Thực trạng sản xuất gạch trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)

Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, mức sống nhân dân ngày một gia tăng, vì vậy nhu cầu xây dựng cũng đã tăng theo điều đó tác động đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch xây dựng là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, tòan tỉnh Bắc Giang có 3.217 lò gạch thủ

công các loại, là một trong những địa phương có số lượng lò gạch lớn nất cả nước; tập trung phần lớn ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang. Nhiều nơi lò gạch thủ công có từ lâu đời. Hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trong những năm qua đã có đóng góp nhất định trong việc phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển ồ ạt, tự phát lò gạch thủ công đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng dân cư; phát sinh nhiều vấn đề phức tạp gây mất an ninh, trật tự xã hội.

Trước những vấn đề bức xúc từ sản xuất gạch nung thủ công, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, định hướng về hoạt động sản xuất lò gạch thủ công. Ngày 31 tháng 12 năm 2009 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND về Quy định Hoạt

động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, với định hướng phát triển vật liệu xây dựng đất sét nung: Trong thời gian tới khuyến khích và tạo điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch, ngói thủ công chuyển sang công nghệ

lò tuynel hoặc các lò công nghệ tiên tiến khác đảm bảo đạt quy chuẩn về môi trường hiện hành và phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Quyết định cũng đưa ra lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công:Kể từ ngày 01/3/2012, cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn các huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam và thành phố Bắc Giang; kể từ ngày 01/3/2013, cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế.

Sau 3 năm (2009-2012) thực hiện Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND về hoạt

động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh, số lượng lò gạch thủ công trên

địa bàn đã giảm đáng kể. Tại thời điểm trước khi ban hành Quyết định số

147/2009/QĐ-UBND, trên địa bàn tỉnh có 3.217 lò gạch, ngói thủ công, trong đó loại lò trên 30 vạn viên có gần 900 lò, số còn lại đều là các lò gạch từ trên 10 vạn

đến dưới 30 vạn viên, các huyện có số lượng lớn lò gạch thủ công là: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên. Đến cuối năm 2012, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc dừng đốt gạch thủ công; phá dỡ trên 2.000 vỏ lò, trong đó huyện Tân Yên tháo dỡ 507 lò (đạt 100% số lò trên địa bàn); chuyển đổi trên 28.000 lao động sang các ngành nghề khác; hỗ trợ trên 1,5 tỷđồng cho các chủ lò để phá dỡ.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiên quyết định xóa bỏ lò gạch thủ công đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn: Các chủ lò gạch bỏ ra hàng trăm triệu đến hàng tỷđồng

để xây dựng vỏ lò, số gạch phơ tồn đọng nhiều, nếu chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các lò gạch thủ công sẽ khiến các chủ lò điêu đứng vì chưa thu hồi được vốn; bên cạnh đó, hợp đồng thuê đất vẫn chưa hết thời hạn; nhiều chủ lò gặp khó khăn về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.2. Danh sách các chủ lò được cấp phép hoạt động sản xuất gạch thủ công, tính đến tháng 12 năm 2013 TT Họ tên chủ lò Địa điểm sản xuất Ngày,

tháng cấp Số lò được cấp phép Công suất (vạn viên/lò) 1 Vũ Chí Dư Tân Thịnh – Trí Yên 05/12/12 02 35 2 Trần Văn Việt Sơn Hùng – Trí Yên 26/10/12 02 35

3 Nguyễn Văn Biển Tân Thịnh – Trí yên 04/3/13 01 35

4 Nguyễn Mạnh Hùng Yên Tập Cao – Yên Lư 27/02/13 02 35

5 Nguyễn Ngọc Vân Yên Tập Bắc-Yên Lư 27/02/13 02 35

6 Nguyễn Văn Tám Yên Tập Bắc-Yên Lư 07/01/13 02 35

7 Lê Thế Hải Yên Hà-Yên Lư 13/11/12 01 35

8 Lương Văn Chiến Đa Thịnh-Yên Lư 07/01/13 01 35

9 Dương Văn Trọng Long Xá-Yên Lư 13/11/12 02 35

10 Nguyễn Văn Tiền Long Xá-Yên Lư 13/11/12 02 35

11 Nguyễn Đức Năng Thạch Xá-Yên Lư 13/11/12 01 35

12 Trịnh Văn Kha Cao-Yên Lư 13/11/12 02 35

13 Hoàng Đức Duyên Tam Sơn- Lãng Sơn 13/11/12 01 35

14 Nguyễn Đức Thỏa Mỹ Tượng-Lãng sơn 13/11/12 01 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

16 Đào Văn Chiến Thắng Cương-Thắng Cương 19/11/12 02 35

17 Lã Hồng Sơn Phấn Lôi-Thắng Cương 19/11/12 02 35

18 Phạm Văn Nam Quỳnh – Quỳnh Sơn 19/11/12 02 30

19 Phạm Văn Thuấn Quỳnh – Quỳnh Sơn 26/10/12 02 35

20 Nguyễn Quang Thao Ngọc Sơn – Quỳnh Sơn 19/11/12 02 35

21 Nguyễn Văn Mau Hạ Núi – Đồng Phúc 05/12/12 02 35

22 Chu Văn Đắp Hạ Núi – Đồng Phúc 05/12/12 02 35

23 Nguyễn Văn Thịnh Hoàng Phúc – Đồng Phúc 07/01/13 02 35

24 Nguyễn Văn Thử Hoàng Phúc – Đồng Phúc 07/01/13 01 35

25 Nguyễn Văn Uyên Hoàng Phúc – Đồng phúc 04/3/13 01 35

26 Nguyễn Văn Tề Cựu trên - Đồng Phúc 19/11/12 02 35

27 Nguyễn Văn Bộ Nam Sơn – Đồng Phúc 05/12/12 02 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Nghề sản xuất, kinh doanh sau khi lò thủ công bị cấm hoạt động; lao động tham gia sản xuất gạch, ngói thủ công hầu hết chưa qua đào tạo nghề, một số lao

động có độ tuổi cao, việc bắt đầu đào tạo ngành nghề mới, chuyển đổi nghề nghiệp gặp trở ngại, hàng nghìn người thất nghiệp, tạo thêm gánh nặng việc làm cho xã hội. Để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và giảm thiểu tổn thất cho các chủ lò gạch. UBND tỉnh ban hành quyết định số 189/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 cấp phép cho các chủ lò chuyển đổi từ lò thủ công gây ô nhiễm môi trường sang lò gạch cải tiến thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2012-2015.

Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh Bắc Giang có 61 cặp lò lắp đặt thiết bị xử lý khí thải được đưa vào vận hành, tập trung chủ yếu ở các huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam.

Trên đà phát triển, cuối tháng 12 năm 2013, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 33 cơ sở sản xuất gạch, trong đó 27 lò thủ công áp dụng công nghệ sử lý khí thải, 6 lò vòng và 2 lò tuynel hoạt động.

Đánh giá chung:

- Đến nay trên địa bàn huyện Yên Dũng có 27 giấy phép hoạt động sản xuất gạch nung áp dụng công nghệ xử lý khí thải cho 27 chủ lò, trong đó có 17 chủ lò được cấp phép hoạt động với 02 lò (01 cặp), 10 chủ lò được cấp phép hoạt động với 01 lò.

- Tất cả các chủ lò đã được cấp phép xây dựng và cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)