- Rừng trồng Keolai thuần loài Đất rừng trồng Keo la
a) Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa * Phƣơng pháp xác định cấp đất
* Phƣơng pháp xác định cấp đất
Căn cứ vào biểu cấp đất rừng trồng Keo lai đều tuổi để xác định. Cấp đất được xác định dựa vào tuổi và chiều cao bình quân tầng trội (Hdom) của các cây trong lâm phần.
Xác định Hdom:
- Từ số liệu điều tra tầng cây cao, lập phương trình tương quan của chiều cao cây với đường kính trong lâm phần theo phương trình:
H = a + blnD1.3 (2.1)
- Tính Ddom của lâm phần theo công thức:
n D D D D n dom 2 2 2 2 1 ... (2.2)
Trong đó: D1, D2,..., Dn là đường kính ở vị trí 1,3m của 20% số cây lớn nhất. n là 20% số cây lớn nhất
- Thay Ddom vào phương trình tương quan H/D được Hdom. - Đem Hdom và tuổi rừng tra biểu cấp đất được cấp đất của rừng.
- 31 -
* Cách bố trí ô tiêu chuẩn
- Mỗi cấp đất bố trí 12 ÔTC (còn gọi là ô sơ cấp), tổng số 4 cấp đất là 48 ÔTC. Các ÔTC này bố trí rải đều ở các cấp tuổi khác nhau.
- Diện tích mỗi ÔTC là 1.000 m2 (40m x 25 m). Trong mỗi ÔTC lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC) diện tích 25 m2
(5mx5m) để điều tra cây bụi, thảm tươi. Ở trung tâm mỗi ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản diện tích 1 m2
(1mx1m) để điều tra vật rơi rụng.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí ÔTC sơ cấp, thứ cấp và ô dạng bản * Phƣơng pháp đo đếm và tính toán các chỉ tiêu sinh trƣởng lâm phần
- Trên ÔTC đo đếm toàn bộ số cây về đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dtán), chiều dài tán (Ltán). Từ đó tính toán các đại lượng sinh trưởng bình quân: Dbq, Hbq, Dtán, Ltán theo phương pháp điều tra rừng.
- Tính toán tiết diện ngang thân cây (G1,3), thể tích cây cá thể (V) theo công thức V=GHf. Từ đó tính Gbq và Vbq. Cây có thể tích trung bình là cây tiêu chuẩn. Thể tích khô thân cây được xác định bằng cách lấy mẫu và sấy khô.
40 m
25 m
5 m
- 32 -
* Phƣơng pháp xác định sinh khối
- Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận: lá, cành, thân. Đào và lấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2 mm mỗi ÔTC chặt 3 cây tiêu chuẩn. Cân các bộ phận ngay tại chỗ được sinh khối tươi của các bộ phận cây. Thân cây được cắt thành các đoạn dài 1 m, lấy mẫu thớt ở các vị trí cắt và giải tích thân
cây.
Ảnh 1 Chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận khác nhau
- Mẫu thân cây được lấy 3 tại các vị trí gốc, giữa thân và ngọn, mỗi vị trí lấy thớt có độ dày 3 cm. Cành cây lấy 1 mẫu 1 kg tại vị trí giữa cành; lá trộn đều và lấy 1 mẫu 0,3 kg; rễ lấy 1 mẫu ở rễ cọc và 1 mẫu rễ bên với khối lượng 1 kg/mẫu. Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi, sau đó mang về sấy khô ở nhiệt độ 105o
C trong vòng 1-2 ngày đến khối lượng không đổi, từ đó tính toán tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi của từng bộ phận cây. Sinh khối khô của các bộ phận cây sẽ được tính thông qua sinh khối tươi và tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi của các bộ phận.
- 33 -
- Sinh khối cây bụi và thảm tươi: cắt toàn bộ cây bụi, thảm tươi phía trên mặt đất, đào lấy rễ cây thuộc 5 ô thứ cấp, phân thành các bộ phận: thân, cành, lá; rễ; riêng cây thân thảo như cỏ tính riêng. Sau đó cân từng bộ phận để xác định sinh khối tươi, lấy mẫu 0,5 kg tươi đối với từng bộ phận đem sấy khô và tính sinh khối khô của chúng như tầng cây cao.
- Sinh khối vật rơi rụng tồn đọng trên mặt đất rừng: Thu gom toàn bộ vật rơi rụng trên các ô dạng bản, cân tại chỗ được khối lượng tươi vật rơi rụng, sau đó tính trung bình cho 1 m2. Trộn đều vật rơi rụng, lẫy mỗi ÔTC 1 mẫu 0,3 kg sấy khô để tính khối lượng vật rơi rụng và phân tích hàm lượng cacbon.
