Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 36)

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, những báo cáo, nghị

quyết của trung ương Đảng, văn phòng quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các luận văn, luận án, những nghiên cứu trước đây trong vấn đề môi trường các lò gạch,... Ngoài ra, các thông tin còn được thu thập từ những tài liệu đã công bố

(sách, báo, báo cáo khoa học, internet,…) về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất gạch và công tác quản lý môi trường tại các lò gạch trên địa bàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 huyện Yên Dũng.

Nguồn số liệu được thu thập từ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng thống kê, phòng Kinh tế & Hạ tầng, các phòng ban chức năng khác, báo cáo thường kỳ của huyện Yên Dũng và các xã trên

địa bàn huyện và Yên Dũng.

Sử dụng một số số liệu đã công khai, công bố từ các nguồn:

- Các thông tin, số liệu về tình hình hoạt động của các lò, ý thức bảo vệ và tuân thủ luật pháp về môi trường tại các lò gạch, tình hình quản lý môi trường trên

địa bàn huyện từ sở Tải nguyên& Môi trường tỉnh Bắc Giang, phòng Tài nguyên& Môi trường, phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Yên Dũng.

- Số liệu thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của phòng thống kê, Phòng Lao động – TBXH huyện Yên Dũng qua các năm

- Báo cáo đề án quy hoạch của huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang về các vấn đề như nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói thủ công, nguồn nhân lực phục vụ

sản xuất trên địa bàn huyện;

- Nguồn thông tin từ Phòng Kinh tế & Hạ tầng, phòng Nông nghiệp& phát triển nông thôn, báo cáo thường kỳ của huyện và các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng.

2.4.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu

Khảo sát trực tiếp tình hình hoạt động của một số lò gạch bao gồm tình hình sử

dụng nguyên, nhiên liệu, nhân công, hoạt động sản xuất gạch phơ và đun đốt gạch. Quan sát bằng mắt, đánh giá thực tế nguồn thải, phương thức vận hành và hoạt

động của hệ thống xử lý khí thải, khu vực tiếp nhận chất thải từ các lò gạch.

Quan sát và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực lò gạch hoạt

động bao gồm môi trường tự nhiên, khu vực sản xuất nông nghiệp và khu dân cư

xung quanh.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi:

Dùng bảng câu hỏi để thu thập ý kiên của người dân sống xung quanh lò sản xuất gạch. Thiết kế bảng hỏi riêng cho từng đối tượng, bao gồm:

+ Người dân sống xung quanh các lò gạch: 60 bảng hỏi + Công nhân làm việc trực tiếp tại lò gạch: 60 bảng hỏi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

2.4.2.3. Phương pháp quan trắc mẫu không khí:

Tiến hành quan trắc môi trường không khí đối với 3 lò gạch thủ công. Phối hợp cùng phòng tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng và Trung tâm quan trắc môi trường Bắc Giang chúng tôi tiến hành quan trắc môi trường không khí khu vực các lò gạch.

- Lấy mẫu không khí:

Chọn ngẫu nhiên 3 lò gạch thủ công tại 3 xã:

+ Xã Yên Lư: lò gạch thủ công của ông Nguyễn Đức Năng – thôn Thạch Xá – Yên Lư – Yên Dũng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xã Quỳnh Sơn: lò gạch thủ công của ông Phạm Văn Thuấn – thôn Ngọc Sơn – Quỳnh Sơn – Yên Dũng

+ Xã Đồng Phúc: lò gạch thủ công của ông Chu Văn Đắp – thôn Hạ Núi –

Đồng Phúc – Yên Dũng Các vị trí lấy mẫu như sau: Thời điểm lấy mẫu Vị trí lấy mẫu và các mẫu không khí Ghi chú Lò gạch của ông Nguyễn Đức Năng Lò gạch của ông Phạm Văn Thuấn Lò gạch của ông Chu Văn Đắp Ngày thứ 3 sau đốt lò (12/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, gió nhẹ Ngày thứ 4 sau đốt lò (13/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, nắng, gió nhẹ Ngày thứ 5 sau đốt lò (14/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, nắng, gió nhẹ

