Phương hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đãi ngộ tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại dệt may Bình Minh (2) (Trang 44 - 47)

C. Công việc không phù hợp

b.Phương hướng phát triển của công ty

Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ trên cơ sở khai thác và phát huy mọi nguồn vốn huy động được, đầu tư thêm vào máy móc, trang thiết bị tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động.

Có chính sách ưu đãi với khách hàng truyền thống nhất là trong việc thanh toán. Đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới bằng những ưu đãi nhất định.

Đề ra những biện pháp hợp lý để giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạn chế tối đa sản phẩm hỏng kém chất lượng và tích cực thúc đẩy có được nhiều đơn đặt hàng gia công từ khách hàng cũng như tiêu thụ sản phẩm may mặc khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng uy tín của công ty.

Cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho người lao động, hợp lý hóa quy trình sản xuất, sắp xếp và bố trí hợp lý lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động qua đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho công nhân viên trong công ty.

Thay đổi chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi sao cho phù hợp với tình hình thực tế để các công nhân viên yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công ty. Hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và các nghĩa vụ xã hội khác.

4.2.2 Định hướng và các yêu cầu đãi ngộ tài chính của công ty trong thời gian tới

Nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò tiên quyết trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt thì sẽ thu hút cũng như giữ chân được nhân tài. Chính vì vậy, công tác đãi ngộ nhân sự nói chung và đãi ngộ tài chính nói riêng rất cần được Doanh nghiệp quan tâm để thỏa mãn nhu cầu

không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong những năm tới, Công ty TNHH SX & TM dệt may Bình Minh có chính sách cải thiện công tác đãi ngộ tài chính như sau:

- Tiếp tục phát huy những mặt tích cực về công tác đãi ngộ tài chính đã làm được truớc đấy. Tiếp tục phát huy những kết quả mà đội ngũ công nhân viên đã đạt được, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong công ty, đẩy mạnh ý thức tự giác, tinh thần tập thể của người lao động, tạo ra không khí làm việc vui vẻ hòa đồng trong công ty. Ban lãnh đạo đối xử dân chủ, tôn trọng nhân viên cấp dưới, quan tâm đúng mực đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo chi trả đầy đủ các chế độ cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao thu nhập.

- Chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi trong công ty phải được xây dựng chặt chẽ, hợp lý, khoa học vừa đảm bảo theo quy định của Nhà nước vừa khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động, lại vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tiền lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi trả cho người lao động phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trả lương phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn tiền lương và tiền thưởng của công nhân viên với chất lượng công việc của mỗi người.

- Thực hiện đa dạng các hình thức thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi hơn nữa cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thang bảng lương, tổ chức nâng lương cho người lao động. Hoàn thiện quy chế thi đua khen thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích cho từng cá nhân, bộ phận và lấy đó làm cơ sở cho việc trả lương và đãi ngộ trong công ty.

- Điều chỉnh cách tính lương cho các cá nhân và bộ phận trong công ty, trả lương đúng hạn kịp thời cho công nhân viên.

- Tính lương, thưởng chính xác, công bằng, không thiên vị. Thủ tục trả lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi nhanh, đầy đủ và kịp thời. Thể chế hóa mọi quy định

về duy trì kỷ luật lao động, các hình thức thưởng, phạt rõ ràng. Quan tâm hơn nữa đời sống công nhân viên, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ tài chính tại công ty TNHH SX & Tm dệt may Bình Minh công ty TNHH SX & Tm dệt may Bình Minh

4.3.1. Các giải pháp về tiền lương

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác trả lương của công ty, em xin đưa ra một số đề xuất sau đây nhằm cải thiện công tác này của công ty.

4.3.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác trả lương

Hiện nay, việc đề ra chính sách và áp dụng hình thức trả lương trong công ty được giao cho phòng nhân sự và phòng kế toán, nhưng quyết định chủ yếu vẫn do ban giám đốc của công ty quyết định nên cũng không tránh khỏi sự chồng chéo về công việc, phân quyền chưa rõ ràng. Vì vậy, công ty muốn công tác đãi ngộ tài chính được thực hiện tốt thì ban giám đốc phải phân quyền, ủy quyền cho phòng nhân sự - kế toán. Đồng thời, ban giám đốc công ty cần có kế hoạch xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ tiền lương hoàn chỉnh có trình độ, có chuyên môn bằng cách công ty tuyển dụng thêm nhân viên về tiền lương hoặc cử những cán bộ, nhân viên trong phòng nhân sự và kế toán đi đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, công ty cũng cần giáo dục ý thưc trách nhiệm cho đội ngũ nhân viên này vì công việc của họ đòi hỏi tính khoa học, khách quan và công bằng. Nếu làm được những điều trên không những công tác tiên lương phát huy được tác dụng, công ty tiết kiệm được chi phí do xây dựng được chính sách tiền lương hợp lý mà ban lãnh đạo công ty còn yên tâm hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng hơn của mình.

4.3.1.2. Cải thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động. Công tác đánh giá người lao động trong công ty có thể tiến hành theo quy trình sau:

B1: Xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

B2: Cuối mỗi quý và cuối mỗi năm sẽ phát phiếu cho từng nhân viên tự đánh giá, sau đó tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban sẽ dựa trên bảng theo dõi, bảng chấm công, đánh giá nhân viên của mình. Ý kiến của nhân viên tự đánh giá chỉ

mang tính chất tham khảo bởi nó mang tính chủ quan, người lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá chủ yếu, cần thiết và có hiệu quả nhất, chính xác nhất.

B3: Tính tổng điểm xếp loại từ cao xuống thấp, căn cứ vào kết quả xếp loại để đánh giá thành tích làm việc có tổng điểm cao từ trên xuống dưới. Kết quả này sẽ được sử dụng làm căn cứ để xét nâng lương, dùng làm căn cứ để trả thưởng cho công nhân viên sao cho phù hợp với năng lực và sự đóng góp của mỗi cá nhân trong công ty.

Sau đây là mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc mà công ty có thể tham khảo: PHIẾU ĐÁNH GÍA THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

CÔNG TY TNHH SX & TM DỆT MAY BÌNH MINH Tên nhân viên:

Tên người đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức danh công việc: Bộ phận:

Ngày ...tháng ...năm....

TT Chỉ tiêu Trọng

số

Thang điểm đánh giá Tổng

1 2 3 4 5

1 Khối lượng công việc hoàn thành 0,32 Chất lượng công việc hoàn thành 0,3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đãi ngộ tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại dệt may Bình Minh (2) (Trang 44 - 47)