6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Vận dụng phương pháp xây dựng tình huống trong dạy và học nghị luận xã
luận xã hội về hiện tượng đời sống trong chương trình Trung học phổ thông
Đặc điểm của nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống là tính cấp thiết của vấn đề, do vậy giáo viên phải tạo được không khí thoải mái, thích hợp, khơi dậy tính tò mò của học sinh bằng cách xây dựng các bài học bằng tình
61
huống, từ đó gợi dậy những suy nghĩ của học sinh về vấn đề đặt ra trong tình huống ấy.
Phương pháp tình huống: là phương pháp sử dụng những chi tiết, sự kiện, hoàn cảnh, tình huống (phải là tình huống có vấn đề - có thể thật hoặc hư cấu – chứa đựng nội dung dạy học) làm phương tiện đạt mục tiêu dạy học. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu tình huống, người học sẽ có cơ hội củng cố kiến thức cũ, vận dụng vào thực hành một cách sáng tạo. Trong dạy học nghị luận về hiện tượng đời sống được xem là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà sư phạm sử dụng phương pháp học tập này, bởi có quá nhiều những tình huống có vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi con người phải tìm cách giải quyết.
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học trong đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề cấp bách đang được sự chú ý và quan tâm của dư luận toàn xã hội. Phương pháp giảng dạy truyền thống với vai trò người thầy làm trung tâm phát thông tin và học sinh bị động tiếp nhận thông tin đã trở nên lạc hậu trước yêu cầu dạy học của xã hội khi các giá trị kỳ vọng vào tương lai và sự phát triển cao hơn, đẹp hơn, hay hơn trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.
Muốn xây dựng một tình huống có vấn đề trong dạy nghị luận về hiện tượng đời sống, giáo viên phải:
Thu thập thông tin, xây dựng tình huống
Tìm mẩu chuyện ngắn từ sách báo, gọt giũa mẩu chuyện, cho thêm vào một vài dữ kiện để giải quyết được bài học
Ghi lại các tình huống bắt gặp trong cuộc sống, nghề nghiệp, gia cố sự kiện cho hay tạo thành bản tin ngắn liên quan đến bài học
62
Dùng ca dao, thơ, tục ngữ để giới thiệu vấn đề
Dùng tranh ảnh, phim minh họa để đưa ra tình huống có vấn đề Đưa ra những câu hỏi có vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề: là mắt xích cuối cùng nhưng quyết định sự thành bại của toàn bộ việc tổ chức tình huống có vấn đề. Việc xây dựng tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên dưới hình thức “câu hỏi nêu vấn đề”
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về cái chưa biết, thường xuất phát từ phía học sinh hơn là phía giáo viên. Câu hỏi nêu vấn đề bao giờ cũng nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh, buộc các em phải vận dụng những thao tác tư duy khác nhau, phải giải thích, chứng minh, tự kết luận. Để trả lời những câu hỏi nêu vấn đề, học sinh cũng phải tái hiện kiến thức cũ, nhưng không phải dưới dạng “kiến thức cũ nguyên xi” mà học sinh phải gia công thêm, kết hợp các kiến thức đó với nhau…
Câu hỏi nêu vấn đề khác với “câu hỏi thông báo”. Những câu hỏi có tính chất thông báo chỉ đòi hỏi sự nhớ lại (tái hiện) kiến thức cũ đã biết, yêu cầu chủ yếu trí nhớ của học sinh mà không động viên sự tìm tòi của các em. Chẳng hạn, học sinh đã học định nghĩa của hiê ̣n tượng ô nhiễm môi trường, giáo viên chỉ hỏi : Ô nhiễm môi trường là gì?”.
Câu hỏi nêu vấn đề phải có những đặc điểm sau:
Phải chứa đựng một mâu thuẫn nhận thức. Điều đó chỉ đạt được khi câu
hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều phải tìm.
Phải chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm
kiếm câu trả lời. Nghĩa là phải tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều
kiện tìm ra con đường đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề.
Phải phản ánh được tâm trạng ngạc nhiên của học sinh khi nhận ra
mâu thuẫn nhận thức, khi đụng chạm tới vấn đề.
VD: Chuẩn bi ̣ hồ sơ dự thi đại học: Học hỏi Sinh: Cậu chọn nghề gì?
