SỔ CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng đồng dẫn điện tại công ty cổ phần đầu tư & thương mại Đông Phương (Trang 56 - 61)

- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến tran g Ngày mở sổ:…

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

Tháng…. năm …..

Tài khoản:

Ngày Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Số dư Hạn TT Số hiệu Ngày Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ ……… Cộng số PS Số dư cuối kỳ Ngày …. tháng ….. năm …. Người lập biểu ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) Giám Đốc ( Ký, họ tên, đóngdấu)

Lập dự phòng phải thu khó đòi:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, kế toán bán hàng nên tính toán và lập dự phòng phải thu khó đòi. Cuối năm tài chính, với các khoản nợ có đủ chứng từ chứng minh khoản nợ đó có tồn tại và không thể thu hồi như hóa đơn GTGT, hợp đồng, bản đối chiếu công nợ có xác nhận của khách hàng đối với các khoản nợ đã quá hạn, khách hàng đang bị phá sản… Tùy vào thời gian quá hạn (khách hàng bị phá sản thì phải ước tính mức độ tổn thất) theo quy định của thông tư số 228/2009/QĐ-BTC, kế toán tính xác định giá trị khoản dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập trong kỳ để ghi nhận vào chi phí kinh doanh.

Kế toán sử dụng TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán. Việc trích lập khoản dự phòng phải

thu khó đòi phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi, các khoản nợ đã quá hạn mà doanh nghiệp tiến hành đòi nợ nhiều lần mà không được và phải phù hợp với các quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Kết cấu:

Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Căn cứ vào báo cáo tình hình các khoản nợ quá hạn trong doanh nghiệp, kế toán xác định khoản phải trích lập về phải thu khó đòi cuối kỳ theo thông tư số 228/2009/QĐ-BTC.

Nếu trích lập lần đầu ghi tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139) và tăng chi phí quản lý kinh doanh (TK 6422).

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng số dự phòng cần trích lập thêm và tăng chi phí quản lý kinh doanh tương ứng.

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí kinh doanh (TK 6422) và giảm giá trị khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139).

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi đủ tiêu chuẩn là khoản nợ không thể thu hồi được theo thông tư số 228/2009/QĐ-BTC được phép xóa nợ và theo dõi riêng trên tài khoản ngoài bảng đồng thời vẫn tiến hành các biện pháp thu hồi nợ trong vòng 5 năm. Khi xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi ghi giảm khoản dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dực phòng), tăng chi phí

quản lý kinh doanh (nếu chưa lập phải thu khó đòi) đồng thời ghi giảm khoản nợ phải thu khó đòi; đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý". Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được tăng tiền (TK 111, TK 112…) hoặc tăng khoản thu được và tăng doanh thu khác (TK 711). Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004.

Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ TK 111, TK 112… : (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ) Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan :

Có các TK 131, 138,...

Quan tâm hơn đến công tác kế toán quản trị, nên phân tích để đưa ra các thông tin về các chỉ tiêu tài chính trong nghiệp:

Kế toán nên quan tâm đến công tác kế toán quản trị trong hệ thống kế toán nói chung và kế toán bán hàng đồng dẫn điện nói riêng. Kế toán quản trị có thể tập trung vào xác định doanh thu, biến phí, số dư đảm phí và phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận hay thực hiện sự phân tích nguyên nhân sự biến đổi doanh thu, giá vốn, vòng quay khoản phải thu của khách hàng để giúp cho ban giám đốc công ty có quyết định phù hợp. Có thể phân tích nguyên nhân của tăng doanh thu, lợi nhuận, giá vốn của mặt hàng đồng dẫn điện để thấy được tăng lợi nhuận đó có dựa trên các yếu tố chắc chắn như do tăng khối lượng hàng tiêu thụ hay do tăng giá; vòng quay nợ phải thu thế nào…

Ví dụ:

 Phân tích chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn: là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Số vòng quay này được tính theo công thức:

Số vòng quay các khoản phải thu

ngắn hạn

= Tổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần) Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:

Số dư bình quân các khoản phải

thu ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= Tổng số nợ phải thu ngắn hạn đầu năm và cuối năm 2

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu so với kỳ gốc:

Bảng phân tích tình hình thực hiện doanh thu các mặt hàng

Đơn vị tính: VNĐ

Các chỉ tiêu

Kỳ gốc Kỳ báo cáo So sánh KBC/KG ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng đồng dẫn điện tại công ty cổ phần đầu tư & thương mại Đông Phương (Trang 56 - 61)