Hợp tác quốc tế chống “rửa tiền”

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 91 - 96)

Một trong những hệ thống luật quốc tế đầu tiên là Uỷ ban Basel về các luật lệ ngân hàng và các quy tắc thực hành giám sát năm 1988. Hoạt động thông qua Ngân hàng thanh toán quốc tế, Uỷ ban Basel khuyến khích các ngân hàng đảm trách việc nhận biết khách hàng, những giao dịch đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Rất nhiều vấn đề liên quan đã được thảo luận tại hội nghị của Liên Hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý năm 1988 (còn gọi là Công ước Viên 1988). Tại hội nghị, Liên Hiệp quốc đã yêu cầu các nước thành viên phải cho phép các cơ quan chức năng điều tra để chống, ngăn chặn việc thu lợi nhuận, sở hữu, chuyển nhượng hoặc rửa các khoản tiền thu được từ việc sử dụng hoặc buôn lậu ma tuý.

Tổ chức hàng đầu hoạt động mang tính chất quốc tế trong lĩnh vực

chống rửa tiền là FATF: lực lượng tài chính đặc nhiệm chống rửa tiền .

FATF đã đưa ra các chuẩn mực cho phong trào chống rửa tiền quốc tế là “40 khuyến nghị” và “những điều phụ lục” bao gồm hệ thống tư pháp hình sự và thực thi pháp luật, hệ thống tài chính và sự điều tiết hệ thống đó, và hợp tác quốc tế để chống “rửa tiền” (Nội dung sơ lược của các khuyến nghị đã đề cập ở trên). Những khuyến nghị này đưa ra những nguyên tắc hành động và cho phép các nước áp dụng chúng một cách linh hoạt tuỳ theo thực trạng và luật pháp từng nước).

Thêm vào đó, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền trên toàn thế giới FATF đã xúc tiến thành lập các nhóm hành động khu vực. Những nhóm này có địa vị quan sát viên đối với FATF. Chức năng của thành viên khu vực này cũng như các thành viên của

FATF. Ví dụ như nhóm khu vực đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên và theo dõi xu hướng rửa tiền trong khu vực.

Những nỗ lực phát triển những nhóm khu vực của FATF ở Châu Phi và Nam Mỹ đã dẫn đến việc thành lập nhóm chống rửa tiền Đông và Nam Phi. Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính và chống rửa tiền ở Nam Mỹ. Những tổ chức khu vực khác theo dạng FATF là nhóm chống rửa tiền ở Châu Á - Thái Bình Dương, lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính ở vùng biển Caribean, và Uỷ ban hội đồng Châu âu PC – R- EV.

Sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế còn có nghĩa là FATF đã dựng lên mạng lưới chống rửa tiền toàn cầu. Nhiều tổ chức tham gia vào cuộc chiến chống rửa tiền với tư cách như quan sát viên của FATF như ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng tái đầu tư và phát triển Châu âu (EBRD), Ngân hàng phát triển liên Hoa Kỳ (IADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm thanh tra ngân hàng hải ngoại (OGBS), Văn phòng liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý và ngăn ngừa tội phạm (ONO DCCP). Nhiều tổ chức quốc tế đã hình thành các chương trình chống rửa tiền quan trọng.

3.3 Kiến nghị:

3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Chính phủ cần nghiên cứu, hoàn thiện và đồng bộ hoá các luật, văn bản dưới luật (nghị định, quyết định…) có liên quan để tạo môi trường kinh tế và hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động phòng chống rửa tiền của các doanh nghiệp, cũng như hoạt động của ngân hàng.

Chính phủ nên đệ trình Quốc hội nghiên cứu, sớm ban hành Luật phòng chống rửa tiền, chứ không chỉ dừng ở mức độ ban hành Nghị định về các vấn đề này. Với việc ra đời của Luật về phòng chống rửa tiền sẽ giúp giải toả được những ách tắc trong vấn đề phòng chống rửa tiền hiện nay, giảm được rủi ro cho nền kinh tế, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để xử lý nhanh được các vụ việc khi xảy ra.

Việc ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hoá các bộ luật, văn bản pháp luật phải tạo ra sự rõ ràng và minh bạch trong các giao dịch kinh tế, dần xoá bỏ những giao dịch ngầm trong các thương vụ, hợp đồng kinh tế nhằm tạo ra môi trường lành mạnh trong nền kinh tế.

Nhà nước cần phải có các chính sách bắt buộc các ngân hàng thực hiện báo cáo thống kê một cách đầy đủ và chính xác các khoản tiền giao dịch, gửi tiết kiệm. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng nhà nước có được những thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy về thị trường tiền tệ nhằm kiếm soát được những hành vi sai phạm

Cần nâng cao tính chủ động hơn nữa cho các ngân hàng trong việc: phòng chống rửa tiền.