Sinh: Tất nhiên chọn nghề làm ra nhiều tiền. Còn cậu?
63
Hãy viết một bài trao đổi cùng hai bạn học sinh về quan điểm chọn nghề của mình?
Khi tình huống (được cài đặt sẵn trong sách giáo khoa hoặc do sự gia công sư phạm của thầy cô mà có) được biến thành sự kích thích trí tuệ nơi học sinh thì quá trình làm việc của học sinh dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ thực hiện theo ba bước
- Tự đào xới tình huống để phát hiện vấn đề
- Tự phân tích tình huống để lý giải và chứng minh vấn đề - Tự tổng hợp dữ liệu để kết luận vấn đề
Phương pháp dạy học nghị luận hiện tượng đời sống bằng tình huống không những gia tăng khối lượng làm việc của GV mà còn đòi hỏi GV phải luôn chấp nhận đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Để có những bài tập tình huống thực tế, sát với điều kiện môi trường giáo dục của Viê ̣t Nam , GV phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin và xây dựng tình huống. Quá trình này rất tốn thời gian, công sức và là một quá trình liên tục.
Ở mỗi bài GV cần nghĩ ra cách giới thiệu bài sao cho kết hợp với việc đưa ra vấn đề (tình huống chứa mâu thuẫn cần giải quyết). Vấn đề có thể tiềm ẩn trong một mẩu chuyện vui, hay trong những tranh ảnh có thông tin trái ngược. Khi dạy bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Ngữ văn 8) GV có thể dùng hai bức tranh: Một bức mang ý nghĩa tuyên truyền hạn chế dùng bao ni lon, một ngày không dùng bao ni lon, một bức gồm nhiều ảnh nhỏ tạo nên
câu chuyện về một gia đình dùng bao ni lông sáng, trưa, chiều, tối. Sau đó hỏi:
Ý kiến của em về hai hình ảnh trên? Học sinh sẽ nhận thấy hai hình ảnh tương phản nhau: Trong khi thế giới hô hào việc bảo vệ môi trường “Một ngày không dùng bao ni lon” thì hằng ngày con người làm ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng bao ni lon. Từ cái học sinh đã biết nhận thấy, GV đưa ra vấn đề của bài học ẩn chứa trong câu hỏi “Vì sao phải “một ngày không dùng
64
phát biểu theo cách nghĩ của mình. Sau đó GV giới thiệu bài: Những câu trả lời của các em đã giải quyết thỏa đáng các câu hởi chưa. Điều đó sẽ rõ khi chúng ta tìm hiểu văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000 . Sau khi ho ̣c xong có thể giao bai tâ ̣p về nhà cho ho ̣c sinh với đề bài : Hãy viết bài văn nghị luận xã hội về đề tài ô nhiễm môi trường?
Mặt khác, phương pháp giảng dạy tình huống lại đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây thật sự là những thách thức lớn đối với GV trong quá trình ứng dụng phương pháp này vào viê ̣c da ̣y nghi ̣ luâ ̣n xã hội.
Đối với học sinh t hách thức lớn nhất thuộc về tính năng động, yêu thích kiến thức và khả năng tư duy độc lập của các em. Phương pháp dạy nghị luận xã hội theo tình huống chỉ thật sự phát huy những giá trị hữu ích khi có sự tham gia chủ động và yêu thích của học sinh.
Tuy nhiên do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thầy giảng trò ghi chép) nên khi chuyển qua phương pháp mới - đòi hỏi sự năng động, khả năng tư duy và tính sáng tạo - thì một bộ phận học sinh không thích ứng được. Bên cạnh một số học sinh rất năng động, yêu thích kiến thức (sẽ tiếp thu được rất nhiều trong quá trình học), tồn tại một bộ phận học sinh chỉ đến lớp vì nghĩa vu ̣. Phương pháp này đòi hỏi GV hiểu rõ các tính chất của học sinh và các yếu tố tác động để có sự phối hợp nhuần nhuyễn và cân đối với các phương pháp truyền thống. Khi sử dụng quá liều lượng nó có thể làm phản tác dụng vì học sinh có thể chỉ chú trọng giải quyết các tình huống cụ thể và cho rằng thực tiễn luôn diễn ra như tình huống.