Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh qua dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Trang 43 - 45)

QUA DỰ ÁN VSIP

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du, tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc.

Phía Bắc: giáp thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong; Phía Nam: giáp huyện Thuận Thành;

Phía Đông: giáp huyện Quế Võ; Phía Tây: giáp huyện Từ Sơn.

Huyện Tiên Du có 16 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 15 xã. Diện tích tự nhiên là 10.847,37 ha; chiếm 13,87% diện tích tự nhiên của tỉnh. Kể từ ngày 01/08/2007 (thực hiện theo Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hai xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh sát nhập về thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du chỉ còn 14 xã và thị trấn với tổng diện tích tự nhiên còn lại là 9.568,65 ha.

Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1A, 1B và đường sắt (mỗi đường đi qua huyện dài gần 9km), nối liền thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và mở rộng nâng cấp Quốc lộ 38 trở thành tuyến đường thông

thương với Hải Dương, Hưng Yên và đặc biệt là thành phố Hải Phòng, nơi có cảng Quốc tế và khu công nghiệp tập trung. Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ 270, 295 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm. Sông Đuống chảy qua phía Nam huyện, có cầu Hồ là nơi đi lại, thông thương tấp nập của nhân dân và các phương tiện giao thông vận tải.

Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…

Với vị trí địa lý như trên tạo thuận lợi cho Tiên Du trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.

2.1.1.2. Khí hậu

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa trên tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 0 - 23,4oC. Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,9oC, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Số giờ nắng trung bình các tháng trên năm là 139,32 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7); tổng số giờ nắng trong năm là 1671,9 giờ. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí

2.1.1.3. Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc < 3o. Địa hình vùng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình từ 2,5 đến 6,0m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh qua dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w