6. Cấu trúc luận văn
1.2.3. nghĩa và vai trò của việc dạy và học nghị luận xã hội về hiện tượng đờ
đời sống ở trường phổ thông
1.2.3.1. Vai trò của dạy học nghị luận xã hội
Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ. Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào, nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ... Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.Văn hóa ứng xử không thể đem ra cân – đong – đo- đếm và cũng không hẳn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây dựng cộng đồng văn minh và ứng xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt, mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có
30
văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước, hơn bao giờ hết, mỗi học sinh ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Xu thế này sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu và học sinh toàn cầu… Những năm trước năm 2010, sinh viên, thanh niên nước ta được đánh giá tụt hậu hơn về học vấn và tay nghề, ngoại ngữ và tin học, khả năng thích ứng, sức khỏe… Đến giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo, học sinh, sinh viên nước ta sẽ tiếp cận dần với trình độ, sức khỏe của thanh niên khu vực và thanh niên thế giới. Học sinh Việt Nam sẽ có trình độ văn hóa, chuyên môn và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém học sinh các nước. Nhưng học sinh nước ta còn thua kém học sinh các nước tiên tiến về kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tham gia các hoạt động quốc tế.
Để giúp học sinh, sinh viên tự tin tham gia có hiệu quả vào hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, đòi hỏi Đoàn và Hội phải có các hoạt động hỗ trợ thanh niên có kỹ năng, kỷ luật, có tác phong lao động công nghiệp và nếp sống văn minh.Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
31
phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thanh niên Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thanh niên đang tự khẳng định mình là thế hệ vượt lên hơn so với các thế hệ thanh niên đi trước và đang dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để sánh vai ngang bằng với thế hệ thanh niên các nước trên thế giới .
Học sinh Việt Nam cần có 3 nhóm phẩm chất là: Trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đạo đức và lối sống trong sáng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng mới đáp ứng được yêu cầu cảu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc tế. Để đạt được những tiêu chí và các phẩm chất trên đòi hỏi bản thân học sinh tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tụ tin, tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm, để trở thành nguồn lao động chất lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thứ nhất, học sinh phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ.
Do đó, thanh niên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tệ nạn xã hội tham nhũng……
Thứ hai, học sinh cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, học sinh nước ta cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động để khi ra đời có thể thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Học sinh phải tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập với phương châm: người học sinh nào cũng phải học, ở đâu, làm gì, thời gian nào
32
cũng phải học; người học sinh nào cũng phải xác định tham gia học tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Thứ ba, học sinh phải tích cực tham gia xây dựng môi trường học tập,
môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó biến đổi khí hâ ̣u toàn cầu.Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu đó đã đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách lớn lao đối với thế hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, mỗi thanh niên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại.
Mặt khác, điểm yếu của học sinh, sinh viên Việt Nam là kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, khả năng thuyết trình, hùng biện trước đám đông còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc làm mất đi nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Đa số các em học sinh cấp 3 hiện nay, còn mang nặng tư tưởng học để thi cử, do vậy các em chủ yếu học tập theo khối thi đại học, mà phần nhiều là các khối A, khối B, dẫn đến hiện trạng học sinh xem nhẹ môn Ngữ văn, thậm chí có những em học sinh cho rằng: “ Học Văn là vô ích, tốn thời gian và không giúp được gì trong việc thi Đại học và trong cuộc sống”. Đó là những suy nghĩ sai lầm, học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, về con người, về xã hội…từ đó mỗi học sinh sẽ có những định hướng đúng đắn cho tương lịa của mình. Như vậy việc dạy và học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống trong trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, lối sống, để trở thành con người toàn diện.
33
1.2.3.2. Ý nghĩa của dạy học nghị luận về hiện tượng đời sống trong nhà trường THPT
Ý nghĩa lớn nhất của học tập nghị luận về hiện tượng đời sống đó là góp phần phát triển HS một cách toàn diện cả về năng lực nhận thức, về thành phần nhân cách và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo.
Thông qua kiến thức xã hội, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, học sinh được định hướng hoạt động nhận thức, trước hết là nắm vững chính
xác kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Vì vậy khả năng định hướng hoạt
động của học sinh là điều kiện tiên quyết của sự phát triển tính tích cực sáng tạo của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ việc biết các hiện tượng, vấn đề, về thời gian, không gian, địa điểm cũng như nhân vật, thông qua đó các em sẽ biết lập luận, phân tích, lí giải về hiện tượng, về nguyên nhân của hiện tượng đó.
