a. Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu
1.2.5 Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài Alpinia
Nghiên cứu của H. Morita và cộng sự [118] cho thấy các ditecpen phân lập được từ hạt của A. galanga có hoạt tính kháng nấm và gây độc tế bào, với các nấm được thử là
Candida albicans, C. guilliermondii, C. tropicalis và C. citilis.
Phần chiết toàn phần từ hạt cây A. katsumadai có hoạt tính chống oxi hóa đáng kể. Khả năng dọn gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) của phần chiết toàn phần ở giá trị IC50=1,6 mg/ml. Các hợp chất đã biết như (-)-epigallocatechin-3-gallat (EGCG) và resveratrol có các giá trị IC50 lần lượt là < 0,8 và 4,8 mg/ml. Phần chiết toàn phần từ A. katsumadai cũng làm tăng khả năng sống được của các tế bào nguyên bào sợi ở phổi V79-4 của chuột hang Trung Quốc và ức chế apoptosis gây ra bởi H2O2 [100].
H. Itokawa và cộng sự [66] đã phân lập được thành phần chính có hoạt tính chống ung thư từ Alpinia galanga. Thân rễ của loài này cho các hợp chất 1′-axetoxychavicol axetat và 1′-axetoxyeugenol axetat, cả hai đều có tác dụng chống ung thư, kìm hãm tế bào u báng
Sarcoma 180 ở chuột.
J. Yamahara và cộng sự [182] đã thử hoạt tính chống loét của quả Alpinia oxyphylla. Phần chiết axeton ở liều lượng 50 mg/kg thể trọng chuột dùng theo đường uống có thể ức chế được các thương tổn dạ dày đến 57%. Nootkaton, thành phần có hoạt tính trong quả của loài này có liều ức chế thương tổn dạ dày là 20 mg/kg thể trọng của chuột.
Ba diarylheptanoit 6-hydroxy-1,7-diphenyl-4-en-3-heptanon, 1,7-diphenyl-4-en-3- heptanon, 1,7-diphenyl-5-metoxy-3-heptanon phân lập được từ Alpinia officinarum đều thể hiện hoạt tính ức chế liên kết thụ thể đối với PAF (yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, platelet-activating factor) [42].
Diarylheptanoit 7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-(4-hydroxy-3-metoxy phenyl)-4-en-3-heptanon phân lập được từ thân rễ A. officinarum Hance thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với 3 dòng tế bào ung thư người Hep G2, MCF-7 và SF-268 với IC50 tương ứng là 6, 7 và 10 μM/ml [20].
Ba monotecpenoit phân lập từ hạt Alpinia katsumadai đã được S. Z. Hua [63] thử hoạt tính gây độc tế bào với 3 dòng tế bào ung thư người HepG2 (ung thư gan), MCF-7 và MAD-MB-435 (ung thư vú). Kết quả cho thấy sumadain C (75) có hoạt tính gây độc tế bào với cả 3 dòng được thử với các giá trị IC50 13,0; 15,93 và 12,78 μg/ml.
Diarylheptanoit 7-(4ʺ-hydroxy-3ʺ-metoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-on và 2 flavonoit (kaempferit, galangin) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào u melamin ở chuột B16 với các giá trị IC là 10 μM, 16 μM và 17 μM. Các diarylheptanoit 5-hydroxy-1,7-
diphenyl-3-heptanon, 5-hydroxy-7-(4ʺ-hydroxy-3ʺ-metoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon và 3,5- dihydroxy-1,7-diphenylheptan thể hiện hoạt tính này với IC50 từ
30-48 μM [108].
Gần đây, Y. F. Kuo và cộng sự [87] đã phân lập được flavokawain B (82) từ thân rễ
Alpinia pricei Hayata và phát hiện chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tương đối mạnh với dòng tế bào ung thư ruột kết.
Mười ba diarylheptanoit được phân lập từ thân rễ A. officinarum Hance [185] đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với chủng Helicobactor pylori. Đặc biệt 3 diarylheptanoit là 7-(4ʺ,5ʺ- dihydroxy-3ʺ-metoxyphenyl)-1-phenyl-4-hepten-3-on (71), 4-phenetyl-1,7-diphenyl -1-hepten-3,5- dion (72) và 1,7-diphenyl-5-hepten-3-on có hoạt tính mạnh với cả chủng Hp-Sydney strain 1 lẫn chủng Hp-F44 với các giá trị MIC tương ứng là 9-12 μg/ml và 25-30 μg/ml.