Ghi chú: K1: miệng ống khói; K2: cách ống khói 100m theo hướng gió; K3: cách ống khói 200m theo hướng gió; K4: cách ống khói 100m ngược chiều gió; K5: cách ống khói 300m về phía khu dân cư

- Tần suất quan trắc: 1 lần/năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 Bụi lơ lửng TCVN 5067-1995 2 SO2 TCVN 5971-1995 3 NO2 TCVN 6137-2009 4 CO TCVN 5972-1995 5 CO2 TCVN 5972-1995 6 H2S TCVN 5969 - 1995 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích, tổng hợp thông tin, xử lý thống kế bằng phần mềm excel Kết quảđược trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, sơđồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km.Với vị trí nằm liền kề

với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Thành Phố Bắc Giang, Thành Phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Diện tích đất tự nhiên 19.024 ha. Yên Dũng là một huyện không lớn, so với Bắc Giang chỉ chiếm 5,51% về diện tích và 10,7% về dân số, có 19 xã và 2 thị trấn, với số dân là 169.189 người. Ranh giới hành chính của huyện xác định như sau:

Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với hệ

thống giao thông đường thuỷ và đường sắt khá thuận lợi, có cơ hội giao lưu với thị

trường bên ngoài, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

3.1.2.1. Địa hình

Địa hình của huyện đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo, có cao độ trên 20 - 230 m cắt ngang qua địa bàn huyện. Phần lãnh thổ

còn lại là địa hình bằng có độ dốc dưới 30, cao độ phổ biến từ 2 - 15m, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên. Tuỳ theo độ cao tuyệt đối và tình hình úng ngập trong mùa mưa, chia vùng đồng bằng của huyện thành 3 dạng địa hình khác nhau:

Địa hình vàn cao là 2.516,69 ha (17,81%); địa hình vàn là 6.702,59 ha (347,43%);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

3.1.2.2. Thổ nhưỡng:

Trên địa bàn huyện Yên Dũng có 5 nhóm đất với 12 loại đất chính gồm: Nhóm đất phù sa:13.996,87 ha (chiếm 65,47%); Nhóm đất bạc màu: 1.083,47 ha (chiếm 5,07%), với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ; Nhóm đất đỏ

vàng: 3.497,49 ha (chiếm 16,36%); Nhóm đất thung lũng: 100,68 ha (0,47%); Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: 178,38 ha (chiếm 0,82%).

3.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Điều kiện khí hậu, thời tiết: Yên Dũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện có những đặc trưng chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khí hậu: Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,80C vào tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,40C vào tháng 1.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.553mm, những năm cao có thể đạt tới 2.358mm. Trong năm có khoảng 134,4 ngày mưa nhưng phân bố

không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11, tập trung nhiều vào các tháng 6 - 7, 8; đây cũng là nguyên nhân gây ra úng lụt các tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1, 2, 12.

- Độẩm: Độẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85% vào tháng 8, thấp nhất là 77% vào tháng 12.

Số giờ nắng trung bình trong năm là: 1.722 giờ.

3.1.4. Thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên

Thuỷ văn: Huyện Yên Dũng được bao bọc bởi hệ thống 3 dòng sông lớn chảy qua gồm: Sông Cầu chảy dọc ranh giới giữa Huyện Yên Dũng và huyện Quế

Võ (Bắc Ninh), chiều dài 25km. Sông Thương: chảy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài qua địa bàn huyện 34 km. Sông Lục Nam chạy dọc ranh giới huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, chiều dài 6,7 km.

Cả 3 dòng sông này hợp lưu với nhau ở ranh giới phía Đông của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và đời sống đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước chính cho hầu hết các xã trong huyện. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 nhân gây ra lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

* Tài nguyên thiên nhiên: Yên Dũng không có các loại khoáng sản có giá trị

và trữ lượng cao để khai thác theo quy mô công nghiệp, trừ Cao lanh với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn. Ngoài ra dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét để

sản xuất nguyên vật liệu xây dựng như gạch, ngói,.…

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 2.132,95 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên. Qua nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên không còn, chủ yếu là rừng trồng với các loại cây như keo, bạch

đàn, thông... Trữ lượng rừng trồng thấp, sản lượng khai thác hàng năm bình quân khoảng 1.800 m3 gỗ tròn và 4.200 tấn củi.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng

