Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 36)

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển HTX ở một số nƣớc đại diện cho các khu vực khác nhau với với trình độ phát triển khác nhau luận văn rút ra một số nhận xét chung và cũng là những bài học kinh nghiệm hữu ích có thể tham khảo đối với Việt Nam nhƣ sau:

- Vai trò vị trí của HTX đều đƣợc các nƣớc xem trọng nên sớm có luật HTX và nhiều chính sách phù hợp để HTX phát triển, thực hiện các mục tiêu KT-XH của xã viên, xác lập vai trò của HTX đối với khu vực dân cƣ vốn kém thế lực về kinh tế.

- HTX thật sự là một tổ chức tự nguyện của xã viên, đa dạng và phong phú về hình thức do yêu cầu của xã viên và cộng đồng. Mục đích của HTX là gắn bó cùng nhau để tạo ra mọi dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng.

- Nhà nƣớc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dƣỡng và phát triển phong trào HTX nhằm vừa phát triển kinh tế vừa góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội trên cơ sở pháp lý là không bao cấp và không can thiệp vào công việc của HTX, HTX đƣợc bình đẳng với mọi loại hình kinh tế khác.

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa bàn nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là các HTX có trụ sở làm việc tại các huyện, thành phố trong tỉnh (10 huyện, 01 thành phố). Các HTX đƣợc lựa chọn nghiên cứu theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên cho từng loại hình hoạt động.

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) đƣợc thu thập từ các thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về kinh tế hợp tác và HTX.

+ Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và đƣợc công bố chính thức.

+ Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ: các báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam; Liên minh HTX tỉnh Hà Giang, các sở ban ngành của tỉnh, các báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tài liệu từ các trang web trên Internet, các công trình nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thông tin cần thu thập Mục đích Nguồn thu thập Phƣơng pháp thu thập Lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX Tìm hiểu khung lý luận, lịch sử, kinh nghiệm phát triển HTX trên thế giới Sách chuyên khảo, báo cáo của ICA,

Internet

Tra cứu tài liệu, kế thừa

Thực trạng phát triển HTX ở Việt Nam

Tìm hiểu khái quát tình hình phát triển HTX ở Việt Nam

Sách chuyên khảo, Chƣơng trình công tác toàn khoá của Liên minh HTX Việt

Nam, Các văn bản chính sách về phát triển kinh tế hợp tác

Tra cứu tài liệu, kế thừa

xã Đặc điểm tự nhiên Tìm hiểu khái quát

đặc điểm tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang

Báo cáo quy hoạch địa chính Hà Giang; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm

Tra cứu tài liệu, kế thừa Đặc điểm kinh tế xã hội Tình hình phát triển kinh tế xã hội Tình hình phát triển HTX ở Hà Giang Làm rõ thực trạng phát triển HTX ở Hà Giang (thành tựu, tồn tại, nguyên nhân) - Báo cáo tình hình phát triển KT-XH xã hội hàng năm

-Báo cáo hàng năm của Liên minh HTX Hà Giang

Tra cứu tài liệu, kế thừa;

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu về phát triển các loại hình hợp tác xã tại địa bàn nghiên cứu. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính Excel

- Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) những tài liệu về lý luận; ii) những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung; iii) những tài liệu của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu đƣợc khảo sát theo bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và bổ sung các thông tin thiếu, chƣa đầy đủ; số liệu điều tra đƣợc xử lý qua phần mềm Excel

- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: thực hiện trên phần mềm Excel (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 Phƣơng pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế: đƣợc sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số

tƣơng đối, số bình quân, tốc độ phát triển,... đƣa ra những kết luận về những kết quả, thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển của từng loại hình HTX, tác động của việc phát triển các loại hình hợp tác trong vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển,…và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp phù hợp, có căn cứ khoa học.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: thông qua số liệu thống kê mô tả tình hình phát triển một số loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang.

