Giải pháp quản lý môi trường của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 95)

Yêu cầu các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường.

Thường xuyên phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước của huyện và địa phương trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tại các cơ sở sản xuất về việc thực hiện Luật BVMT.

Cần có kế hoạch và chế tài buộc các chủ lò gạch phải đăng ký khu vực tập kết và xử lý rác thải sản xuất, nhất là lượng phế phẩm và tro sỉ sau khi nung.

Đề xuất bố trí lực lượng công an và thanh tra giao thông thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp chở vật liệu quá khổ, quá tải. Tránh tình trạng ngân sách thu được từ hoạt động sản xuất gạch lại phải đầu tư lại công trình giao thông do hoạt động vận chuyển gạch.

Đối với các cơ sở sản xuất cố tình gây ô nhiễm môi trường, phải có biện pháp mạnh như: phạt tiền, thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoàn toàn nếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất của người dân.

Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa sở Tài nguyên & Môi trường (Phòng Tài nguyên và Môi trường ở huyện) Sở Khoa hoạc và Công nghệ (phòng Kinh tế & Hạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 tầng ở huyện) trong việc nghiên cứu, chuyển giao, đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải. Cân nhắc trước khi nhân rộng môi hình sản xuất gạch, ngói thủ công áp dụng công nghệ xử lý khí thải.

Lập kế hoạch giám sát, phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ

quan chuyên môn trong việc giám sát hoạt động của các lò gạch thủ công trên địa bàn huyện. Tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết kéo dài, không dứt

điểm dẫn tới khiếu kiện vượt cấp khi người dân phản ánh ô nhiễm môi trường từ

các lò gạch.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân các biện pháp ứng phó với không khí ô nhiễm, bụi bẩn từ các cơ sở sản xuất gạch. Hướng dẫn người dân thủ tục quy trình cần thiết khi có kiến nghị về hiện tượng ô nhiễm của các cơ

sở sản xuất gạch, hạn chế tối đa tình trạng xung đột không đáng có giữa người dân với chủ các cơ sở sản xuất.

Bố trí đường dây nóng theo dõi các thông tin phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động đun đốt gạch thủ công tại địa phương để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.Yên Dũng là một trong ba huyện có số lò gach thủ công nhiều nhất tỉnh Bắc Giang, hoạt động sản xuất có từ lâu đời, là một trong những ngành góp phần tăng ngân sách, ổn định đời sống của người dân địa phương. Tính đến tháng 12 năm 2013, toàn huyện có 27 lò gạch thủ công đăng ký hoạt động, trong đó có 17 cơ sở được cấp phép hoạt động với 02 cặp lò, 10 cơ sở sản xuất được cấp phép hoạt động với 01 lò, công suất hoạt động là 35 vạn viên/lò.

2. Nguồn chất thải chủ yếu của các lò gạch thủ công là lượng tro xỉ và phế

phẩm không đạt yêu cầu sau nung (chiếm khoảng 10% lượng gạch mộc). Lượng phế phẩm sau nung thường được tận dụng để xây công trình phụ, san lấp đường giao thông. Xỉ than không được xử lý mà sau khi lấy đất làm nguyên liệu đóng gạch, sẽ đổ lượng xỉ than xuống đầy hố rồi lấp lại. Nếu sau này các lò gạch ngừng hoạt động hoặc giải tỏa thì đất ởđây cũng không thể canh tác trở lại được hoặc rất khó khăn nếu sử dụng đất cho mục đích khác.

3. Khói thải của các lò gạch thử nghiệm qua xử lý đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, kết quả quan trắc trong quá trình hoạt động cho thấy, nhiều vị trí có nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn. Điều này là do chủ lò gạch không vận hành hệ thống xử lý khí thải, hoặc có vận hành nhưng hệ thống xử lý khí thải không

được bổ xung đầy đủ hóa chất xử lý hoặc hệ thống xử lý bị hư hỏng mà không được các chủ lò quan tâm sửa chữa.

4. Khi áp dụng công nghệ xử lý khí thải không gây ô nhiễm môi trường, lượng khí thải độc hại thải trực tiếp ra môi trường không giảm so với lò gạch thủ công thông thường, nhưng ưu điểm của hệ thống xử lý khí thải là các thông số ô nhiễm sau hệ thống xử lý đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên nhược điểm là hiệu quả

xử lý phụ thuộc vào ý thức của chủ cơ sở sản xuất.

5. Kết quảđiều tra ảnh hưởng của khói các lò sản xuất gạch tới sản xuất nông nghiệp và môi trường cho thấy, trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gạch năng suất các loại cây trộng bị giảm nghiêm trọng. Cây trồng sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 phát triển kém, nhiều loại cây trồng còn bị cháy lá, chết cây. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gạch tới sức khỏe cộng đồng cho thấy phần lớn các ý kiến đều cho rằng lò gạch thủ công hoạt động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân: các bệnh về mắt, hô hấp, tim mạch… xuất hiện nhiều ở các xã có lò gạch.