3.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 Yên Dũng có 39.759 hộ với gần 140.000 người, trong đó khu vực đô thị là 15.000 người, khu vực nông thôn 125.000 người, trong đó nam chiếm 49,6% nữ là 50,4%.Mật độ trung bình 787 người/km2, mật độ

dân số cao nhất huyện là Thị trấn Tân Dân 1.192 người/km2. Nơi có mật độ dân số

thấp nhất là xã Thắng Cương và xã Trí Yên 440 người/km2. Dân số của huyện được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã, xã Yên Lư tập trung

đến 8,2%, trong khi đó xã Thắng Cương chỉ có 1,3%. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ

cao 89,28% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội,

đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

Tổng nhân khẩu của huyện năm 2013 là gần 140.000 người, tốc độ tăng bình quân năm 2011-2013 là 0,6%. Số nhân khẩu nông lâm nghiệp, thuỷ sản 127.120 người chiếm 90,8%, giảm bình quân năm 2011 - 2013 là 1,5%. Huyện có 39.759 hộ, trong đó có 32.171 hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 80,9%. Yên Dũng là một huyện thuần nông, dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 hướng giảm dần, đến năm 2013 chỉ còn chiếm 80,9%, bình quân năm 2010- 2013 giảm 2,0 %.

Trong tổng số lao động, lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là

điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động..

3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Hệ thống giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thôn huyện Yên Dũng đã

đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nông thôn. Toàn huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay, đường giao thông do huyện quản lý có 17 tuyến với tổng chiều dài là 76,5 km, đường xã quản lý dài 273,5 km, đường thôn, xóm quản lý dài 437,5 km. Đến nay toàn bộ 21/21 xã, thị trấn của huyện có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường giao thông nông thôn về trung tâm xã, ô tô đi lại thuận lợi, có 124/201 thôn trên địa bàn huyện đã cứng hoá mặt đường, trong đó có 103 thôn tỷ lệ cứng hoá

đường đạt 100%, đường đi vào trung tâm thôn, xóm đi lại thuận tiện. Ngoài hệ

thống giao thông đường bộ, huyện còn có 3 tuyến giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với tổng chiều dài là 65,7 km. Trên địa bàn huyện có một bến phà lớn là bến phà

Đồng Việt (nối Yên Dũng với huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) và một cầu Bến

Đám (nối khu Ba tổng với khu Đông Bắc của huyện).

Tuy nhiên, trong huyện cũng còn một số xã khó khăn về giao thông nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng nhưở xã Trí Yên, Lão Hộ, Thắng Cương…

Hệ thống thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh và ngân sách

địa phương, huyện đã xây dựng nhiều công trình phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão; cải tạo và nâng cấp ba trạm bơm lớn, cứng hoá được 51 km kênh mương các loại, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông nghiệp; bê tông hoá và giải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cấp phối các tuyến đê đường chống lụt 25 km; trồng được 10 km tre chắn sóng.

Hệ thống điện: 21/21 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Lưới truyền tải của huyện gồm: Đường dây 35KV có 4 tuyến chính và các nhánh, mạch vòng, tổng chiều dài 171,988 km; đường dây 6KV sau trạm trung gian, tổng chiều dài 57,971 km; đường dây 0,4KV, tổng chiều dài 25,64 km; đường dây hạ thế các xã, thị trấn, tổng chiều dài 399,9 km. Hệ thống trạm biến áp khu vực gồm: Trạm biến áp trung gian có 1 trạm, tổng công suất 3.500KVA; trạm biến áp phụ tải có TBA 35/0,4KV 25 trạm/138MBA, tổng công suất 47.060KVA, TBA 6/0,4KVA 33 trạm/34MBA, tổng công suất 7.240KVA.

Hệ thống cấp nước sạch cho nông thôn: Nguồn nước hộ nông dân sử dụng chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm: đào giếng, khoan giếng,….chiếm 42,45% số hộ trong huyện; hộ dùng nước ngầm, nước mặt tập trung chiếm 7,77 % số hộ

trong huyện, còn lại phần lớn hộ là dùng nước mưa, nước sông... có chất lượng kém chưa đảm bảo hợp vệ sinh. Đây là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết ở nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 36)