Detector độ dẫn kiểu không tiếp xúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 51 - 52)

A- Kỹ thuật bơm mẫu thủy động lực học dùng áp suất, B Kỹ thuật bơm mẫu thủy động lực học kiểu xi phông, C Kỹ thuật bơm mẫu điện động học

2.2.3.Detector độ dẫn kiểu không tiếp xúc

Ngoài kiểu tiếp xúc nêu trên, detector độ dẫn còn có thể thực hiện theo kiểu không tiếp xúc (CCD) với các điện cực đặt bên ngoài mao quản. Loại detector này có hai điện cực: một điện cực kích thích dùng để áp tín hiệu AC và một điện cực thu nhận tín hiệu để ghi lại tín hiệu sau khi đi qua dung dịch phân tích. Sự phân bố của tr−ờng điện từ trong detector đ−ợc đánh giá qua hằng số điện môi, độ từ thẩm và độ dẫn của dung dịch. Khi các hợp phần ion khác nhau trong dung dịch đi qua detector, độ dẫn của môi tr−ờng bên trong detector là một thông số quan trọng nhất, vì sự phụ thuộc vào hằng số điện môi và độ từ thẩm của dung dịch th−ờng không đáng kể. Điều này có nghĩa là sự thay đổi tín hiệu ghi lại bằng điện cực thu nhận tín hiệu sẽ t−ơng quan với sự thay đổi về độ dẫn của dung dịch đo. Đây chính là nguyên tắc của hoạt động của detector độ dẫn không tiếp xúc.

Hình 2.2 minh họa mô hình cấu tạo không gian (a), mặt cắt (b) và mạch điện t−ơng đ−ơng (c) của hai kiểu detector độ dẫn không tiếp xúc th−ờng sử dụng trong điện di mao quản là loại có và không có bản điện cực nối đất ngăn cách giữa điện cực kích thích và điện cực thu nhận tín hiệu. Thể tích hiệu dụng của detector chính là thể tích của vùng bên trong mao quản có khoảng cách (d) giữa hai điện cực mà không phải chiều dài (bề dày) điện cực (l) hay diện tích bề mặt điện cực.

Hình 2.2. Mô hình detector độ dẫn không tiếp xúc dùng cho mao quản dạng không gian (a), dạng mặt cắt (b) và mạch điện tơng đơng (c). A- không có điện cực nối đất, B- có bản điện cực nối đất ngăn cách giữa

điện cực kích thích và điện cực thu nhận tín hiệu

Trong mạch điện t−ơng đ−ơng, Cw là điện dung của tụ điện tạo thành giữa điện cực và dung dịch đo, và Cair là điện dung của tụ điện tạo thành giữa hai điện cực bên ngoài mao quản, Rsol là trở kháng của dung dịch (thông số cần quan tâm). Do sự phụ thuộc của dung kháng vào tần số trong mạch điện t−ơng đ−ơng, tín hiệu đầu ra phụ thuộc vào tần số áp vào. Tần số đo tối −u cần xác định sao cho ít bị ảnh h−ởng nhất bởi các tụ điện. Với CCD có điện cực nối đất ngăn cách, detector có thể sử dụng ở tần số đạt giá trị tối thiểu đ−ợc xác định với dung dịch có độ dẫn thấp nhất cho bất cứ dung dịch đệm hay chất phân tích nào có độ dẫn cao hơn. Ngoài ra, phần điện tử trong detector cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra tín hiệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 51 - 52)