CH2 OCO(CH2)23CH3 OH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae (Trang 98 - 106)

- Phổ hồng ngoại được ghi trên máy Impact 410Nicolet FTIR hoặc trên máy Horiba FT

a. Phân tách phần chiết diclometan từ vỏ cành của cây Cáng lò

CH2 OCO(CH2)23CH3 OH

OH OH C C H H2 1 2 3 1' B6 (1-O-(24-Tetracosanoyl)glyxerol)

Phổ HR-ESI-MS (m/z 465,39105, [M + Na]+) và phổ HR-APCI-MS(m/z 443,40887, [M + H]+) của B6 cho phép xác định được công thức phân tử của B6 là C27H54O4.

Phổ 1

H-NMR và 13C-NMR (DEPT) của B6 cho thấy sự có mặt của 1 axit béo ở H 1,26 (n

 CH2, br s), 1,55 (2H, quintet, J = 6,5 Hz), 1,63 (2H, quintet, J = 7,0 Hz), và 2,34 (2H, t, J = 7,5 Hz); C 24,9 (t), 29,2 (t), 29,3 (t), 29,4 (t), 29,5 (t), 29,6 (t), 29,7 (t), 31,9 (t), 34,2 (t), và 174,3 (s). Các tín hiệu NMR đặc trưng cho mạch cacbon –O-CH2-CH(OH)-CH2-OH được quy cho glyxerol ở H 3,60 (1H, dd, J = 12,0 Hz, 6,0 Hz)/3,69 (1H, brd, J = 8,5 Hz), 3,93 (1H, br s), và 4,15 (1H, dd, J = 12,0 Hz, 6,0 Hz)/4,21 (1H, dd, J = 10,0 Hz, 6,5 Hz); C 63,2 (t), 65,0 (t) và 70,3 (d); độ chuyển dịch hoá học của cacbon glyxerol mang nhóm este đã bị dịch chuyển về phía trường thấp [H 4,15/4,21; C 70,3)]. Dựa trên việc phân tích các phổ MS và NMR, axit béo đã được xác định là axit tetracosanoic. Do đó, B6 được xác định là 1-O-(24-tetracosanoyl)glyxerol.

Độ quay cực của B6 ([]25D = – 2,08, pyridin) khi được so sánh với độ quay cực của các glyxerol monoeste tương tự [138] đã xác định cấu hình của B6 là 2R.

1-O-(24-Tetracosanoyl)glyxerol đã được phân lập duy nhất trước đây từ loài Eriostemon rhomboideus [155].

♦ Chất B7 (Quercetin)

Hợp chất B7 được phân lập từ phần chiết etyl axetat của lá (BLE) dưới dạng bột vô định hình màu vàng, đ.n.c. 302-304 o

C, Rf = 0,46 (TLC, silica gel, diclometan-axeton 4:1, v/v). Dựa trên các dữ kiện phổ 1

H-NMR, đ.n.c., TLC so sánh với chất chuẩn có thể xác định được B6 là quercetin, giống như chất A5 được phân lập từ cây Tống quán sủi. Chi tiết về cấu trúc của quercetin, xem chất A5, mục 4.1.4, trang 83.

♦ Chất B8 ([(20S,24R)-20,24-epoxy-25-hydroxydammaran-3-yl-O-β-D-xylopyranozit, Betalnozit A]

Hợp chất B8 được phân lập từ phần chiết etyl axetat của lá (BLE) dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, Rf = 0,37 (TLC, silica gel, diclometan-axeton 2:1, v/v).

161 1 3 4 5 8 9 10 11 12 13 14 17 18 19 20 21 22 24 25 26 27 28 29 30 2 O O OH 1' 2' 3' 4' 5' O OH HO HO B8 (Betalnozit A)

Phổ HR-ESI-MS của B8 cho pic ion giả phân tử ở m/z 615,4230 [M + Na]+ cho phép xác định công thức phân tử của B8 là C35H60O7.

