PHẦN DẦU TƯ & THƯƠNG MẠI ĐÔNG PHƯƠNG
4.1.1. Các kết luận.
Qua quá trình thực tập tìm hiểu về kế toán bán hàng đồng dẫn điện tại công ty cổ phần đầu tư & thương mại Đông Phương, em có những ý kiến của riêng mình là:
4.1.1.1. Những mặt đã đạt được:
Về chứng từ sử dụng: thực hiện lập, lưu trữ chứng từ kế toán đã tuân thủ theo mẫu quy định của Nhà nước và phù hợp đặc điểm của doanh nghiệp trong quá trình bán hàng đồng dẫn điện của công ty. Các chứng từ được đóng thành quyển theo từng tháng nên dễ dàng lưu trữ, tránh nhầm lẫn, mất và thuận tiện khi kiểm tra lại chứng từ.
Tài khoản sử dụng: hệ thống tài khoản kế toán bán hàng đồng dẫn điện sử dụng về cơ bản đã được tổ chức dựa trên hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC.
Sổ kế toán sử dụng: Hệ thống sổ được thiết kế theo mẫu của Bộ tài chính phù hợp với đặc điểm tổ chức kế toán trên Excel của doanh nghiệp ở mức độ nhất định.
Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, các chính sách kế toán nói chung và kế toán bán hàng đồng dẫn điện nói riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
4.1.1.2. Những vấn đề hạn chế cần phải giải quyết:
Trong trường hợp doanh nghiệp gửi hàng đi bán, kế toán bán hàng đều ghi nhận giá vốn hàng bán ngay khi hàng xác định là gửi bán mặc dù chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán. Do đó, nếu ghi nhận doanh thu sau khi khách hàng chấp nhận mua thì việc ghi nhận doanh thu và giá vốn phát sinh không phù hợp về mặt thời gian; nếu ghi nhận doanh thu ngay khi ghi nhận giá vốn thì không đúng với quy định trong VAS 14. Hơn nữa, trong trường hợp khách hàng từ chối mua, kế toán phải ghi giảm giá vốn của lô hàng đó sẽ làm phức tạp hơn công tác kế toán bán hàng do phải xác định giá vốn đã ghi nhận của lô hàng đó là bao nhiêu, khi lên bảng cân đối tài khoản sẽ phản ánh sai kết quả thực tế của khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ.
Ghi nhận doanh thu bán đồng dẫn điện sai thời điểm trong một số trường hợp hàng gửi bán. Đối với các khoản hàng gửi bán, khi công ty vẫn chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với hàng hóa và còn nắm quyền sở hữu hàng hóa nhưng kế toán đã ghi nhận doanh thu của hàng gửi bán. Như vậy, kế toán đã ghi nhận doanh thu sai thời điểm theo quy định trong VAS 14. Hơn nữa, trong trường hợp hàng gửi bán có thể phát sinh các khoản thiếu hàng hay hàng trả lại mà đã lập hóa đơn gửi cho khách và ghi sổ kế toán sẽ khiến cho kế toán công ty sẽ bị động trong quá trình xử lý nghiệp vụ của mình do còn phải phụ thuộc vào khách hàng về các thủ tục chứng từ theo quy định.
Không sử dụng nhật ký bán hàng: Doanh nghiệp có cho phép khách hàng thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng không sử dụng nhật ký bán hàng mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào NKC, do đó kế toán khó theo dõi được doanh thu bán chịu, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ hơn nữa làm tăng mức độ phức tạp của NKC và chưa đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
Khi mua hàng bán thẳng, kế toán bán hàng ghi nhận hàng nhập kho rồi xuất đi bán. Như vậy mặc dù thực tế không nhập kho nhưng kế toán bán hàng vẫn ghi nhận hàng nhập kho và tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập mà doanh nghiệp đang áp dụng. Điều đó không phản ánh đúng nội dung của tài khoản 156 – hàng hóa, làm sai lệch giá vốn hàng bán do tính bình quân với hàng còn tồn trong kho, khi giá cả mặt hàng đồng dẫn điện đang có xu hướng tăng lên thì sẽ làm giảm giá vốn hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp. Mặt khác, làm phức tạp công tác quản lý hàng tồn kho do phải lập phiếu xuất kho xác định giá vốn hàng bán, khó trong công tác kiểm tra, đối chiếu giữa thủ kho và kế toán.
Sử dụng tài khoản kế toán chưa phù hợp với quy định: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán theo dõi chi tiết TK 5111 – mặt hàng đồng dẫn điện, TK 5112 – mặt hàng SPCC – SD, TK 5113 – mặt hàng SPHO – SD…. ; TK 156 – hàng hóa theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 2 là TK 1562 – Mặt hàng đồng dẫn điện, TK 1562 – SSPCC - SD…..
Chưa sử dụng sổ chi tiết bán hàng cho mặt hàng đồng dẫn điện nên khó để theo dõi chi tiết doanh thu, giá vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của mặt hàng này.
Kế toán theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại) chỉ trên tài khoản tổng hợp 521 – Giảm trừ doanh thu mà chưa theo dõi riêng giá trị từng khoản mục trên các tài khoản cấp 2 và chưa theo dõi cho từng mặt hàng của doanh nghiệp. Do đó, cuối kỳ kế toán không cung cấp được thông tin về giá trị của từng khoản giảm trừ doanh thu với từng mặt hàng.
Chưa theo dõi về thời hạn thanh toán: Trên sổ kế toán đã in của doanh nghiệp cũng như sổ chưa in trên Excel chưa thể hiện được thời gian đến hạn của từng khoản thanh toán, do đó để theo dõi thời hạn thanh toán kế toán phải nhập lại số liệu ghi thêm thời hạn thanh toán làm tăng thêm công việc của kế toán. Kế toán chưa theo dõi riêng khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải thu dài hạn nên đã đưa tất cả giá trị khoản phải thu của khách hàng về mục tài sản ngắn hạn khi lập BCTC là chưa đúng theo yêu cầu lập và trình bày BCTC.
Chưa lập dự phòng phải thu khó đòi: Doanh nghiệp cho phép khách hàng chậm trả do đó rủi ro khoản tiền không thu được có khả năng xảy rất cao vì vậy nếu không lập dự phòng phải thu khó đòi thì khả năng có những rủi ro bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp là rất lớn, có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị bán mặt hàng đồng dẫn điện nói riêng tại công ty chưa được quan tâm. Các thông tin do kế toán bán hàng đồng dẫn điện cung cấp hiện nay là thông tin kế toán tài chính mà chưa đưa ra được thông tin phân tích tình hình thực hiện để có thể so sánh kết quả thực hiện giữa các kỳ, nguyên nhân của sự thay đổi và những dự báo cho tương lai để lập dự toán hàng bán, dự báo bán hàng trong tương lai.
Chưa áp dụng rộng rãi chính sách bán hàng để khuyến khích tiêu thụ, tạo mối hợp tác dài lâu, thường xuyên mua với khối lượng lớn. Chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để kích thích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng.
Chưa có phần mềm kế toán.
Đội ngũ nhân viên còn thiếu.