Các biện pháp quản lý môi trường đối với lò gạch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 32)

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND về Quy

định Hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, với định hướng phát triển vật liệu xây dựng đất sét nung: Trong thời gian tới khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch, ngói thủ công chuyển sang công nghệ lò tuynel hoặc các lò công nghệ tiên tiến khác đảm bảo đạt quy chuẩn về

môi trường hiện hành và phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên

địa bàn tỉnh. Quyết định cũng đưa ra lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công: Kể từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 bàn các huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam và thành phố Bắc Giang; kể từ ngày 01/3/2013, cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế.

Ngoài ra UBND tỉnh Bắc Giang có ban hành Quyết định 189/2012/QĐ- UBND ngày 26/6/2012 về Quy định cấp phép và hoạt động của lò gạch nung lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của Chủ

tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục các cơ sở sản xuất gạch thủ công được phép chuyển đổi sử dụng công nghề xử lý khí thải (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013).

Sau thời gian hoạt động, nhận thấy lò gạch thủ công hạn chế được ô nhiễm môi trường đáng kể. Đồng thời nhận được đơn đề nghị của các chủ lò gạch tăng thêm thời gian nung đốt gạch trong năm. Vì trong một năm mất khoảng 3-5 tháng

điều kiện thời tiết không thuân lợi cho sản xuất gạch, nên các chủ lò gạch không sản xuất được nhiều trong thời gian quy định (01/10 năm trước đến 15/3 năm sau). Mục

đích tăng thu nhập cho chủ lò và công nhân sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn

đầu tư. Chủ lò cam kết thực hiện đúng các quy định của nhà nước trong việc vận hành hệ thống xử lý khí thải. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định 369/2013/QĐ-UBND ngày 29/7/2013 sửa đổi khoản 2, điều 4 Quy định quản lý và cấp phép sản xuất gạch, ngói thủ công sử dụng công nghệ xử lý khí thải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm theo Quyết định số

189/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh như sau “Thời gian được phép nung, đốt gach ngói thủ công là 12 tháng/năm”.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng như: Nhận thức của nhân dân về tác hại ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt, lãng phí tài nguyên đất đai, xâm hại đê điều, đất trồng lúa... do sản xuất gạch, ngói bằng lò thủ công được nâng lên rõ rệt; các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (lò tuynel, lò vòng, lò liên hoàn kiểu đứng) được ứng dụng, đầu tư trên địa bàn có xu hướng tăng cao, đến năm 2011 đã có 44 lò được xây dựng và

đi vào hoạt động với công suất 631,4 triệu viên, tăng 15 lò so với thời điểm bắt đầu thực hiện Quyết định 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh; đơn thư tố cáo, khiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 kiện đông người, vượt cấp về việc ô nhiễm môi trường do khói lò gạch thủ công giảm so với trước đây. Tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương có nhiều hoạt

động sản xuất gạch, ngói thủ công ổn định hơn; giá cả thị trường về sản phẩm gạch nung trên địa bàn tỉnh sau khi triển khai thực hiện Quyết định số 147/2009/QĐ- UBND nhìn chung không có biến động lớn, không có hiện tượng khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng và tính đến thời điểm 01/4/2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

đã giảm 548 lò gạch thủ công so với thời điểm 31/12/2009.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quyết định số

147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh còn có một số nội dung thực hiện chưa tốt, cụ

thể như sau: Việc triển khai thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công nằm trong khu vực đất canh tác nông nghiệp, khu vực đông dân cư diễn ra chậm chạp, chưa đạt yêu cầu. Điển hình là huyện Hiệp Hòa tập trung ở xã Đông Lỗ và Xuân Cẩm, huyện Tân Yên tập trung ở xã Ngọc Vân và Việt Lập...; tình trạng vi phạm về

quy định thời gian nung đốt vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương trong tỉnh. Niên vụ 2010 - 2011, qua kiểm tra phát hiện 467 vụ vi phạm. Công tác xử lý vi phạm tại các huyện, thành phố chưa đủ sức răn đe, còn thiếu các biện pháp quyết liệt, triệt để, chủ yếu vẫn là xử phạt vi phạm hành chính; công tác rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng tại các địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo một cách đồng bộ. Công tác thống kê, phân loại lao

động sản xuất gạch, ngói thủ công chưa được quan tâm đầy đủ (nhất là lao động ngoại tỉnh). Một số huyện chưa tổ chức kiểm tra các hợp đồng thuê đất của các cấp chính quyền (xã, thôn) với các chủ lò gạch để có biện pháp xử lý phù hợp (sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Giang, 2010).

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do: Công tác lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy, UBND các cấp chưa huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai Quyết định số 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh trên địa bàn. Chính quyền các địa phương (nhất là cấp xã, thôn) còn biểu hiện nể nang, nấn ná và thiếu kiên quyết trong việc thực hiện dẫn đến các chủ lò gạch tiếp tục vi phạm; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công chưa thực sự được quan tâm đầy đủ; Chế tài xử lý, xử phạt vi phạm hành chính còn bất cập,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 không đủ sức răn đe, ngăn chặn, trong khi sản xuất gạch, ngói đem lại lợi nhuận cao nên các chủ lò gạch sẵn sàng nộp phạt để vi phạm; sản xuất gạch, ngói thủ công tại nhiều địa phương trong tỉnh đã tồn tại từ rất lâu, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, thậm chí không ít hộ gia đình sản xuất gạch thủ công là nguồn thu nhập chính nên khi phải xóa bỏ sẽ gặp không ít khó khăn, do đó có thái độ nấn ná, chờđợi; chính quyền xã, thôn tại nhiều địa phương tiến hành ký hợp đồng cho thuê đất, đổi đất lấy công trình với chủ lò gạch trong những năm trước đây với thời hạn đến nay vẫn còn hiệu lực, đã gây khó khăn cho việc thực hiện Quyết định 147/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh; một số ngành của tỉnh chưa làm hết trách nhiệm, công việc được phân công trong Quyết định 147/2009/QĐ-UBND như: Giải quyết vấn đề cho thuê đất đổi công trình, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sống chủ yếu bằng nghề sản xuất gạch, ngói thủ công... Bên cạnh đó, Bắc Giang là tỉnh có số lượng lò gạch, ngói thủ công nhiều so với các tỉnh phía bắc, trong khi lực lượng cán bộ, công chức mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Môi trường khu vực các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Tất cả các lò sản xuất gạch thủ công đang hoạt động trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Thời gian thực hiện: 8/2013 – 8/2014

2.3. Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Hoạt động của các điểm sản xuất gạch thủ công (số lượng lò gạch, quy mô sản xuất, công suất hoạt động…).

Hiện trạng môi trườngkhu vực các lò gạch tại huyện Yên Dũng (phát sinh khí thải, chất thải và ảnh hưởng của chúng tới sản xuất, môi trường).

Thực trạng công tác quản lý môi trường ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: quản lý nước thải, khí thải tại các cơ sở sản xuất gạch...

Đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của công nghệ xử lý khí thải áp dụng tại các lò gạch.

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường hiệu quả.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, những báo cáo, nghị

quyết của trung ương Đảng, văn phòng quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các luận văn, luận án, những nghiên cứu trước đây trong vấn đề môi trường các lò gạch,... Ngoài ra, các thông tin còn được thu thập từ những tài liệu đã công bố

(sách, báo, báo cáo khoa học, internet,…) về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất gạch và công tác quản lý môi trường tại các lò gạch trên địa bàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 huyện Yên Dũng.

Nguồn số liệu được thu thập từ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng thống kê, phòng Kinh tế & Hạ tầng, các phòng ban chức năng khác, báo cáo thường kỳ của huyện Yên Dũng và các xã trên

địa bàn huyện và Yên Dũng.

Sử dụng một số số liệu đã công khai, công bố từ các nguồn:

- Các thông tin, số liệu về tình hình hoạt động của các lò, ý thức bảo vệ và tuân thủ luật pháp về môi trường tại các lò gạch, tình hình quản lý môi trường trên

địa bàn huyện từ sở Tải nguyên& Môi trường tỉnh Bắc Giang, phòng Tài nguyên& Môi trường, phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Yên Dũng.

- Số liệu thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của phòng thống kê, Phòng Lao động – TBXH huyện Yên Dũng qua các năm

- Báo cáo đề án quy hoạch của huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang về các vấn đề như nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói thủ công, nguồn nhân lực phục vụ

sản xuất trên địa bàn huyện;

- Nguồn thông tin từ Phòng Kinh tế & Hạ tầng, phòng Nông nghiệp& phát triển nông thôn, báo cáo thường kỳ của huyện và các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng.

2.4.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu

Khảo sát trực tiếp tình hình hoạt động của một số lò gạch bao gồm tình hình sử

dụng nguyên, nhiên liệu, nhân công, hoạt động sản xuất gạch phơ và đun đốt gạch. Quan sát bằng mắt, đánh giá thực tế nguồn thải, phương thức vận hành và hoạt

động của hệ thống xử lý khí thải, khu vực tiếp nhận chất thải từ các lò gạch.

Quan sát và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực lò gạch hoạt

động bao gồm môi trường tự nhiên, khu vực sản xuất nông nghiệp và khu dân cư

xung quanh.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi:

Dùng bảng câu hỏi để thu thập ý kiên của người dân sống xung quanh lò sản xuất gạch. Thiết kế bảng hỏi riêng cho từng đối tượng, bao gồm:

+ Người dân sống xung quanh các lò gạch: 60 bảng hỏi + Công nhân làm việc trực tiếp tại lò gạch: 60 bảng hỏi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

2.4.2.3. Phương pháp quan trắc mẫu không khí:

Tiến hành quan trắc môi trường không khí đối với 3 lò gạch thủ công. Phối hợp cùng phòng tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng và Trung tâm quan trắc môi trường Bắc Giang chúng tôi tiến hành quan trắc môi trường không khí khu vực các lò gạch.

- Lấy mẫu không khí:

Chọn ngẫu nhiên 3 lò gạch thủ công tại 3 xã:

+ Xã Yên Lư: lò gạch thủ công của ông Nguyễn Đức Năng – thôn Thạch Xá – Yên Lư – Yên Dũng;

+ Xã Quỳnh Sơn: lò gạch thủ công của ông Phạm Văn Thuấn – thôn Ngọc Sơn – Quỳnh Sơn – Yên Dũng

+ Xã Đồng Phúc: lò gạch thủ công của ông Chu Văn Đắp – thôn Hạ Núi –

Đồng Phúc – Yên Dũng Các vị trí lấy mẫu như sau: Thời điểm lấy mẫu Vị trí lấy mẫu và các mẫu không khí Ghi chú Lò gạch của ông Nguyễn Đức Năng Lò gạch của ông Phạm Văn Thuấn Lò gạch của ông Chu Văn Đắp Ngày thứ 3 sau đốt lò (12/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, gió nhẹ Ngày thứ 4 sau đốt lò (13/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, nắng, gió nhẹ Ngày thứ 5 sau đốt lò (14/5/2014) K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 K1, K2, K3, K4, K5 Không mưa, nắng, gió nhẹ

Ghi chú: K1: miệng ống khói; K2: cách ống khói 100m theo hướng gió; K3: cách ống khói 200m theo hướng gió; K4: cách ống khói 100m ngược chiều gió; K5: cách ống khói 300m về phía khu dân cư

- Tần suất quan trắc: 1 lần/năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 Bụi lơ lửng TCVN 5067-1995 2 SO2 TCVN 5971-1995 3 NO2 TCVN 6137-2009 4 CO TCVN 5972-1995 5 CO2 TCVN 5972-1995 6 H2S TCVN 5969 - 1995 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích, tổng hợp thông tin, xử lý thống kế bằng phần mềm excel Kết quảđược trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, sơđồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km.Với vị trí nằm liền kề

với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Thành Phố Bắc Giang, Thành Phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Diện tích đất tự nhiên 19.024 ha. Yên Dũng là một huyện không lớn, so với Bắc Giang chỉ chiếm 5,51% về diện tích và 10,7% về dân số, có 19 xã và 2 thị trấn, với số dân là 169.189 người. Ranh giới hành chính của huyện xác định như sau:

Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với hệ

thống giao thông đường thuỷ và đường sắt khá thuận lợi, có cơ hội giao lưu với thị

trường bên ngoài, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

3.1.2.1. Địa hình

Địa hình của huyện đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo, có cao độ trên 20 - 230 m cắt ngang qua địa bàn huyện. Phần lãnh thổ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)