Tác động tới môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 75 - 81)

3.5.1.1. Tác động đến cây trồng và vật nuôi

Thực vật có độ nhạy cảm với ô nhiễm môi trường cao hơn so với động vật. Sự

sinh trưởng bình thường của thực vật đòi hỏi phải có đủ các yếu tố: ánh sáng, nhiệt

độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng và các trạng thái thích hợp của đất trồng. Sự mất cân bằng của các yếu tố trên dẫn đến gánh nặng đối với cây trồng, trong đó ô nhiễm không khí đóng vai trò quan trọng trong việc mất cân bằng nói trên

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với thực vật rất khác biệt nhau từ loài này sang loài khác. Cùng một chất ô nhiễm với nồng độ như nhau nhưng ở loài này thì bịảnh hưởng nặng còn ở loài khác thì chịu đựng tốt và phát triển nhanh.

Thực vật tồn tại và phát triển được là nhờ có các quá trình sinh hóa sau đây: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước, các quá trình này thực hiện chủ yếu ở lá cây. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm trong lúc các yếu tố ngoại cảnh khác vẫn

được đảm bảo bình thường thì các quá trình quanghợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây cối đều bịảnh hưởng và biểu hiện bằng các triệu cứng sau đây:

- Tốc độ tăng trưởng: cây chậm lớn do quá trình quang hợp và hô hấp bị hạn chế

- Hiện tượng lá vàng úa hoặc bạc màu: khi không khí bị ô nhiễm, quá trình quang hợp bị kìm hãm, không tổng hợp được chất diệp lục để nuôi cây, chất diệp lục tích trữ trong cây bị tiêu hao nhanh hơn tốc độ sản sinh ra chúng từ quá trình quang hợp. Vì thế lá cây bị vàng úa, bạc màu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Chết cây từng bộ phân hoặc chết cây toàn bộ: các phản ứng thuận nghịch trong các tế bào và các mô của cây không sảy ra được nữa dẫn đến cái chết từng bộ

phận hoặc toàn bộ cây.

Ô nhiễm bụi trong không khí cũng gây tác hại không kém phần nặng nề đối với thực vật. Tác hại đầu tiên của ô nhiễm bụi đối với thực vật dễ dàng nhận thấy là

độ trong suốt của khí quyển đối với ánh sáng Mặt Trời giảm, cộng với lớp bụi bao phủ trên lá cây làm cho khả năng quang hợp, trao đổi khí (hô hấp) và thoát hơi nước – 3 chức năng sinh học quan trọng của cây đều bị hạn chế. Hậu quả là năng suất cây trồng bị giảm, mùa màng bị thất thu.

Theo dõi những dấu hiệu tổn thương của cây và sản lượng thu hoạch, các nhà khoa học kết luận rằng ở những khu vực canh tác càng gần các lò gạch thì mức độ

tổn thương cũng như lượng HF (axit flohiđric) tồn trên lá càng cao. Như vậy, khói lò không những giảm năng suất mà còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng nông sản.

Theo báo cáo tình hình sản xuát nông nghiệp của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng: khi các lò gạch hoạt động, 100% cây trồng cách lò gạch 50-200m bị ảnh hưởng: giảm sự sinh trưởng, cháy xém, táp lá, khô héo, rụng quả hoặc không thụ phấn được. Ở khoảng cách 200m đến 500m, cây trồng bị

táp lá nhẹ, lép hạt, rụng quả, năng suất giảm 25-30%.. Riêng các loại cây như nhãn, vải, ổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lá non đa phần bị héo cháy, quả non rụng, cây vải thiều gần như trút rụng hoa toàn bộ, ảnh hưởng tới 50-60% năng suất. Khoảng cách 500m đến 1.000m, các loại cây trồng chậm lớn, lá bị sém nhẹ, độ thụ phấn kết trái kém vì nhiều loại côn trùng giúp thụ phấn hoa không tiếp xúc được. Các cây trồng ở cuối chiều gió bị ảnh hưởng nặng hơn. Nếu đốt gạch vào đúng lúc các cây như nhãn, vải kết trái non thì bị rụng tới 1/4 số quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Bảng 3.15.Mức độ ảnh hưởng của khói lò gạch tới một số cây trồng chủ yếu của vùng TT Cây

trồng Biểu hiện Mức độ

Thời gian ảnh

hưởng nhiều Ý kiến

1 Lúa

- Giai đoạn mạ non: vàng, đỏ lá, táp lá, chết thành từng vầng theo vệt khói

- Giai đoạn sinh trưởng đứng cái làm đòng: lá chuyển từ mầu xanh đen sang héo xanh lá, cháy khô lá, đòng không thụ.