6. Các giải pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng khu vực sản xuất gạch áp dụng đối với người dân là trồng cây xung quanh nhà, lắp cửa kính, thường xuyên lau dọn đồ đạc, hạn chế sự tiếp xúc của người già và trẻ nhỏ trong môi trường ô nhiễm; đối với các cơ sở sản xuất gạch cần chấp hành các biên pháp xử lý khí thải, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đã được duyệt; tăng cường sự quản lý và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, nhất là các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn huyện.

2. Kiến nghị

1. Huyện Yên Dũng cần phải có quy hoạch địa bàn hoạt động của các lò gạch thủ công. Các lò gạch phải được bố trí ở xa các khu dân cư, nơi sản xuất nhằm giảm thiểu mức độảnh hưởng có hại của các lò gạch.

2. Cần kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các chủ

các lò gạch. Có biện pháp ngăn chặn, xử lý như: phạt hành chính, thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh… đối với các cơ sở cố tình vi phạm cam kết môi trường.

3. Cần nghiên cứu cơ chế đền bù, cơ chế chi trả cho những thiệt hại vật chất, hoa màu khu vực bịảnh hưởng của khói các lò sản xuất gạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Cần trang bị thiết bị bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, lập kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ cho người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tân Phú An (2010). Giới thiệu các kiểu lò nung gạch có khả năng áp dụng tại An Giang. Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang.

2. Bộ Xây dựng (2013). Báo cáo về tình hình thực hiện chủ trương từng bước giảm dần sản xuất và sử dụng gạch đất nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung.

3. Trần Ngọc Chấn (1999). Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1. NXB Khoa học và kỹ thật Hà Nội.

4. Trần Ngọc Chấn (2001). Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 3. NXB Khoa học và kỹ thật Hà Nội.

5. Trần Ngọc Chấn (1998). Kỹ thuật thông gió. NXB Xây Dựng – Hà Nội.

6. Hạnh Châu (2013). Sản xuất gạch không nung bảo vệ môi trường – Kì 1: Ô nhiễm môi trường từ lò nung thủ công.

7. Công ty cổ phần Tân Pú (2011). Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy gạch cao áp KCA khí chưng áp.

8. Cục BVMT (2007). Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng.

9. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2001). Kỹ thuật môi trường. NXB Giáo Dục.

10. Bùi Hoài Nam (2011). Ảnh hưởng ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Viện Khoa học và Quản lý môi trường.

11. Phòng Kinh tế & Hạ tầng Yên Dũng – Bắc Giang (2012). Báo cáo tình hình giải quyết thủ tục hành chính đối với các chủ lò gạch thủ công lắp đặt công nghệ xử lý khí thải.

12. Đặng Thị Diễm Phương (2012). Luận văn tốt nghiệp “Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò gạch”, Đại học Tài Nguyên & Môi trường.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang (2010). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2010, trang 79-81.

14. Sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Giang (2012). Báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đối với các lò gạch thử nghiệm công nghệ xử lý khói lò trên địa bàn tỉnh.

15. Sở Xây Dựng TPHCM (2012). Báo cáo về tổng kết kết quả thực hiện việc chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2007). Giáo trình công nghệ môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Hoàng Thị Thảo (2012). Ô nhiễm môi trường từ các lò gach cũ, trang thông tin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 18. Nam Tuy (2013). Bắc Giang đã cơ bản chấm dứt hoạt động của lò gạch

thủ công, trang thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang.

19. UBND tỉnh Bắc Giang (2013). Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh.

20.UBND tỉnh An Giang (2014). Kế hoạch tổ chức triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung và lộ trình xóa bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020.

21. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (2006). Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam.

Tài liệu internet

22. Quốc Vượng (2013). Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất gạch đất nung. Bản tin kinh tế ngày 29/7/2013. Truy cập ngày 10/01/2014, từ

http//www. baophutho.vn/kinh-te/cong-nghiep/201307/tang-cuong-quan-ly-nang- cao-hieu-qua-san-xuat-gach-dat-nung-2259529.

23. Tùng Nguyên (2010). TP. Hồ Chí Minh kiên quyết dẹp các lò gạch thủ công. Bản tin xã hội của báo Dantri.com.vn ngày 20/11/2010. Truy cập ngày 12/02/2014 từ

http://dantri.com.vn/xa-hoi/tphcm-kien-quyet-dep-cac-lo-gach-thu-cong- 438363.htm 24. http//www.bacgiangintrade.gov.vn/?menu=da&id=4704. 24. Nguyễn Thảo (2012). Chớ coi thường ảnh hưởng khí thải lò gạch đến mùa vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản tin môi trường trang thông tin điện tử báo thiennhien,net ngày 12/3/2012. Truy cập ngày 19/10/2013 từ

http://www.thiennhien.net/2012/03/12/cho-coi-thuong-anh-huong-khi-thai-lo-gach- den-mua-vu/.

