Các detector thông dụng trong ph−ơng pháp điện di mao quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 36 - 37)

c. Kỹ thuật sử dụng dòng cân bằng thủy động lực học

1.1.8.Các detector thông dụng trong ph−ơng pháp điện di mao quản

1.1.8.1. Nguyên tắc định l−ợng [4, 97]

Nguyên tắc của việc phát hiện hay định l−ợng các chất dựa trên cơ sở của mối quan hệ tín hiệu đo của chất phân tích và nồng độ CX của nó theo biểu thức cơ bản sau đây:

H = k.CX (1.9a) hoặc: A = k.CX (1.9b)

Trong đó, H là chiều cao, còn A là diện tích pic điện di của chất phân tích. Việc phát hiện và đo định l−ợng này thực hiện nhờ các loại detector, t−ơng tự nh− trong kỹ thuật HPLC chỉ khác là tế bào đo ở đây là một đoạn nhỏ (2-3 mm) ở gần đầu cuối của mao quản (cột tách), mà không cần một tế bào đo riêng nh− trong HPLC. Đó chính là một −u việt và sự đơn giản của kỹ thuật điện di mao quản.

1.1.8.2. Sự phát hiện chất trong ph−ơng pháp điện di mao quản [3, 4, 35, 97]

Sự phát hiện các chất trong quá trình phân tách điện di có thể đ−ợc thực hiện bằng cách phát hiện trực tiếp hay gián tiếp, tùy thuộc vào bản chất của các chất phân tích. Nói chung, dựa trên cơ sở các tính chất hóa học, hóa lý, hay vật lý của các chất sẽ có các loại detector t−ơng ứng để phát hiện các chất nh− sau:

1. Detector đo phổ hấp thụ phân tử UV-Vis (190 - 800 nm) 2. Detector đo phổ huỳnh quang phân tử

3. Detector đo phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử 4. Detector điện hóa (đo dòng, đo thế, độ dẫn)

5. Detector đo chỉ số chiết suất của chất 6. Detector độ dẫn nhiệt, hay độ hấp thụ nhiệt 7. Detector khối phổ

Hầu hết các thiết bị điện di mao quản th−ơng phẩm hiện nay sử dụng detector hấp thụ phân tử UV-Vis hoặc huỳnh quang. Mặc dù đây là những loại detector đã đ−ợc khẳng định là rất hữu dụng nh−ng chúng cũng có những hạn chế nhất định về khả năng ứng dụng vì không phải tất cả các chất phân tích đều hấp thụ ánh sáng UV hay tạo ra huỳnh quang.

Các detector điện hóa, bao gồm cả đo dòng, đo thế và độ dẫn đều có −u điểm là độ nhạy cao, độ chọn lọc tốt và khoảng tuyến tính rộng. Ngoài ra, các kỹ thuật phát hiện điện hóa không nhạy với khối l−ợng mà nhạy với nồng độ chất, điều này có nghĩa là việc giảm kích th−ớc của detector sẽ không làm ảnh h−ởng đến độ nhạy. Thậm chí, việc thu nhỏ các điện cực còn làm tăng độ nhạy phát hiện do giảm đ−ợc tín hiệu nhiễu. Hơn nữa, do đáp ứng của detector đ−ợc chuyển hóa trực tiếp từ một thông số điện của dung dịch, việc chuyển đổi giữa các thông số vật lý nh− c−ờng độ ánh sáng và tín hiệu điện đã đ−ợc loại trừ, từ đó có thể loại trừ đ−ợc ảnh h−ởng cộng thêm của tín hiệu nhiễu nền. Ngoài ra, detector đo dòng, đo thế và độ dẫn cũng đ−ợc tích hợp thành công trong ph−ơng pháp điện di chế tạo thu nhỏ hoặc sử dụng mao quản [56, 82, 90, 103].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 36 - 37)