Phổ IR của B8 chỉ ra một đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm hydroxy ở νmax 3381 cm˗1. Phổ 1

H-NMR của B8 cho các tín hiệu đặc trưng cho 8 nhóm metyl bậc 3, trong số đó có 3 nhóm liên kết với cacbon có gắn oxy ở H 1,15 (3H, s), 1,17 (3H, s) và 1,19 (3H, s), 2 nhóm oximetin ở H 3,77 (1H, t, J = 7,5 Hz) và 3,15 (1H, dd, 12,0 Hz, 4,5 Hz) và các proton đặc trưng cho một phân tử đường ở H 3,144,29.

Phổ 13

C-NMR và DEPT của B8 cho thấy sự có mặt của 35 tín hiệu cacbon. Sau khi trừ đi 5 cacbon của đường xylopyranozyl ở C 66,7 (t), 71,3 (d), 75,5 (d), 78,0 (d) và 107,4 (d) [88, 144], 30 tín hiệu cacbon còn lại được tính toán cho một tritecpen 4 vòng có chứa 1 vòng epoxy ở C 84,8 (d) và 87,8 (s). Do sự thường xuyên xuất hiện của các tritecpenoit dạng dammaran trong lá của các loài Betula, chúng tôi đã so sánh các dữ kiện phổ của B8 với phổ của các tritecpenoit 20,24-

epoxydammaran đã được công bố. Phần aglycon của B8 đã được xác định là ocotillol [144]. Phần đường của B8 liên kết với C-3 của aglycon dựa vào sự chuyển dịch lớn (∆C = 11,7 ppm) về phía trường thấp của C-3 (C-3 90,7) so với ocotillol (C-3 79,0) [46]. Độ chuyển dịch của C-3 cũng chỉ ra sự định hướng 3H của B8 [99]. Sự glycozyl hoá nhóm 3-hydroxy của khung dammaran đã gây ra sự chuyển dịch về phía trường thấp của C-3 ở C 82-83 [49]. Hằng số tương tác của proton anomeric ở H 4,29 (1H, d, J = 7,5 Hz) chỉ ra cấu hình của C-1ʹcủa xylozơ. Do đó, B8 được xác định là 3-O--D-xylopyranozyl ocotillol và được đặt tên là betalnozit A.

Betalnozit A là một hợp chất mới.

♦ Chất B9 (3-O--D-xylopyranozyl 3,20(S),24(S)-trihydroxydammar-25-en, Betalnozit B)

Hợp chất B9 được phân lập từ phần chiết etyl axetat lá (BLE) dưới dạng bột vô định hình

màu trắng, Rf = 0,33 (TLC, silica gel, diclometan-axeton 2:1, v/v), []24D = +108 (c = 0,03, CH3OH).

2224 24 23 21 25 20 15 16 1 3 4 5 8 9 10 11 12 13 14 17 18 19 26 27 28 2 O HO OH 30 29 1' 2' 3' 4' 5' O OH HO HO B9 (Betalnozit B)

Phổ HR-ESI-MS của B9 cho pic ion giả phân tử ở m/z 615,4229 [M + Na]+ cho phép xác định công thức phân tử của B9 là C35H60O7.

Phổ IR của B9 chỉ ra một đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm hydroxy ở νmax 3385 cm–1. Phổ 1

H-NMR của B9 cho các tín hiệu đặc trưng cho 7 nhóm metyl bậc 3, trong đó có 1 nhóm liên kết với cacbon có gắn oxy ở H 1,14 (3H, s), 1 nhóm oximetin ở H 3,15 (1H, dd, 12,0 Hz, 4,5 Hz), 2 proton olefinic ở H 4,82 (1H, tín hiệu chồng chập) và 4,93 (1H, br s), và các proton đặc trưng cho một phân tử đường ở H 3,144,29.

