Đánh giá tổng quan về kế toán bán hàng trongcác doanh nghiệp thương mại hiện nay.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng đồng dẫn điện tại công ty cổ phần đầu tư & thương mại Đông Phương (Trang 29 - 31)

PHẦN DẦU TƯ & THƯƠNG MẠI ĐÔNG PHƯƠNG

3.2.1.Đánh giá tổng quan về kế toán bán hàng trongcác doanh nghiệp thương mại hiện nay.

thương mại hiện nay.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kế toán bán hàng trong các DNTM với những cấp độ khác nhau. Mỗi công trình

nghiên cứu ngoài việc nêu ra được những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng cũng đã đưa ra được rất nhiều phát hiện cùng với những đánh giá về kế toán bán hàng trong quá trình áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán mới gắn với từng doanh nghiệp cụ thể.

Luận văn “Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH thiết bị văn phòng Minh Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14” của sinh viên Đỗ Thị Hồng Tuyết lớp K39D6 (2003 – 2007) trường Đại học Thương Mại do TS.Nguyễn Tuấn Duy hướng dẫn đã phát hiện những ưu điểm và vấn đề còn hạn chế trong công tác kế toán tại công ty mình thực tập. Những ưu điểm là thực hiện lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán thường xuyên; thực hiện xử lý nghiệp vụ có theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Tuy nhiên phần mềm kế toán cũ, phiếu xuất kho không ghi rõ mã hàng hóa, thủ kho ghi thẻ kho không theo hệ thống; mở sổ chi tiết tài khoản 511 thành tài khoản cấp 2 là 5111 – doanh thu bán hàng và 5112 – doanh thu hoạt động tài chính là chưa đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Luận văn: “Kế toán bán hàng thiết bị các ngành phân tích khoa học tại công ty TNHH thương mại vật tư KHKT” của sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thu lớp 41D4 trường Đại học Thương Mại do TS. Phạm Đức Hiếu hướng dẫn đã chỉ ra những mặt đạt được về kế toán bán hàng tại đơn vị thực tập như tổ chức chứng từ phù hợp; xác định doanh thu, giá vốn hàng bán đúng theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề còn tồn tại như sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhưng chưa sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; chưa mở sổ chi tiết bán hàng cho từng mặt hàng; chưa lập các khoản dự phòng và kế toán quản trị chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp số liệu trong quá khứ mà chưa có phân tích dự đoán trong tương lai; chính sách bán hàng còn chưa đa dạng.

Luận văn “Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị Hồng An” của sinh viên Phạm Thị Huyền Trang lớp 41D6 trường Đại học Thương Mại do TS. Đặng Thị Hòa hướng dẫn đã nêu ra những ưu điểm trong công tác kế toán bán hàng của doanh nghiệp như chứng từ, tài khoản và sổ kế toán sử dụng theo đúng biểu mẫu quy định, từng tháng có đóng thành quyển do đó dễ lưu trữ và truy vấn số liệu khi cần, đã cung cấp thông tin kế toán bán hàng ở mức độ nhất định đồng thời cũng có những phát hiện về vấn đề còn tồn tại như chưa sử dụng phần mềm kế toán; chính sách bán hàng chưa đa dạng; không sử dụng TK 521 cho các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại mà ghi nhận thẳng vào TK 511.

Như vậy, cũng có thể thấy kế toán bán hàng trongcác DNTM nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định. Đã tổ chức chứng từ, tài khoản và sổ kế toán để theo dõi tình hình doanh thu, giá vốn, công nợ, hàng hóa trong doanh nghiệp mình; đã tổ chức báo cáo kết quả với nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… Tuy nhiên cũng còn những hạn chế nhất định, nhất là trong điều kiện áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán mới trong điều kiện kinh doanh thực tế của đơn vị mình với các vấn đề tiêu biểu như: thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng; theo dõi doanh thu, giá vốn từng mặt hàng; sổ sử dụng chưa đầy đủ ….

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng đồng dẫn điện tại công ty cổ phần đầu tư & thương mại Đông Phương (Trang 29 - 31)