* Phƣơng pháp nghiên cứu đất
Tại mỗi điểm nghiên cứu, tiến hành so sánh tính chất đất rừng trồng Keo lai ở các độ tuổi với nhau và so sánh với đất trống (không canh tác) có cùng điều kiện về địa hình (độ dốc, hướng dốc) và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
Tại Lương Sơn - Hòa Bình, so sánh tính chất đất của đất trồng Keo Lai thời điểm 2 tuổi, 4 tuổi và 6 tuổi với nhau. So sánh tính chất đất của đất không canh tác (lấy mẫu tại thời điểm Keo lai 2 tuổi) với tính chất đất của đất trồng Keo 2 tuổi. So sánh tính chất đất của đất trồng Keo lai 6 tuổi với tính chất đất của đất không canh tác (lấy mẫu tại thời điểm Keo 6 tuổi).
Tại Đoan Hùng - Phú Thọ, so sánh tính chất đất của đất trồng Keo lai tại thời điểm Keo 1 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi với nhau. So sánh tính chất của đất trồng Keo lai 1 tuổi với tính chất đất của đất không canh tác (lấy mẫu đất tại thời điểm Keo lai 1 tuổi). So sánh tính chất đất của đất trồng Keo lai 5 tuổi với tính chất đất của đất không canh tác (lấy mẫu tại thời điểm Keo lai 5 tuổi)
Tại mỗi cấp tuổi rừng tiến hành đào và mô tả phẫu diện (hình 2.2), lấy mẫu đất.
- 34 -
Hình 2.2 Ảnh mô tả phẫu diện đất tại Hòa Bình và Phú Thọ
Mỗi tuổi cây và ĐC chọn 3 ô điển hình (vị trí đỉnh 1 ô, vị trí sườn 1 ô, vị trí chân đồi 1 ô), mỗi ô bố trí 13 vị trí lấy mẫu, mỗi tầng (0-20, 20- 50, 50-80) lấy 1 mẫu, tổng số mẫu đất là 117 mẫu đất (vị trí lấy mẫu theo sơ đồ sau). Sau đó trộn đều theo phương pháp đường chéo, lấy khoảng 1,0 kg để phân tích tại phòng thí nghiệm đất của Bộ môn khoa học đất Trường Đại Học KHTN.
Điểm đào phẫu diện là vị trí giữa ô (đại diện cho toàn vùng). Phẫu diện rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5 - 2m ở nơi có tầng đất dày. Mô tả đặc trưng hình thái phẫu diện và chia thành các tầng phát sinh khác nhau: lớp đất mặt tích lũy nhiều chất hữu cơ, có mầu đen hơn so với lớp đất dưới, được chia thành các tầng A1, A2, A3. Trong đó A1 là tầng tích lũy nhiều mùn nhất có màu đen nhất. Tầng A2 nằm dưới tầng A1 còn gọi là tầng bị rửa trôi có màu sắc sáng hơn các tầng dưới và trên kết cấu, nghèo dinh dưỡng, lượng vi sinh vật thấp. Dưới tầng A2 là tầng A3 chuyển tiếp xuống tầng B đó là tầng tích tụ, sự tích tụ của sét, ion các chất hữu cơ của các tầng trên. Cuối cùng là tầng C, tầng mẫu chất.
- 35 -
* Phƣơng pháp nghiên cứu xói mòn đất
Lượng đất bị xói mòn thu thập dựa vào ô định vị có diện tích là 200 m2
(10mx20m). Xung quanh thành ô được lát máng chống thấm nước. Dưới ô định vị bố trí bể hứng lượng mưa chảy từ ô định vị vào, trên bể có đặt một đồng hồ đo nước. Bể 1 có kích thước là 2mx1,5 mx1,5 m. Khi thu thập số liệu, tiến hành lấy hết lượng đất trên máng và trong bể lọc rồi đem cân. Ngoài ra, tháo hết nước ở bể, để lắng đọng sau đó đem cân lượng đất lắng đọng đó. Tổng lượng đất ở hai lần cân sẽ là lượng đất bị mất do xói mòn.
Sơ đồ của một ô thí nghiệm xói mòn đất
Bể hứng đất và nước 4 m3 Bờ cao bằng gạch xây cao 10 cm Máng thu đất và nước
b) Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng * Phƣơng pháp tính toán lƣợng CO2hấp thụ