Phổ 13

C-NMR và DEPT của B9 cho thấy sự có mặt của 35 tín hiệu cacbon. Với 5 cacbon của đường xylopyranozyl ở C 66,7 (t), 71,3 (d), 75,5 (d), 78,0 (d) và 107,4 (d) [88, 144]. Phổ 1H- và 13C-NMR của B9 cho thấy chỉ khác phổ của B8 (Betalnozit A) ở mạch nhánh ở C-24. Các tín hiệu phổ 13

C-NMR của B9 đặc trưng cho một nhóm hydroxy bậc 3 ở C 75,8 và một nhóm hydroxy bậc 2 ở C 77,3, 2 nhóm metylen ở C 30,2 và C 38,2, một nhóm isopropenyl ở C 17,8, 111,6 và 147,0 đã được xác định nhờ việc so sánh phổ của chất này với dữ kiện phổ của 20(S),24(S)-dihydroxydammara-25-en-3-on [106]. Do đó, B9 được xác định là 3-O--D- xylopyranozyl 3,20(S),24(S)-trihydroxydammar-25-en, được đặt tên thông thường là betalnozit B.

Betalnozit B là một hợp chất mới.

♦ Chất B10 (β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranozit)

Hợp chất B10 được phân lập từ phần chiết etyl axetat của lá (BLE) dưới dạng bột vô định hình màu trắng, đ.n.c. 280-282 o

C, Rf = 0,50 (TLC, silica gel, diclometan-metanol 9:1, v/v). Dựa trên các dữ kiện phổ EI-MS, 1

H-NMR, đ.n.c. và so sánh TLC với chất chuẩn có thể xác định được B10 là β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranozit, giống như chất A6 được phân lập từ cây Tống quán sủi. Chi tiết về cấu trúc của β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranozit, xem chất A6, mục 4.1.4, trang 83.

♦ Chất B11 (Quercetin 3-O--D-glucopyranozit, Isoquercitrin)

Hợp chất B11 được phân lập từ phần chiết etyl axetat của lá (BLE) dưới dạng bột vô định hình màu vàng, đ.n.c. 230-232 o

6' 5' 5' 4' 3' 2' 1' 10 9 8 7 6 5 4 3 2 OH OH O O OH HO OHO O OH OH CH2OH 1'' 2'' 3'' 4'' 5'' B11 (Quercetin 3-O--D-glucopyranozit)

Phổ 1H-NMR của B11 cho thấy phần aglycon của chất này tương tự với quercetin. Các tín hiệu của các proton anomeric xuất hiện ở 5,25 (1H, d, J = 7,5 Hz). Phần đường này đã được xác định là -glucopyranozyl [C62,6 (t, C-6), 71,3 (d, C-4), 75,7 (d, C-2), 78,1 (d, C-3), 78,4 (d, C-5) và 104,4 (s, C-1)] dựa trên các độ chuyển dịch hóa học trên phổ 13

C-NMR; cấu hình 

đã được xác định dựa trên hằng số tương tác J của proton anomeric. Vị trí liên kết C-3 của các phần đường vào khung flavonol của quercetin đã được xác định qua sự chuyển dịch về phía trường thấp của C-2 [C159,1 (s)] so với của quercetin [60]. Do đó, hợp chất B11 đã được xác định là quercetin 3-O--D-glucopyranozit [52].

Quercetin 3-O--D-glucopyranozit có tác dụng lợi tiểu và hoạt tính kháng nấm [40]. ♦ Chất B12 (311-di-O--L-arabinopyranozyl 20(S),24(R)-epoxydammaran-3,11,25- triol, Beltalnozit C)

Hợp chất B12 được phân lập từ phần chiết etyl axetat của lá (BLE) dưới dạng tinh

thể hình que màu trắng, Rf = 0,70 (TLC, silica gel, diclometan-metanol 4:1, v/v), []23D = 4,58(c

= 0,31, CH3OH). 16 1 3 4 5 8 9 10 11 12 13 14 17 18 19 20 21 22 24 25 26 27 28 29 30 2 O OH O O 1' 2' 3' 5' O OH HO OH 4' 1'' 2'' 3'' 4'' 5'' O OH HO OH B12 (Betalnozit C)

Phổ HR-ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 763,4594 [M + Na]+ cho phép giả thiết công thức phân tử của B12 là C40H68O12.

