HTX hết sức đa dạng và tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Theo Kimberly A. Zeuli và Robert Cropp, [55] để đơn giản và tiện cho việc phân tích, có thể phân loại HTX theo 3 cách thức sau:
1. Theo hoạt động kinh doanh: HTX đƣợc chia thành HTX sản xuất, HTX Marketing, HTX mua bán, HTX tiêu thụ hoặc HTX dịch vụ.
2. Theo khu vực thị trƣờng: có HTX địa phƣơng, HTX khu vực, HTX quốc gia, HTX quốc tế
3. Theo cấu trúc sở hữu: có HTX tập trung, HTX liên hiệp, HTX lai ghép (phối hợp giữa tập trung và liên hiệp), HTX thế hệ mới, HTX của ngƣời lao động.
Theo nhóm tác giả đề tài NCKH cấp thành phố Hà Nội [36], có thể phân loại HTX theo các tiêu chí sau:
1. Theo tính chất thành viên: bao gồm
+ HTX cấp I: tham gia là các cá nhân, hộ gia đình… + HTX cấp II: tham gia là các HTX cấp I
+ HTX cấp III: tham gia là các HTX cấp I và HTX cấp II
Theo cách phân loại này và chiểu theo Luật HTX 2012 thì HTX cơ sở là HTX cấp I, Liên hiệp HTX là HTX cấp II và Liên minh HTX là HTX cấp III.
2. Theo giới hạn trách nhiệm, bao gồm HTX trách nhiệm hữu hạn và HTX trách nhiệm vô hạn.
3. Theo hình thức pháp lý, bao gồm HTX có đăng ký là loại hình chịu sự điều chỉnh của Luật HTX và các hình thức kinh tế có tính chất hoạt động theo Luật dân sự hay các luật pháp khác.
4. Theo mục tiêu, có HTX đơn mục tiêu và HTX đa mục tiêu 5. Theo chức năng kinh doanh: có HTX dịch vụ và HTX sản xuất 6. Theo lĩnh vực kinh doanh: Phân loại theo lĩnh vực kinh tế
Trong khuôn khổ của luận văn, sẽ tập trung nghiên cứu về sự phát triển của các loại hình HTX theo cách phân loại thứ 6-theo lĩnh vực kinh tế.