KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 51 - 52)

“Rửa tiền” là hình thức phạm tội mang tính chất quốc tế. Nó sẵn sàng thâm nhập vào các quốc gia và gây tổn hại đến quốc gia, đặc biệt là những quốc gia mà việc kiểm soát hoạt động này còn cha chặt chẽ, trong đó có Việt nam.

Ở nước ta “rửa tiền” cũng tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là qua hoạt động kinh doanh và qua hệ thống ngân hàng. Phần lớn các đồng tiền phi pháp qua hệ thống ngân hàng đều trở thành tiền sạch. Vì thế mà ngời ta gọi hệ thống ngân hàng là cỗ máy rửa tiền (money – laundering machine) cho bọn tội phạm. Rửa tiền là hình thức tội phạm có tổ chức và gây nhiều tác hại lớn cho nền kinh tế vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn lậu, bành trướng hoạt động. Các nước sẽ phải chịu những khoản tổn thất khổng lồ vì các tội phạm đó. Như trên đã nói, rửa tiền còn làm suy yếu và ảnh hưởng đến thanh danh của hệ thống tài chính ngân hàng.

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol trong một cảnh báo mới đây với Chính phủ Việt nam, đã cho rằng, Việt Nam đang trở thành một trong những đích nhắm của bọn tội phạm quốc tế trong việc hình thành những đ- ường dây rửa tiền xuyên quốc gia. Báo chí và các cơ quan chức năng đã từng lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp Việt nam về âm mưu rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế thông qua các đề nghị cho vay. Một số doanh nghiệp Việt nam đã nhận đợc lời chào mời của một Công ty Dầu khí ở Châu Phi về việc ký các hợp đồng vay tiền, trong đó bỏ trống phần ghi tên đối tác nớc ngoài. Một số tổ chức tài chính nước ngoài cũng đã đề nghị

cung cấp những khoản vay lên đến hàng trăm triệu USD với lãi suất thấp và thời hạn hàng chục năm cho các doanh nghiệp Việt nam có sự bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước, và đối tác Việt nam sẽ được hưởng hoa hồng lên đến 30-40% giá trị hợp đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc cho ra đời nghị định chống rửa tiền là cấp thiết bởi rửa tiền là hoạt động tội phạm mang tính chất quốc tế. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Philipines, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản… đã ban hành luật chống rửa tiền. Ở nước ta trong thời gian qua các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện được nhiều hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một quan chức khác của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hoạt động rửa tiền mang tính quốc tế, vì thế, đặc biệt sau vụ nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9, hầu hết các nước đều đề cao việc chống rửa tiền. Việc cần thiết phải sớm có các quy định về chống rửa tiền trở nên cấp bách hơn. Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để hệ thống ngân hàng Việt nam sớm hội nhập với quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đợc xem là “nền kinh tế tiền mặt”, vì thế tác động của các quy định về chống rửa tiền sẽ chưa được thực sự lớn như những nước khác. Về lâu dài, việc chống rửa tiền sẽ phải quy định thành luật riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w