Phát thải khí nhà kính của các lò gạch nung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

Thành phần khí thải trong quá trình đốt than chủ yếu là cá loại khí: : CO, CO2, NO, NO2, SO2…với lượng phát thải lớn thì khí thải từ các lò nung gạch góp phần không nhỏ tạo nên hiệu ứng nhà kính (Trần Ngọc Chấn, tập 1,1999).

Theo kỹ sư Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng): Với vật liệu nung, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp và 150,000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường..

Sản xuất gạch đất sét nung tiêu tốn lượng than lớn. Theo tính toán để sản xuất 400 tỷ viên gạch từ nay đến 2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than, riêng năm 2020 phải sử dụng 6.3 triệu tấn. Như vậy, nguồn khoáng sản không tái tạo này gần cạn kiệt. Đồng thời, các lò gạch nung, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khói độc hại CO2, SO2 trên 220 triệu tấn trong vòng 10 năm,

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống sức khỏe con người, giảm năng suất cây trồng (Bộ Xây Dựng, 2013).

Tác hại của các loại khí chủ yếu phát thải tại lò gạch (Trần Ngọc Chấn, 2001): - CO2: tuy ít độc hại trực tiếp nhưng lượng khí CO2 thải ra từ quá trình cháy là rất lớn và có tính bền vững, ít bị phân hủy bằng các quá trình tự nhiên. Ước tính có khoảng 2100 x 10^9 tấn CO2 trong bầu khí quyển và khoảng 140000 x 10^9 tấn khí CO2 hoà trong nước biển, trong đó lượng khí CO2 do đốt cháy nhiên liệu thải ra cho

đến ngày nay chiếm 180 x 10^9 tấn – tức khoảng 10% lượng CO2 trên toàn địa cầu và hàng năm còn bổ sung vào số lượng nói trên một lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu trên toàn thế giới thải ra là 8 x 10^9 tấn. Quá trình quang hợp của thực vật hàng năm tiêu thụ khoảng 54 x 10^9 tấn CO2, nhưng quá trình hô hấp và phân hủy động thực vật lại trả lại khí quyển cũng chừng ấy tấn CO2. Hiện tại nồng độ CO2 trong khí quyển khoảng 330 ppm và tốc độ tăng cao hàng năm khoảng 1ppm.

- CO: chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), tác hại hệ thống tuần hoàn, tim mạch, gây độc toàn thân, có thể gây chết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 - SO2: được sinh ra như một sản phẩm phụ của quá trình đốt than đá, dầu, khí

đốt. Trong nhiên liệu rắn và lỏng luôn chứa lưu huỳnh với hàm lượng khác nhau, có thể đạt 6% trọng lượng trong than đá và 4,5% trong dầu. Khi cháy, hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với O2 và tạo thành khí oxit lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí SO2 và từ 0,5 – 2% là khí SO3 SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit, mưa axit tàn phá cây cối, các công trình kiến trúc, vật dụng, ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật.

Khí SO2 đi vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào

đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. Độc tính chung của SO2 thể

hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế chuyển hóa enzym oxydaza. Nhiễm độc khí SO2 gây nhiễm độc da, bệnh về phổi (viêm đường hô hấp, viêm phế quản) và mắt đối với con người. SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt (Trần Ngọc Chấn, 1998).

- Bụi: khi nhiều quá > 100.000 hạt/ml không khí sẽ quá khả năng lọc của

đường dẫn khí, gây bệnh bụi phổi. [tìm hiểu về ô nhiễm không khí. Bụi gây nguy hiểm cho người và động vật qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông, gây cản trở quá trình bài tiết.

- NOx: Hemoglobin (Hb) tác động mạnh với khí NO (mạnh gấp 1500 lần so với khí CO), nhưng NO trong khí quyển hầu như không có khả năng xâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hb. NO2 là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộđộc cấp tính gây ho dữ dội, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây cản trở trao đổi khí, viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, xưng lớp niêm mạc, ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong .

Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí. SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm (Tang Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2001).

Bụi và khí thải gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cối, hoa màu (Bùi Hoàng Nam, 2011):

+ Bụi bám trên bề mặt làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây + SO2 có tác hại đến sinh trưởng của rau, quả: ở nồng độ thấp nhưng kéo dài sẽ làm lá vàng úa và rụng, nồng độ cao thì một thời gian ngắn đã làm vàng lá và gây hiện tượng chết hoại đối với thực vật.

+ Làm cho cây trồng không phát triển hoặc phát triển chậm, gây giảm năng suất, chất lượng.

Các chất khi trên nếu tích tụ lâu với lượng lớn góp phần gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozonon, khói quang hóa, mưa axit và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)