25. Nguyễn Trọng Lịch (2007). Khói lò gạch bủa vây, nhiều vường cây không cho quả. Bản tin công nghệ trang thông tin điện tử báo tienphong.vn ngày 03/9/2007. Truy cập ngày 22/10/2013 từ

http://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/khoi-lo-gach-bua-vay-nhieu-vuon- cay-khong-cho-qua-94839.tpo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

PHỤ LỤC

1. Kết quả kiểm tra hoạt động xử lý khí thải của các lò gạch thủ công trên địa bàn huyện Yên Dũng

Chủ lò gạch Địa chỉ Hiện trạng lò gạch Hiên trạng hệ thống xử lý khí thải Thực trạng vận hành xử lý khí thải(khi kiểm tra) Vũ Chí Dư Tân Thịnh-Trí Yên -Có 02 lò đều đã đi vào hoạt động. -Thân lò và mái lò chắc chắn, có độ kín không bị dò rỉ khí khi đốt lò. - Phần tiếp giáp giữa thân lò và miệng hút khói thải chưa được bịt kín khí, miệng hút khí thải còn lớn. -Bể dung dich xử lý khí thải có dung dịch xử lý. - Bể hoàn lưu: kết cấu xây gạch, xi măng, cát chắc chắn; dung tích đủ

20m3. Có dung dịch nước vôi trong

đảm bảo. - Hệ thống máy bơm và quạt hút hoạt động tốt. - Độ cao ống khói: 10m (thấp hơn quy định là tử 15-20m) - Vận hành tốt, bể dung dịch xử lý khí thải và bề hoàn lưu đảm bảo đủ nước, bổ xung đầy

đủ vôi trong quá trình xử lý.

Trần Văn Việt Sơn Hùng-Trí Yên

-02 lò đã đi vào hoạt động

- Thân lò kín khít nhưng mái lò nhiều chỗ bị hở, mái tôn hở không sửa chữa

-Phần tiếp giáp thân lò và miệng hút khói thải chưa kín.

- Bể hoàn lưu đảm bảo đủ dung tích 20m3, đầy đủ lượng vôi. - Ống khói 12m (không đạt độ cao quy định)

- Máy bơn và quạt hút vận hành tốt

-Vận hành tốt, bể dung dịch xử lý khí thải và bề hoàn lưu

đảm bảo đủ nước, bổ xung đầy

đủ vôi trong quá trình xử lý.

Nguyễn Văn Biển

Tân Thịnh-Trí yên

-01 lò đã đi vào hoạt động

- Thân lò kín khít, mái lò tôn chắc chắn, kín khít.

-Phần tiếp giáp thân lò và miệng hút

- Bể hoàn lưu chỉ xây 01 ngăn, dung tích 12m3, không đủ tiêu chuẩn.

- Ống khói 12m

- Không cung cấp lượng vôi khi lò gạch đã đốt được 3 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 khói thải chưa kín. - Hệ thống máy bơm và quạt hút

hoạt động tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước hoàn lưu trong, không có dấu hiệu của dung dịch nước vôi. Nguyễn Mạnh Hùng Yên Tập Cao- Yên Lư -02 lò đã đi vào hoạt động

- Thân lò kín khít, tuy nhiên phần tiếp giáp thân lò và miệng hút khói thải chưa kín

-Mái lò tôn chắc chắn, kín khít.

- Bể hoàn lưu: 20m3, lượng vôi ít, cặn lắng nhiều. - Ống khói 8m. - Máy bơn và quạt hút vận hành tốt -Chưa đốt lò khi kiểm tra. Nguyễn Ngọc Vân Yên Tập Bắc- Yên Lư -02 lò đã đi vào hoạt động - Thân lò hở nhiều, chưa sửa chữa, trát lại. Phần tiếp giáp thân lò và miệng hút khói thải chưa kín .-Mái lò tôn chắc chắn, kín khít. - Bể hoàn lưu: 20m3, dung dịch nước vôi đủ. - Ống khói 12m. - Máy bơn và quạt hút vận hành tốt, có hệ thống ống dẫn.

- Không bổ xung đủ lượng vôi theo quy định khi vận hành, tuy nhiên không khuấy đảo thường xuyên.

-Khí thải phát ra từ lò gạch không qua ống khói nhiều Nguyễn Văn Tám Yên Tập Bắc- Yên Lư -02 lò đã đi vào hoạt động - Thân lò kín khít

-Mái lò tôn tiếp giáp với lò hở nhiều chỗ chưa sửa chữa.. - Bể hoàn lưu: 20m3, có dung dịch xử lý. - Ống khói 15m. - Máy bơn và quạt hút vận hành tốt. - Không vận hành hệ thống xử lý khí thải khi đã đốt lò được 2,5 ngày

-Không cung cấp đủ lượng vôi khi vận hành xử lý khí thải. Lê Thế Hải Yên Hà -Yên Lư -02 lò đã đi vào hoạt động - Thân lò, mái lò đảm bảo chắc chắn, độ kín đảm bảo - Bể hoàn lưu: 20m3, có dung dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 95)