Tóm lại, việc ban hành các bộ luật và các văn bản dưới luật nếu đồng bộ thì ngoài việc tạo điều kiện tốt cho các các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế phát triển còn là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn hoạt động của mình.

Tạo ra cơ chế phối hợp thông suốt hiệu quả cả về thông tin, các quyết định và thủ tục giữa các ngành, các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phòng chống rửa tiền, hạn chế thấp nhất rủi ro cho nền kinh tế.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền cần được tăng cường: Ngân hàng nhà nước cần tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạnh định chính sách phòng chống rửa tiền, đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các ngân hàng thương mại.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía ngân hàng nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất. Tránh để các giao dịch bất thường tràn lan đến mức

không còn kiểm soát nổi như bài học rút ra từ khủng hoảng của các nước trên thế giới

Nâng cao công tác phân tích và dự báo phòng chống rửa tiền phục vụ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng các biện pháp bảo vệ nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại. Đổi mới Ngân hàng nhà nước thành ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình phòng chống rửa tiền tiến tiến trên thế giới

KẾT LUẬN CHUNG

Từ những nghiên cứu về rửa tiền của bọn tội phạm trên thế giới, chúng ta thấy được bản chất cực kỳ nguy hiểm và phức tạp của hoạt động này. Nó là hành vi tội phạm mang tính chất quốc tế và hậu quả của nạn rửa tiền là không lường hết được nếu nó không được kiểm soát chặt chẽ. Đối với nền kinh tế toàn cầu, nó làm suy yếu mối quan hệ kinh tế quốc tế, phá hoại uy tín của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng; nó cản trở trào lưu hội nhập của các thị trường tài chính, làm phá hỏng mối quan hệ liên ngân hàng toàn cầu.

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của hoạt động rửa tiền, cộng đồng thế giới đã nhanh chóng vào cuộc. Nhiều tổ chức chống rửa tiền quốc tế đã được thành lập như Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FAFT) đã được thành lập tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.

Không thờ ơ với các hoạt động quốc tế, Việt nam của chúng ta cũng đã tích cực hoạch định các chương trình phòng và chống rửa tiền. Như đã phân tích ở trên, với một hệ thống ngân hàng hoạt động còn chưa đồng nhất, một thị trường tài chính còn non trẻ, Việt nam đang và sẽ trở thành đích ngắm của bọn rửa tiền. Đã có một vài hiện tượng nghi ngờ là rửa tiền tại Việt nam. Nếu không có một khung pháp lý chặt chẽ về vấn đề này, và nếu như không trang bị một kiến thức đầy đủ cho các cán bộ ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi nghi ngờ về rửa tiền thì chẳng bao lâu nữa hoạt động này sẽ nhanh chóng xâm nhập và hoành hành ở nước ta.

. Ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về rửa tiền, Việt nam cũng luôn luôn hướng tới hội nhập và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới trong cuộc chiến đấu đầy cam go với một loại hình tội phạm mới có tên là “tội phạm rửa tiền” này.

Hy vọng với sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia cũng như việc nâng cao tầm nhận thức của mọi người dân về nạn rửa tiền, công cuộc chống rửa tiền sễ ngày một đạt nhiều thắng lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế – Tài chính tiền tệ thế giới – Ngân hàng Nhà nước

2. Nhiều vụ rửa tiền được thực hiện tại Hồng Kông Gia thành (Theo báo chí nước ngoài)

3. Ngăn chặn hoạt động rửa tiền (Philipines có hoàn tất việc bổ sung một số điều vào luật chống rửa tiền.

4. Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống rửa tiền ở Việt nam – Thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng – Tạp chí Ngân hàng

5. Chống nạn rửa tiền qua ngân hàng tư nhân – Hoàng Liên Sơn - Đầu tư chứng khoán

6. Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền hiệu quả ở Mỹ – Minh Nghĩa – Tạp chí Ngân hàng

7. Thái Lan với việc chống rửa tiền – Nguyễn Thị Tam. Tạp chí Ngân hàng

8. Mỹ chống khủng bố trong lĩnh vực tiền tệ – Hương Giang (Theo tạp chí Trung Quốc)

9. Quan hệ giữa rửa tiền và sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Tài chính – Minh Nghĩa NHNN – Thị trường tài chính tiền tệ số 12

10. Các tạp chí và thời báo - Thời báo Ngân hàng - Thời báo kinh tế Việt nam - Tạp chí Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w