: GV bỏ, không thực hiện các tiết dành riêng để dạy lí thuyết và kĩ năng làm văn; có khá ít GV tích hợp dạy lí thuyết và kĩ năng làm văn trong giờ trả bài; rất ít GV dạy các tiết lí thuyết, kĩ năng một cách hào hứng; rất ít GV dạy tiết trả bài một cách hào hứng; đa số GV dạy các giờ lí thuyết, kĩ năng làm văn một cách đơn điệu, chiếu lệ; khá nhiều GV dạy tiết trả bài một cách nhàm chán, chiếu lệ;

26

vẫn còn khá đông GV thật sự lúng túng, không biết bằng cách nào để rèn kĩ năng lập ý cho HS; đại đa số tiết trả bài chủ yếu trở thành tiết sửa câu sai, từ sai, chữ sai.

Không chỉ các em học sinh mà bản thân những nhà giáo dục đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp, rất vững vàng về chuyên môn, nhưng sự hiểu biết xã hội còn chưa sâu, lại bằng lòng với chính mình mà không chịu tìm hiểu, rèn luyện nâng cao năng lực, kỹ năng sống. Dẫn đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh còn hạn chế.

Mặt khác, đa phần các nhà giáo vẫn dạy học theo phương pháp cô đọc, trò chép, áp đặt suy nghĩ cho học sinh, tạo không khí căng thẳng cho giờ học không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. ….

1.2.1.4. Phân phối chương trình trong SGK còn chưa hợp lý

Nghị luận xã hội trong những năm gần đây đóng vai trò quan trọng trong các kỳ thi , tuy nhiên thời lượng số tiết cho nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i trong phân phối chương trình SGK là rất ít, nghị luận về hiện tượng đời sống càng ít hơn. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng học nghị luận xã hội như “ cưỡi ngựa xem hoa” dẫn đến hiê ̣u quả da ̣y ho ̣c không cao.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo d (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)