Phổ IR chỉ ra một đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm hydroxy ở νmax 3392 cm–1. Phổ 13

C-NMR của B12 chỉ ra sự có mặt của 40 tín hiệu cacbon, trong đó 30 tín hiệu đặc trưng cho một aglycon kiểu ocotillol [46] và 10 tín hiệu dặc trưng cho 2 phân tử đường arabinopyranozyl [C 66,4, 69,7, 72,8, 73,5 và 100,7 và 65,1, 68,8, 71,7, 73,3 và 99,9] [45]. Do đó, các tín hiệu phổ ở C 82,4 và 75,6 được quy cho 2 nhóm oximetin liên kết với hai nhóm hydroxy đã được glycozyl hoá ở C-3 và C-11 bằng cách so sánh các dữ kiện phổ 13

C-NMR của B12 với 3-

mạch nhánh), và các chất tương tự [47, 49]. Dựa trên các hằng số tương tác của H-3 ở H 3,29 (1H, br s) và H-11 ở H 4,04 (1H, ddd, J = 10,5 Hz, 10,5 Hz, 5,5 Hz)] có thể xác định sự định hướng của H-3 và H-11 là Các liên kết của các phân tử đường được khẳng định bởi các tương tác HMBC giữa H-1 (H 4,26) và C-3, giữa H-3 và C-1 (C 100,7), và giữa H-1 (H 4,28) và C-11 (Hình 4.12).

Hình 4.12. Các tương tác HMBC của B12

Các cấu hình -anomeric của các đường arabinozơ được xác định bởi hằng số tương tác J

= 7,5 Hz giữa H-1 và H-2. Do đó, B12 được xác định là 311-di-O--L-arabinopyranozyl 20(S),24(R)-epoxydammaran-3,11,25-triol, được đặt tên thông thường là betalnozit C.

Betalnozit C là một hợp chất mới.

♦ Chất B13 (Quercetin 3-O-rutinozit, Rutin)

Hợp chất B13 được phân lập từ phần chiết n-butanol của lá (BLB) dưới dạng bột vô định hình màu vàng, đ.n.c. 196-198 o

C, Rf = 0,35 (TLC, silica gel, diclometan-metanol 2:1, v/v).

1'' 2'' 2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 1''' 2''' 3''' 4''' 5''' 6''' O HO OH OH CH2 O O CH3 HO OH OH O 2 10 O HO OH O OH OH 3 4 5 7 9 1' 3' 4' 5' 6' B13 (Rutin)

Phổ 1H-NMR của B13 cho thấy phần aglycon của chất này tương tự với phổ của quercetin. Các tín hiệu của các proton anomeric xuất hiện ở 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz) và 5,12 (1H, d, J = 7,5 Hz). Các phần đường này đã được xác định là -rhamnopyranozyl [C17,9 (q, C-6), 69,7 (d, C-5), 71,4 (d, C-3), 72,1 (d, C-2), 73,9 (d, C-4) và 102,4 (s, C-1)] và -glucopyranozyl [C68,5 (t, C-6), 72,2 (d, C-4), 75,7 (d, C-2), 77,1 (d, C-3), 78,1 (d, C-5) và 104,7 (d, C-1)] dựa trên các độ chuyển dịch hóa học trên phổ 13

C-NMR; các cấu hình và  đã được xác định dựa trên hằng số tương tác J của proton anomeric. Sự chuyển dịch về phía trường thấp của C-6

(C68,5) của nhóm glucopyranozyl cho thấy sự liên kết C-1C-6 của nhóm rhamnopyranozyl vào nhóm glucopyranozyl ở B13. Vị trí liên kết C-3 của các phần đường vào khung flavonol của

OOH OH HO OH O O O OH O OH HO OH

quercetin đã được xác định qua sự chuyển dịch về phía trường thấp của C-2 [C158,4 (s)] so với của quercetin [60]. Do đó, hợp chất B13 đã được xác định là quercetin 3-O-rutinozit (rutin) [60].

Rutin có mặt trong hơn 30 họ cây và được phân lập lần đầu tiên từ loài Ruta graveolens. Hoạt tính đáng chú ý của rutin là chống oxi hoá, kháng viêm, giảm huyết áp và kháng HIV [40].

♦ Chất B14 (Lupeol)

Hợp chất B14 được phân lập từ phần chiết n-hexan của cành con (BCH) dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, đ.n.c. 206-208 o

C, Rf = 0,68 (TLC, silica gel, n-hexan-etyl axetat 7:1, v/v). 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 HO H H 30 B14 (Lupeol)

Trên phổ 1H-NMR của B14, thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của một nhóm oximetin ở

H 3,18 (dd), một nhóm isopropenyl ở H 4,56 (1H, br s), 4,68 (1H, d, J = 2,0 Hz) và 1,68 (3H, s), và 6 nhóm metyl bậc ba ở H 0,76 (3H, s), 0,79 (3H, s), 0,83 (3H, s), 0,94 (3H, s), 0,96 (3H, s) và 1,03 (3H, s).

Phổ 13

C-NMR và DEPT của B14 cũng khẳng định cùng các dữ kiện phổ 1H-NMR về cấu trúc của một tritecpenoit năm vòng với một nhóm oximetin [C 78,9 (d)] và một nhóm isopropenyl [C 150,9 (s), 109,3 (t) và 19,3 (q)]. Các tín hiệu của 6 nhóm metyl xuất hiện ở C 28,0 (q), 18,0 (q), 16,1 (q), 15,9 (q), 15,4 (q) và 14,6 (q). Các tín hiệu của mười nhóm metylen xuất hiện ở C 18,3 (t), 20,9 (t), 25,1 (t), 27,4 (t), 27,5 (t), 29,9 (t), 34,2 (t), 35,6 (t), 38,7 (t) và 40,0 (t). Các tín hiệu của 5 nhóm metin xuất hiện ở C 38,1 (d), 47,9 (d), 48,3 (d), 50,5 (d) và 55,3 (d). Các tín hiệu của 5 cacbon bậc bốn xuất hiện ở C 37,2 (s), 38,9 (s), 40,8 (s), 42,8 (s) và 43,0 (s). Trên cơ sở các dữ kiện phổ 1

H-NMR và 13C-NMR, một cấu trúc khung lupan đã được giả thiết cho B14. Sự xuất hiện của một nhóm hydroxymetyl và một nhóm isopropenyl cho thấy một nhóm metyl và một nhóm isopropyl của khung lupan đã bị biến đổi thành lup-20(29)-en.

Hóa lập thể của nhóm hydroxy ở C-3 đã được xác định là 3 dựa trên độ dịch chuyển hóa học của C-3 (C 78,9). Do đó, cấu trúc của B14 được xác định là lupeol [47].

Lupeol xuất hiện trong các loài Ficus, Manilkara, Raucheria,… Hợp chất này được phân lập lần đầu tiên vào năm 1889 từ Lupinus luteus. Lupeol là tác nhân chống ung thư và kháng HIV [40].

♦ Chất B15 (Betulin)

Hợp chất B15 được phân lập từ phần chiết diclometan của cành con (BCD) dưới dạng bột vô định hình màu trắng, đ.n.c. 251-252 o

Dựa trên các dữ kiện phổ 1

H-NMR, đ.n.c. và phân tích TLC so với chất chuẩn của chúng tôi, B15 đã được xác định là betulin, giống như chất A19 phân lập được từ cây Tống quán sủi.

Chi tiết về cấu trúc của betulin, xem chất A19 mục 4.1.4, trang 97.

♦ Chất B16 (Taraxeryl axetat)

Chất B16 được phân lập từ phần chiết diclometan của vỏ cành (BVD) dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, đ.n.c. 302-304 o

C, Rf = 0,46 (TLC, silica gel, n-hexan-etyl axetat 40:1, v/v). Qua việc so sánh các dữ kiện phổ 1H-NMR, đ.n.c. và phân tích TLC so với chất chuẩn của chúng tôi, có thể xác định được B16 là taraxeryl axetat, giống như chất A1 phân lập được từ cây Tống quán sủi.

Chi tiết về cấu trúc của taraxeryl axetat, xem chất A1, mục 4.1.4, trang 80.

♦ Chất B17 (Taraxeron)

Hợp chất B17 được phân lập từ phần chiết diclometan của vỏ cành (BVD) dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, đ.n.c. 236-238 o

C, Rf = 0,53 (TLC, silica gel, n-hexan-diclometan 2:1, v/v). Dựa trên các dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của B17 đã xác định được B17 là taraxeron.