Học tập nghị luận xã hội là sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo của
từng cá nhân.. Những ý kiến được lựa chọn của cá nhân đưa ra sẽ là ý kiến có
tính thuyết phục cao. Trong học tập nghị luận về hiện tượng xã hội, với những vấn đề xã hội lí thú, hấp dẫn, với những hiện tượng xã hội gây những tranh cãi trái chiều thì khi đưa ra bàn luận, bàn bạc có thể xuất hiện những ý hay, những phương án giải quyết thông minh, độc đáo. Từ đó, vốn kiến thức xã hội của học sinh sẽ trở nên bền vững và sâu sắc, đặc biệt khi hiểu về xã hội các em sẽ yêu thích và trở nên say mê học tập.
Dạy học nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống sẽ đánh thức và khơi dậy tiềm năng trí tuệ của học sinh qua việc đặt các em vào tình huống cụ thể và sinh động của cuộc sống, học sinh sẽ phải tự mình khám phá tri thức, tự chiếm lĩnh tri thức.
Học nghị luận xã hội bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội tối đa cho học sinh được bộc lộ hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập, cũng như các lĩnh vực khác, giúp họ có nhiều cơ hội rèn luyện các khả năng diễn đạt cách thức tư duy và ý tưởng của mình.Điều này đặc biệt
34
có ích đối với những học viên nhút nhát, ngại, ít phát biểu trong lớp.
Tạo cơ hội thuận lợi để các học sinh học hỏi lẫn nhau. Đây chính là phân môn dạy học đa dạng và hiệu quả, nhất là đối với các lĩnh vực tri thức, phương pháp tư duy và kĩ năng diễn đạt.
Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của nghị luận xã hội so với nghị luận văn học. Trong giờ học trên lớp, giáo viên thường chỉ thu nhận được phát biểu của một số ít học sinh (thậm chí những phát biểu này chưa bộc lộ hết ý của họ - vì ngại phát biểu trước GV và trước lớp), còn trong quá trình viết bài, tất cả học sinh đều được phát biểu với thái độ tự tin và có ghi chép lại. Do đó số lượng ý kiến và sự thấu đáo của chúng trong các bài viết văn chắc chắn nhiều hơn so giờ học trên lớp. Mặt khác, giáo viên còn có thể thu được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.
Biểu đồ 2.1. Lợi ích lớn nhất của học tập nghị luận xã hội về hiện tƣợng đời sống
Như vậy, trong các phương pháp được sử dụng trong dạy và học nghị luận xã hội ở trường phổ thông thì phương pháp học tập tích cực mang lại nhiều lợi ích như vận dụng và phát huy được trí tuệ của học sinh vào thực tiễn đời sống, tạo thói quen làm việc trong môi trường tập thể, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước đám đông, giải quyết các công việc một cách dễ dàng hơn nhờ khẳ năng tư duy và khả năng làm việc độc lập,... Một trong những lợi ích to lớn nhất là làm cho học sinh có khả năng vận dụng và phát
8
32,7
38,9
20,4 Vận dụng và phát huy trí tuệ vào thực tiễn đời sống
Kỹ năng sống, ứng xử trước đám đông Giải quyết công việc dễ dàng hơn Cả 3 ý kiến trên
35
huy trí tuệ vào thực tiễn đời sống, chiếm 38,9% ý kiến học sinh được điều tra.
Lợi ích tiếp theo là tạo cho học sinh thói quen làm việc trong mọi tình huống : 32,7%.... Đây là hai lợi ích quan trọng trong việc thay đổi thói quen học tập của học sinh Việt Nam. Trước đây, học sinh Việt Nam chủ yếu là học tập một cách thụ động, làm việc dựa chủ yếu vào việc truyền dạy kiến thức của giáo viên nên khả năng giải quyết công việc, cách ứng xử, hợp tác, làm việc trong môi trường tập thể yếu, kém hiệu quả. Như vậy, phương pháp học tập nghị luận xã hội tích cực góp phần thay đổi phong cách học, làm việc của học sinh, nâng cao khả năng hợp tác, làm phong phú thêm kĩ năng học tập và hòa nhập của học sinh.
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương này chúng tôi tập trung đi sâu vào phân tích vai trò, ý nghĩa, thực trạng học tập, sự yếu kém về kỹ năng sống của học sinh nói riêng, của giới trẻ Việt Nam nói chung và tính cấp thiết của việc đưa những vấn đề của đời sống vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.Tuy chưa được chính thức đưa vào giảng dạy để trở thành một bộ môn chính như ở các nước trên thế giới, nhưng nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống đang dần dần chinh phục các em học sinh ham hiểu biết bởi tính thiết thực của nó.
Nếu như nghị luận về tư tư tưởng đạo lý giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, xác định được lối sống tích cực tiến bộ và văn minh, thì nghị luận về hiện tượng đời sống sẽ giúp giới trẻ Việt Nam năng động hơn, sống có ý nghĩa hơn, tích cực làm việc tốt, tránh những điều xấu, điều ác.
Hơn thế, văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết, từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp các tri thức từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư