Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ (Trang 42 - 43)

I. Tổng quan về Công ty Tây Hồ Bộ quốc phòng và tổ chức công tác kế toán

2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ

2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: là người phụ trách chung, điều hoà, cấp phát vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách kế hoạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán đồng thời tham gia xây dựng chế độ chính sách và xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo.

 Bộ phận tài chính: có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của công ty đồng thời theo dõi, đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Bộ phận kiểm tra kế toán: có nhiệm vụ đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của công ty với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của công ty một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý nói chung.

 Bộ phận kế toán tổng hợp: thực hiện công việc kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, lập các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, …

 Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản trừ vào lương như: các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản.

 Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các xí nghiệp và các đội xây dựng đồng thời

theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng xí nghiệp, đội xây dựng.

 Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): thực hiện công việc phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ đồng thời lập bảng kê tổng hợp rồi sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng.

 Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ từ các xí nghiệp, đội chuyển lên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình , hạng mục công trình theo từng xí nghiệp, đội thi công.

 Bộ phận quỹ: Thực hiện công việc thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ.

 Trưởng ban KTTC chi nhánh: là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại chi nhánh công ty ở miền Nam.

 Kế toán các xí nghiệp, đội xây dựng: thực hiện công việc tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của xí nghiệp, sau đó hàng tháng chuyển toàn bộ chứng từ gốc lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ (Trang 42 - 43)