Hệ thống giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thôn huyện Yên Dũng đã
đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nông thôn. Toàn huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay, đường giao thông do huyện quản lý có 17 tuyến với tổng chiều dài là 76,5 km, đường xã quản lý dài 273,5 km, đường thôn, xóm quản lý dài 437,5 km. Đến nay toàn bộ 21/21 xã, thị trấn của huyện có
đường giao thông nông thôn về trung tâm xã, ô tô đi lại thuận lợi, có 124/201 thôn trên địa bàn huyện đã cứng hoá mặt đường, trong đó có 103 thôn tỷ lệ cứng hoá
đường đạt 100%, đường đi vào trung tâm thôn, xóm đi lại thuận tiện. Ngoài hệ
thống giao thông đường bộ, huyện còn có 3 tuyến giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với tổng chiều dài là 65,7 km. Trên địa bàn huyện có một bến phà lớn là bến phà
Đồng Việt (nối Yên Dũng với huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) và một cầu Bến
Đám (nối khu Ba tổng với khu Đông Bắc của huyện).
Tuy nhiên, trong huyện cũng còn một số xã khó khăn về giao thông nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng nhưở xã Trí Yên, Lão Hộ, Thắng Cương…
Hệ thống thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh và ngân sách
địa phương, huyện đã xây dựng nhiều công trình phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão; cải tạo và nâng cấp ba trạm bơm lớn, cứng hoá được 51 km kênh mương các loại, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông nghiệp; bê tông hoá và giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cấp phối các tuyến đê đường chống lụt 25 km; trồng được 10 km tre chắn sóng.
Hệ thống điện: 21/21 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Lưới truyền tải của huyện gồm: Đường dây 35KV có 4 tuyến chính và các nhánh, mạch vòng, tổng chiều dài 171,988 km; đường dây 6KV sau trạm trung gian, tổng chiều dài 57,971 km; đường dây 0,4KV, tổng chiều dài 25,64 km; đường dây hạ thế các xã, thị trấn, tổng chiều dài 399,9 km. Hệ thống trạm biến áp khu vực gồm: Trạm biến áp trung gian có 1 trạm, tổng công suất 3.500KVA; trạm biến áp phụ tải có TBA 35/0,4KV 25 trạm/138MBA, tổng công suất 47.060KVA, TBA 6/0,4KVA 33 trạm/34MBA, tổng công suất 7.240KVA.
Hệ thống cấp nước sạch cho nông thôn: Nguồn nước hộ nông dân sử dụng chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm: đào giếng, khoan giếng,….chiếm 42,45% số hộ trong huyện; hộ dùng nước ngầm, nước mặt tập trung chiếm 7,77 % số hộ
trong huyện, còn lại phần lớn hộ là dùng nước mưa, nước sông... có chất lượng kém chưa đảm bảo hợp vệ sinh. Đây là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết ở nông thôn hiện nay.
Hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin, bưu điện: Huyện có mạng lưới phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 21/21 xã, thị trấn trong huyện. Hiện nay, toàn huyện có 132/201 thôn sử dụng hệ thống truyền thanh thôn. Huyện có 100% số xã, thị trấn có điện thoại, số máy điện thoại cốđịnh đạt 12.700 máy. Hệ thống bưu điện văn hóa xã có 21 trạm, trong đó có 18 trạm có cung cấp dịch vụ Internet.
Hệ thống giáo dục, y tế: Toàn huyện có 48 trường phổ thông trong đó tiểu học có 22 trường, trung học cơ sở 21 trường và trung học phổ thông có 5 trường, với 21.799 học sinh. Huyện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 3 cơ sở dạy nghề tư
nhân đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 23 trường đạt chuẩn quốc gia, 60% số
phòng học kiên cố và 25 trung tâm học tập cộng đồng. Các cơ sở y tế của huyện năm 2013 có 23 cơ sở y tế, với 251 giường bệnh. Đến hết năm 2013 huyện có 17/25 xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Hệ thống chợ: Toàn huyện có 11 chợ nông thôn (1 chợ chuyên doanh loại 2 là chợ thị trấn Neo và 10 chợ loại 3). Tuy nhiên, mạng lưới chợ vẫn chưa đáp ứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35