Chi tiết về cấu trúc của taraxeron, xem chất A20, mục 4.1.4, trang 98. ♦ Chất B18 (Axit betulinic)

Hợp chất B18 được phân lập từ phần chiết diclometan của vỏ cành (BVD) dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, đ.n.c. 270-271 o

C, Rf = 0,35 (TLC, silica gel, n-hexan-etyl axetat 4:1, v/v). Dựa vào dữ kiện phổ 1

H-NMR và TLC so sánh với chất chuẩn của chúng tôi đã xác định được chất B18 là axit betulinic.

Chi tiết về cấu trúc của axit betulinic, xem chất A11, mục 4.1.4, trang 90.

♦ Hỗn hợp hai chất B19 và B20 (Axit oleanolic và Axit ursolic)

Hỗn hợp hai chất B19 và B20 (tỷ lệ 5,5:1, 1

H-NMR) được phân lập từ phần chiết diclometan của vỏ cành (BVD) dưới dạng bột vô định hình màu trắng, Rf = 0,50 (TLC, silica gel, diclometan-axeton 19:1, v/v). HO COOH 1 3 4 6 8 9 10 11 13 14 15 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 HO COOH 1 3 4 6 8 9 10 11 13 14 15 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

B19 (Axit oleanolic) B20 (Axit ursolic)

Phổ 1H-NMR của B19 chỉ ra sự có mặt của 7 nhóm metyl bậc 3 ở dạng singlet ở H 0,78 (3H), 0,79 (3H), 0,86 (3H), 0,93 (3H), 0,98 (3H) và 1,26 (3H), một nhóm oximetin ở H 3,20 (1H, m) và một proton olefinic ở H 5,24 (1H, t, J = 3,5 Hz).

Phổ 1H-NMR của B20 chỉ ra sự có mặt của 7 nhóm metyl bậc 3 bao gồm 5 tín hiệu singlet ở H 0,78 (3H, s), 0,98 (3H, s), 1,09 (3H, s), 1,14 (3H, s) và 1,26 (3H, s) và 2 tín hiệu doublet ở H

0,90 (3H, d, J = 5,0 Hz) và 0,93 (3H, d, J = 5,0 Hz), một nhóm oximetin ở H 3,20 (1H, m) và một proton olefinic ở H 5,28 (1H, t, J = 3,5 Hz).

Từ việc so sánh phổ của B19 và B20 với các dữ kiện phổ của tài liệu tham khảo đã xác

định được B19 là axit oleanolic và B20 là axit ursolic [47].

Axit ursolic có mặt trong các loài Rhododendron, Epigaea asiatica, nhựa táo, lê và các loại quả khác. Hoạt tính của axit ursolic là lợi tiểu, chống loét, chống HIV,… [40].

Tóm lại:

Từ cây Cáng lò đã phân lập được 16 hợp chất và 2 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 hợp chất. Trong đó có 11 tritecpenoit, 5 flavonoit, 2 glyxerol monoeste. Thành phần của lá gồm 11 hợp chất và một hỗn hợp của 2 hợp chất với thành phần quan trọng chính là ovalifoliolid B (0,046%), rutin (0,015%), isoquercitrin (0,0078%). Cành con gồm có β-sitosterol (0,005%) và 2 hợp chất không tìm thấy trong lá là lupeol và betulin với hàm lượng nhỏ. Vỏ cây có chứa lupeol và betulin đã tìm thấy trong cành, ngoài ra còn có thêm taraxeryl axetat, taraxeron cùng hỗn hợp của 2 axit. Thành phần chính trong vỏ cành là betulin (0,008%).

4.3 NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC CÂY GỪNG MÔI TÍM ĐỐM (ZINGIBLER PENINSULARE I. Theilade) PENINSULARE I. Theilade)

4.3.1 Nguyên liệu thực vật

Thân rễ cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade) được thu thập vào tháng 6 năm 2007 tại Sơpai, Kbang, Gia Lai. Mẫu thực vật đã được nhà thực vật học Nguyễn Quốc Bình, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định và thu thập. Tiêu bản mẫu cây được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)