Kinh nghiệm về hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền của Hồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Hồng Kông

Mới đây, một quan chức của ngành cảnh sát Hồng Kông khẳng định rằng, trong thời gian qua, nhiều tên khủng bố đã tiến hành nhiều đợt rửa tiền thông qua các ngân hàng ở Hồng Kông. Ông Dick Lee, Phó uỷ viên cảnh sát Hồng Kông nhận định trong thời gian tới rất ít khả năng bọn khủng bố sẽ tiến hành những hành động tấn công tại Hồng Kông nhưng bọn chúng sẽ tăng cường rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng ở vùng lãnh thổ này.

Trong năm 2010 vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ đã loan tin rằng, theo nhận định của nhiều chuyên gia Liên hợp quốc, mạng lưới Al-Qaeda của Osama- Binladen đang có nhiều tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông. Một chuyên gia của Liên Hợp quốc nhận xét: "Chưa có dấu hiệu nào cho thấy bọn khủng bố sẽ tiến hành các cuộc tấn công tại Hồng Kông. Nhưng có nhiều khả năng những tên thuộc nhóm Al-Qaeda sẽ tăng cường lợi dụng thành phố quốc tế có nhiều người qua lại và có hệ thống tài chính - ngân hàng phức tạp này để tiếp tục thực hiện rửa tiền”.

Ông Dick - Lee cho biết, hiện có nhiều tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông có dấu hiệu liên quan đến nhóm khủng bố Al-Qaeda. Ngoài ra, ông Dick - Lee còn khẳng định rằng việc cảnh sát Hồng Kông phát hiện và bắt giữ 3 kẻ cung cấp vũ khí cho nhóm Al-Qaeda (Hai người có quốc tịch Pakistan và một người có quốc tịch Mỹ) vào ngày 20/9 năm ngoái không

phải là lần đầu tiên cảnh sát của vùng lãnh thổ này phát hiện và xử lý những vụ liên quan đến bọn khủng bố. Ba tên này bị bắt trong khi đang mua 4 tên lửa Stinger để bắn máy bay. Trước đó, theo Cục điều tra trung ương Mỹ (FBI) 3 tên này đã dùng 5 tấn Hasit (chế bằng lá thuốc non và đọt gai dầu) và 600kg Heroin để đổi lấy tên lửa cung cấp cho mạng Al- Qaeda.

Để trấn an nhân dân và khách quốc tế, các quan chức của ngành cảnh sát Hồng Kông tuyên bố rằng, trong thời gian tới, chính quyền vùng lãnh thổ này sẽ tăng cường các biện pháp truy lùng và bắt giữ những tên khủng bố đi qua, đồng thời sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra để phong toả các tài khoản mà bọn khủng bố mở tại các ngân hàng hoạt động trên thị trường này. Bên cạnh đó cũng theo ngành cảnh sát Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông sẽ tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để phát hiện và bắt giữ những tên khủng bố đi qua hoặc có những hành động rửa tiền qua Hồng Kông. Ngoài ra chính quyền Hồng Kông sẽ tăng cường vai trò của ngành tình báo để chống khủng bố và hoạt động rửa tiền.

Cho tới nay, cảnh sát Hồng Kông đã ghi nhận và điều tra được 6800 vụ rửa tiền. Tuy nhiên họ cũng cho biết đó chỉ là những vụ rửa tiền được biết đến còn có bao nhiêu vụ rửa tiền thì họ không tổng kết được.

Từ năm 1989, luật trừng trị tội rửa tiền được ban hành tới nay, cảnh sát đã truy tố 99 cá nhân, tịch thu được 39 triệu USD tang vật liên quan đến tội phạm rửa tiền. Thời gian tới, công tác chống rửa tiền sẽ có những thành công mới.

1.4.4 Kinh nghiệm về hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền của các nước khác

Ngoài ra ở các nước khác trên thế giới, công tác chống rửa tiền cũng đạt được thành công nhất định. Mới đây (17/1/2008), Tây Ban Nha đã phá đường dây rửa tiền lớn nhất Châu Âu. Bộ Nội vụ nước này cho biết, cảnh

sát đã bắt giữ 101 nghi phạm người Tây ban nha, Colombia và Dominica sau cuộc điều tra kéo dài suốt 2 năm qua. Họ còn thu được 542kg cocaine và 9,5 triệu Euro tiền mặt liên quan đến hoạt động buôn bán ma tuý.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Tây Ban Nha Angel Aceber khẳng định: "Đây là chiến dịch điều tra tội phạm lớn nhất ở Tây Ban Nha và chắc chắn cũng là một trong những chiến dịch quan trọng nhất từng được tiến hành ở Châu Âu”.

Theo ông Acebes, các nhà điều tra đã phát hiện việc các nghi phạm đã tiến hành “rửa” tổng cộng 237,5 triệu EURO thu đợc từ hoạt động buôn bán ma tuý. Thủ đoạn của chúng là mua đô la Mỹ từ cơ quan hối đoái Tây Ban Nha, với sự tiếp tay của các nhân viên ở đây (những kẻ tòng phạm này cũng bị bắt).

Chiến dịch triệt phá mạng lới rửa tiền nói trên đợc bắt đầu từ năm 2001. Những nghi phạm đã bị bắt trong hàng loạt các vụ đột kích suốt 10 năm qua. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Madrit đang phát động truy quét tội phạm trên diện rộng.

Như vậy, “rửa tiền” là hoạt động quốc tế và rất khó kiểm soát ngay cả khi đã có đạo luật chống rửa tiền. Một minh chứng rõ ràng là đạo luật chống rửa tiền của Philipines được ra đời từ năm 2001, nhưng cho tới nay, cũng giống như Nga, Nauru, Ukraine và Grenada, Philipines vẫn bị nhóm hoạt động tài chính về rửa tiền - GAFI – coi là “điểm hẹn” của bọn tội phạm rửa tiền. FATF ước tính, bình quân mỗi năm lượng tiền bẩn được rửa thông qua hệ thống ngân hàng Châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 200 tỷ USD, tổng lượng tiền bẩn được rửa hàng năm trên toàn thế giới vào khoảng 1000 tỷ USD. FATF cho rằng hoạt động rửa tiền vẫn diễn ra tại nhiều nước là do các nước này chưa thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát tình trạng này

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w