- Giai đoạn trổ bông nếu bị ảnh hưởng của khói lò: cháy khô lá, không thụ phấn được, lép hạt. *** Tháng 01-04; 06- 10 ảnh hưởng lớn nhất 55/60 2 Lạc

- Lá chuyển màu xanh đen rồi vàng, cây lạc không sinh trưởng được hoặc chết cây

- Củ nhỏ, ít

*** Tháng 2-5 45/60

3 Ngô, - Cháy lá nếu bịảnh hưởng lớn

- Râu ngô không thụ phấn được, không đậu hạt ở bắp

*** Tháng 3-4, tháng 12

54/60

4 Đậu tương

- Giai đoạn cây con: vàng lá, rụng lá - Giai đoạn quả thường lép hạt

** Tháng 1-4 42/60

5 Cà chua - Giai đoạn cây con: lá héo xanh chuyển sang héo khô, đốm nâu vàng, chết cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

- Giai đoạn ra hoa: vàng lá, rụng lá, rụng hoa, đậu quả 6 Rau màu (ớt, cải bắp…) - Khô đầu lá, táp lá rồi chết cây *** Tháng 1-6, tháng 10-12 56/60 7 Nhãn, vải - Táp lá, chết cây từ trên ngọn

- Giai đoạn ra hoa, đậu quả: hầu như rụng hết hoa

** Tháng 1-5 45/60

8 Na - Cháy lá

- Không đậu quả

* Tháng 1-6 35/60

9 Chuối - Táp lá, chết hàng loạt *** Quanh năm 58/60

10 Ổi - Rụng lá, giám quả, rụng lá, cây khô héo, chết cây. ** Tháng 01-07 47/60

11 Bưởi - Vàng lá, rụng lá, quả héo, rụng quả. ** Tháng 1-6; tháng

10-12

45/60

Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, n = 60 (2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Tại huyên Yên Dũng, sản xuất gạch ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt

động trồng lúa. Do hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương chủ yếu là trồng lúa nước (diện tích 94,6%), lò gạch chủ yếu nằm ở sườn đê gần khu vực canh tác lúa, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa khu vực lân cận lò gạch. Tác động của khói lò đến lúa đôi khi không biểu hiện rõ rệt qua năng suất mà biểu hiện ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng khi bị

khói lò tác động. Ví dụ ở giai đoạn mạ và lúa non, đang sinh trưởng mạnh, nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng của khói lò nhất, nhưng nếu được chăm sóc tốt, lúa sẽ sinh trưởng phát triển bình thường lại sau một thời gian. Riêng giai đoạn làm đòng, trỗ

bông nếu bị khói lò ảnh hưởng sẽ dẫn tới hiên tượng không thụ phấn, lép hạt, khô bông năng suất giảm tới 40%..

Bảng 3.16. Thống kê năng suất lúa trung bình ở một số nơi xung quanh lò gạch xã Quỳnh Sơn

(Đơn vị: tạ/ha) Thôn 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Quỳnh 62,5 64 62 63 63 45 42 42,5 60 Ngọc Sơn 61,5 63 61 63 62,5 46 45 44 62 Tân Sơn 60 62 61,5 62 62 49 48 47 61 Voi 61 63 63 62 61 58 58,5 55 62 Núi Ngọc 62 61 61 60 62,5 60 62 61 61

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng

Ghi chú: Các lò gạch tại xã Quỳnh Sơn chủ yếu nằm trong địa giới của thôn Quỳnh, Ngọc Sơn; các thôn Tân Sơn, Núi Ngọc và thôn Voi là những thôn nằm giáp các lò gạch.