- Phƣơng pháp so sánh: so sánh kết quả của các thời kỳ, hiệu quả hoạt động của các loại hình HTX

- Phƣơng pháp phân tích SWOT và phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với sự tham gia phân tích và đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, xã viên và ngƣời lao động thông qua quá trình gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn. Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm đƣa ra cách nhìn nhiều chiều từ nhiều đối tƣợng khác nhau, từ đó có sự so sánh và lựa chọn phân tích đúng trong nghiên cứu.

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phân tích: tình hình phát triển hợp tác xã theo từng loại hình

- Chỉ tiêu số lƣợng: số lƣợng hợp tác xã theo từng loại hình biến động tăng, giảm qua các năm.

- Chỉ tiêu chất lƣợng: đƣợc phản ánh thông qua tình hình tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã, mức độ dân chủ, mức độ đoàn kết, hợp tác và độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã, tác động của phát triển hợp tác xã đến đời sống xã viên, ngƣời lao động và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã; đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã theo từng loại hình, tham gia các hoạt động phúc lợi, đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc, tác động đến đời sống kinh tế hộ xã viên.

- Các chỉ tiêu bổ trợ: qui mô lao động, số hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình hoạt động theo luật, trích quỹ và phân phối lợi nhuận, nhu cầu đào tạo, nhu cầu hỗ trợ …

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH HÀ GIANG

3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến phát triển hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang

3.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đƣờng biên giới giáp với nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km2, trong đó theo đƣờng chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".

Hà Giang có bốn trục quốc lộ đia qua địa bàn tỉnh là QL 2, QL 4C, QL 34 và QL 279, trong đó Quốc lộ 2 là tuyến đƣờng huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Giang và thông sang Trung Quốc thông qua cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, thành phố Hà Giang cách trng tâm Hà nội khoảng 320km.

*. Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang có địa hình hiểm trở độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nƣớc biển. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia

nhập mạng lƣới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

*. Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lƣu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sƣờn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sƣờn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nƣớc đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhƣng là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn nhƣ sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60

C - 23,90C. Chế độ mƣa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tƣợng mƣa phùn, sƣơng mù nhiều nhƣng đặc biệt ít sƣơng muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mƣa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

*. Tài nguyên đất

Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chƣa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả.

* Tài nguyên rừng

Hà Giang có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha,với nhiều khu rừng nguyên sinh chƣa đƣợc khai thác, môi trƣờng sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú (có các động vật, gỗ, dƣợc liệu,… quý hiếm). Rừng Hà Giang vừa giữ vai trò bảo vệ môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng của tỉnh.

Qua khảo sát, thăm dò, bƣớc đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện đƣợc 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lƣợng lớn trên một triệu tấn với hàm lƣợng khoáng chất cao nhƣ: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác nhƣ: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nƣớc khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang đƣợc khai thác có hiệu quả.

3.1.2 Các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Các yếu tố về điều kiện kinh tế

- Về quy mô và tốc độ tăng trƣởng:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh tƣơng đối cao: Giai đoạn 1996 - 2000: đạt 10,4 %/năm (cả nƣớc 6,9%); Giai đoạn 2001 - 2005: đạt 10,6%/năm (cả nƣớc 7,5%); Riêng giai đoạn 2006 - 2010: đạt 12,7% (cả nƣớc trên 7%). Nhƣ vậy, trong suốt 15 năm, nền kinh tế của tỉnh Hà Giang đã đạt đƣợc những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo (bảng 3.1). Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 7,5 triệu đồng (năm 2010)

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chƣa đạt mức phát triển chung của cả nƣớc với tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp năm 2010 là khá

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Hà Giang (%)

1996-2000 2001-2005 2006-2010

Hà Giang Cả nƣớc Hà Giang Cả nƣớc Hà Giang Cả nƣớc

10,4 6,9 10,6 7,5 12,7 7

Nguồn: Tổng cục Thống kê cao, chiếm tỷ trọng 32% GDP mặc dù đã giảm 9,1% so với năm trƣớc. Ngành công

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 36)