Giải pháp về vấn đề việc làm, thu nhập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh qua dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Trang 84 - 86)

Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ... đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời

Theo kết quả điều tra: trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm, tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ thì mua sắm phương tiện, vật dụng chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình sau khi nhận tiền bồi thường rất giàu (có cả tỷ đồng). Nhìn chung sau khi nhận tiền bồi thường, đa số các hộ dân sử dụng phần lớn tiền bồi thường để sửa chữa nhà cửa, mua sắm dụng cụ sinh hoạt (66% số hộ), một số chuyển sang kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, một số gửi tiết kiệm, một số trường hợp sử dụng tiền bồi thường để rượu chè, cờ bạc, gây ra các tệ nạn xã hội. Đặc biệt đối với các gia đình nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp mà không tạo được công ăn việc làm mới thì chỉ sau vài năm sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Tình trạng này tập trung ở lứa tuổi từ 30 tới 50, là lứa tuổi còn sức lao động nhưng khó đào tạo tiếp để có việc làm phù hợp tại các khu công nghiệp. Trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, một số địa phương đã có quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng lao động để giải quyết công ăn, việc làm cho người có đất bị thu hồi.

Trước thực trạng trên, UBND huyện cần phối hợp với UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động hợp lý hơn như:

- Trực tiếp chỉ đạo ban ngành liên quan (như trung tâm dạy nghề) mở các lớp đào tạo nghề chứ không hỗ trợ bằng tiền nữa, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp để tuyển lao động phổ thông ở địa phương vào làm trong khu công nghiệp trên chính quê hương mình.

- Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở địa phương.

- Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sử dụng đất khu công nghiệp.

- Ưu tiên việc lập khu dịch vụ tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tăng cường đầu tư phát triển các làng nghề, dịch vụ tại địa phương nhằm thu hút lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh qua dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Trang 84 - 86)