GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

Với mong muốn kiểm soát được nạn rửa tiền, dưới đây xin đưa ra một số giải pháp tổng quát. Chúng ta cần linh hoạt để áp dụng các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất.

3.2.1. Các giải pháp chung:

Cách đây 3 năm, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra cảnh báo: Việt Nam đang trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh

toán trở nên khó khăn4.

Quan sát tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường mà tốc độ phát triển của chúng rất khó dự đoán, dễ đi từ trạng thái phát triển nóng chuyển sang đóng băng. Không đi sâu vào diễn biến của hai thị trường này, nhưng nhìn chung chỉ số VN –Index của thị trường chứng khoán liên tục tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tương tự thị trường bất động sản cũng tăng cao trong nửa cuối năm 2007, nổi bật với

hình ảnh những vụ chen lấn nhau mua căn hộ cao cấp tại TP.HCM từ căn

hộ The Manor, Phú Mỹ Hưng, The Mansio5, sau đó là The Vista đến Sky

Garden 36, với giá bán được đẩy từ 1.600 USD lên đến 2.800 USD/m2 chỉ

trong vài ngày7! Điều này cho thấy gì? Có một luồng tiền rất lớn đã đổ vào

thị trường này! Nhưng việc kiểm tra nguồn gốc của lượng tiền này không được quan tâm đúng mức.

Ngay trong tháng 3/2007, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế đã có cảnh báo rửa tiền tham nhũng qua thị trường chứng khoán "Nói đến nguồn trong nước, tôi cũng phải nói thêm một điều mà lâu nay báo chí và các chuyên gia kinh tế chưa nói đến là có một lượng tiền hình thành từ tiền thất thoát hay là tham nhũng cũng vậy. Chúng ta biết rằng, nguồn vốn xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư nói chung là rất lớn; chỉ với con số thanh tra nêu là 10% thất thoát vào túi các cá nhân trong các lĩnh vực này thì cũng đã là một con số rất lớn. Ví dụ, một năm đầu từ 200 ngàn tỷ thì 10% thì con số này là 20 ngàn tỷ; số vốn này nếu chuyển qua đầu tư chứng khoán cũng là một

yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường trong thời gian qua”8. Ngoài

ra, cũng chưa kiểm tra, giám sát được nguồn vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam mặc dù số lượng các quỹ không nhiều. Đối với thị trường bất động sản, căn hộ trị giá cả tỷ đồng, nhưng đa số đều thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hoạt động điều tra, phân tích các giao dịch này chưa được thực hiện.

Để từng bước giải quyết chung ta cần thực hiện một cách đồng loạt các biện pháp sau:

Một là: Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rủa tiền của nước ta hiện đang được xây dựng theo kinh nghiệm và luật pháp quốc tế, tuy nhiên, những chuyển động của dòng tiền tại Việt Nam có những đặc thù khác, nên chăng các cơ quan chức năng nghiên cứu đặc thù của nền kinh tế, luật pháp, các tập quán giao dịch của tổ chức và người dân nhằm “Việt Nam hóa” cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Hai là: Cần tiến tới xây dựng Luật Chống rửa tiền: Những đánh giá về tính hiệu quả và bất cập trong cuộc chiến phòng chống rửa tiền hiện nay, để nâng cao hiệu lực đối với mọi tổ chức và người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế, tập hợp các quy định về phòng chống rửa tiền ở các văn bản quy

phạm pháp luật khác; trách nhiệm, cơ chế hợp tác và phối hợp hiệu quả và chuyên trách của các tổ chức có liên quan, đề nghị Chính phủ nên có chương trình xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền thay thế Nghị định 74.

Ba là: Cần xây dựng và ban hành các Luật có liên quan đến thanh toán như: Luật Giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế thay cho Nghị định số 64/CP ngày 20/9/2001 và các hoạt động liên quan đến thanh toán như Luật Séc, Luật Hối phiếu thay cho Luật Các công cụ chuyển nhượng nhằm giảm thiểu các giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế, đã được quy định tại điều 15 của Nghị định là nghiên cứu và có giải pháp để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

Bốn là: Cần hạn chế tình trạng đô la hóa trên thị trường tiền tệ.

Theo Tiến sĩ Hauskrecht, giáo sư Trường quản trị kinh doanh Kelly (Bang Indiana, Mỹ), giữ chức tư vấn trưởng chương trình hợp tác giữa NHNN và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức: Việt Nam là một nền kinh tế đô la hóa một phần trong hệ thống tiền tệ và sử dụng song song hai đồng tiền VND và USD, tuy nhiên, mức độ đô la hóa khó xác định, hiện tượng sử dụng rộng rãi đồng USD trong giao dịch, buôn bán bắt đầu từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng USD, đến năm 1992, tình trạng đô la hóa đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào ngân hàng bằng USD, năm 2008, tỷ lệ tiền gửi bằng USD là 20,37%, còn số lượng và giá trị USD trên thị trường tự do là khó dự đoán, nhưng có thể thấy số lượng đó là không ít khi đang gây khó khăn cho việc điều hành tỷ giá của NHNN mà đỉnh cao là ngày 25/11/2009 vừa qua khi tỷ giá trên thị trường tự do gần 20.000 VND/1 USD, trong khi giá chính thức chỉ có hơn 17.495VND/1USD, buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá trên thị truờng liên ngân hàng lên 18.500 VND/1USD và giảm biên độ giao dịch từ +- 5% xuống còn +- 3%. Theo tiến sĩ Hauskrecht chính việc cho phép các khoản tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng gần như hợp pháp hóa đồng

USD tại Việt Nam đã làm gia tăng quá trình đôla hóa, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng rất khó khăn vì bị đôla hóa, ngoài việc có quá nhiều giao dịch bằng USD trong thương mại, đầu tư, kiều hối thì những hiện tượng rửa tiền qua ngoại tệ là không tránh khỏi. Vì vậy, mặc dù có những ý kiến tác động tích cực cho nền kinh tế, không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tìm mọi cách có thể nhằm chống lại tình trạng đôla hóa, từ đó chỉ có một tiền tệ duy nhất được lưu hành là VND.

Năm là: Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan: Thực tiễn cho chúng ta thấy trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan như NHNN, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… trong việc hướng dẫn, kiểm tra chấp hành các biện pháp phòng chống rửa tiền của các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w