Người dân cấy lúa xung quanh khu vực lò cho biết, trong thời gian làm mạ, nhất là vụ chiêm-xuân, khói lò làm chết tử 30-50% mạ non, những vầng mạ chết vàng, đỏ hoe theo vệt khói, đặc biệt khi thời tiết nắng lên và âm u, lượng khí thải khó thoát lên trên cao. Lúa đang lên xanh tốt nhưng nếu lò gạch hoạt động, khói lò gạch sẽ làm cả đám ruộng vàng úa, héo quắt, thời kỳ trổ bông, làm đòng bị ảnh hưởng dẫn tới lép hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 Từ bảng 3.17 có thể thấy rõ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gạch đến năng suất lúa.

Hình 3.9. Biến động năng suất lúa tại xã Quỳnh Sơn – Yên Dũng

Biểu đồ trên cho thấy, năng suất lúa từ năm 2004-2008 ổn định, giao động trong khoảng 60-63 tạ/năm. Nhưng đến giai đoạn năm 2009 -2011, năng suất lúa bắt đầu giảm mạnh, nhiều nhất là thôn Quỳnh (năm 2010, năng suất đạt 42 tạ/ha, giảm 27- 30% so với những năm 2004-2008), thôn Ngọc Sơn và Tân Sơn năng suất cũng bị

giảm đáng kể từ khi lò gạch bắt đầu hoạt động. Thôn Voi và Núi Ngọc ít bị ảnh hưởng, do vậy, năng suất lúa biến động nhẹ. Điều này thể hiện rõ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động sản xuất gạch thủ công đến năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng. Đến năm 2012 năng suất lúa tăng trở lại.

Điều này được giải thích do trước năm 2009, chưa có lò gạch hoạt đông, từ

năm 2009-2011, các lò gach thủ công hoạt động mạnh, ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Đến năm 2012, khi được áp dụng hệ thống xử lý khí thải, đã giảm đáng kểảnh hưởng của hoạt động đun đốt gạch tới sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

Hiện tại chưa có báo cáo thống kê cụ thể mức độ thiệt hại của hoạt động sản xuất gạch thủ công đến năng suất vật nuôi. Tuy nhiên, theo điều tra phỏng vấn tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 các hộ dân sống xung quanh khu vực lò gạch hoạt động, người dân cho biết khói lò làm vật nuôi chậm lớn, giảm sự sinh trưởng ở các loài vật nuôi như lợn, gà, bò,dê…và làm ảnh hưởng đến ao nuôi cá, nhất là sau các trận mưa lượng cá chết nhiều do pH ao nuôi giảm.

3.5.1.2. Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên:

Việc xây dựng và hoạt động của các lò gạch đã lấy đi một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân, làm thay đổi mục đích sử dụng đất, ảnh hưởng

đến hệ sinh thái động thực vật sống trong khu vực này. Sau này, khi lò gạch ngừng hoạt động, khu vực đất phục vụ sản xuất gạch cũng không thể canh tác do mất đất, thay đổi tính chất đất.

Đối với hệ sinh vật đất, hoạt động của lò gạch phát sinh ra lượng nhiệt lớn, làm thay đổi tính chất đất và làm ảnh hưởng lớn thậm chí gây chết khu hệ vi sinh vật đất.

Hiện trạng thảm thực vật khu vực lân cận chủ yếu lúa, các loại cây trồng, các loại cỏ dại thuộc dạng thân bò và một sốđộng vật lưỡng cư, thân mềm,... Tuy nhiên mức độ tác động của lò gạch nói chung đối với hệ sinh thái tự nhiên khu vực và vùng lân cận là không lớn.

Đa số các lò gạch trên địa bàn huyện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như trong bản Cam kết bảo vệ môi trường đã kí.Đối với hệ sinh thái dưới nước cũng có những tác động đáng kể tới các loại sinh vật dưới nước như: việc xả

nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn xuống dòng sông sẽ làm phú dưỡng nguồn nước, làm tăng độ đục của nước, làm thay đổi đời sống của một số sinh vật dưới nước. Tuy nhiên, lượng nước thải ra không lớn, do các lò gạch đều nằm ở khu vực bờđê giáp sông, dòng chảy lớn nên mức độ ảnh hưởng của nước thải là không

đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)