Các giải pháp đột phá

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 96 - 102)

4.3.3.1. Cần ngăn chặn ngay tình trạng giải thể, phá sản và ngừng hoạt động

Những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế vĩ mô không ổn định, giá cả nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động mạnh, giá nhân công tăng đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các loại

hình doanh nghiệp nói chung và các HTX nói riêng. Tình hình đó làm cho rất nhiều doanh nghiệp cũng nhƣ HTX phải giải thể hoặc bị phá sản.

Trên địa bàn Hà Giang, theo số liệu báo cáo của Liên minh HTX tỉnh đến hết tháng 6 năm 2010 tổng cộng toàn tỉnh có 607 HTX, trong đó có trên 80 HTX ngừng hoạt động; trong đó ở huyện Bắc Quang 30 HTX; TP.Hà Giang 25 HTX, còn lại tập trung ở các huyện Vị Xuyên, Quang Bình...

Đến ngày 31/12/2011, toàn tỉnh tổng cộng có 699 HTX, trong đó đã có tới 120 HTX ngừng hoạt động, tại huyện Bắc Quang có tới 52 HTX ngừng hoạt động chiếm 41,6% tổng số HTX của toàn huyện, tƣơng tự TP.Hà Giang có tổng cộng 45 HTX ngừng hoạt động, trong đó 24 HTX ngừng hoạt động hẳn và 21 HTX không rõ địa chỉ liên hệ, không đăng ký hoạt động với cơ quan thuế và không nộp thuế.

Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng số HTX ngừng hoạt động chủ yếu là do xã viên tham gia HTX không có vốn góp, xã viên không mặn mà với HTX, Chủ nhiệm HTX thiếu năng động và tự chủ, năng lực và trình độ của Ban quản lý không đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế cạnh tranh, nên không thể duy trì đƣợc hoạt động.

Mặt khác, các HTX trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua chƣa có bƣớc đột phá trong việc cải tiến kỹ thuật, trình độ năng lực quản lý của cán bộ HTX còn yếu; chất lƣợng hoạt động còn thấp; chƣa mở rộng đƣợc nhiều hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, của hộ gia đình xã viên; số HTX hoạt động có hiệu quả cao còn quá ít; Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX thiếu ổn định, không bền vững. Nhiều HTX còn khó khăn do quy mô nhỏ, khả năng tiềm lực về nguồn vốn còn hạn chế nhƣng lại không tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trong năm 2011 với việc thực hiện Nghị quyết số 11/CP của Chính phủ về giảm đầu tƣ công nên một số công trình do các HTX thi công phải tạm dừng, chƣa đƣợc quyết toán do nguồn vốn giải ngân còn chậm. Do đó đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một số HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng.

Nhìn thẳng vào thực lực toàn bộ hệ thống HTX của toàn tỉnh, đến thời điểm 31/12/2009 mới có 3.946 lao động, vốn điều lệ 70,7 tỷ đồng; Đến 31/12/2010 toàn bộ hệ thống HTX mới có tổng nguồn vốn là 490 tỷ đồng; Đến 31/12/2011 toàn bộ hệ thống HTX mới có 4.018 xã viên, với 5.058 lao động, tổng vốn điều lệ là 214 tỷ đồng.

Có thể nói, với quy mô về nguồn vốn và đội ngũ nhân lực nhƣ trên chƣa bằng quy mô của một doanh nghiệp lớn. Mặt khác trong thời gian qua lại quá chú trọng đến việc phát triển về bề rộng, thiếu chiều sâu. Đến thời điểm 31/12/2011 toàn tỉnh có tổng cộng tới 699 HTX, trong khi TP.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc nhƣng đến thời điểm trên toàn thành phố mới có 512 HTX (ít hơn Hà Giang), trong đó có tới 65% số HTX có quy mô vốn từ 1-5 tỷ đồng, 3% số HTX có quy mô vốn từ 6-10 tỷ đồng. Vấn đề đƣợc đặt ra ở đây chính là tạo sự đột phá trong nhận thức và tƣ duy, chúng ta không thể cứ phát triển dàn trải mãi về số lƣợng. Cho dù đông về số lƣợng, đƣợc phủ kín khắp vùng miền, địa bàn, ở mọi lĩnh vực... nhƣng đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế chung cho nền kinh tế của tỉnh chẳng đƣợc là bao; xã viên không thiết tha, gằn bó với HTX... thì việc phát triển theo phong trào sẽ không có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội. Quan điểm này có thể là trái chiều với một số lãnh đạo địa phƣơng, song điều mong muốn cuối cùng là phải tạo sự đột phá, phải dám tái cấu trúc lại hệ thống HTX theo hƣớng có đủ tiềm lực, có thƣơng hiệu mới có thể cạnh tranh đƣợc trong cơ chế thị trƣờng.

Bƣớc sang giai đoạn 2012-2020 tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều ảm đạm, kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất định, nếu cứ để tình trạng các HTX ngừng hoạt động ngày một tăng, hoặc các HTX tồn tại theo dạng " hữu danh vô thực" ngày một nhiều sẽ tạo sự lan tỏa bất lợi đến nhiều địa bàn khác trên toàn tỉnh.

4.3.3.2. Tái cấu trúc lại hệ thống HTX

Kinh tế tập thể của Hà Giang cần phải tạo sự đột phá trong phát triển mới có thể tạo đƣợc thế và lực trong giai đoạn 2012-2020. Muốn tạo sự đột phá, phải mạnh dạn tái cấu trúc lại hệ thống này trên cơ sở thực hiện một số giải pháp sau: (1) Phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lƣợng và gắn bó với kinh tế tập thể; (2) Hình thành một số mô hình HTX mới nhƣ: HTX chợ, HTX rau sạch, HTX hoa cây cảnh, HTX chăn nuôi quy mô vừa và lớn... có hƣớng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu; (3) Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm đặc trƣng của HTX; (4) Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, phát triển mạnh thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, và từng bƣớc đẩy mạnh xuất khẩu;

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống HTX, cần phải thực hiện một số giải pháp đột phá sau:

Thứ hai, phát triển nhanh các HTX trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa; đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân.

Thứ ba,Nâng cao hiệu quả mọi mặt của Liên hiệp HTX vận tải hiện tại, phát triển các HTX vận tải hành khách chất lƣợng cao vì mô hình này hiện đang làm ăn có hiệu quả, thị trƣờng đang có nhu cầu cao;

Thứ tư, Đối với các HTX nông nghiệp nên chuyển thành các HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp tổng hợp cả đầu vào và đầu ra, trong đó ƣu tiên vào 40 xã xây dựng nông thôn mới vì đây là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.4 Tái cấu trúc các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế Giai đoạn 2015-2020 2015 2020 cấu 2020 (%) Hợp Tác Xã Tổng số HTX HTX 654 700 100 Trong đó: - HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp HTX 115 115 16,4 - HTX lâm nghiệp HTX 90 95 13,4 - HTX thƣơng mại HTX 218 258 36,9 - Công nghiệp- TTCN HTX 97 100 14,3 - Xây dựng HTX 80 70 10,0 - GTVT HTX 23 25 3,6 - Thủy sản HTX 9 10 1,4 - Môi trƣờng HTX 1 10 1,4 - Quỹ tín dụng HTX 7 7 0,1 - Khác HTX 8 10 1,4

Không chỉ phát triển về mặt số lƣợng các loại hình HTX trên cơ sở đa ngành, đa nghề, trên nhiều địa bàn mà phải ƣu tiên phát triển ở những vùng, những địa bàn mà trƣớc đây khó phát triển.

4.3.3.3 Nâng cao nhanh chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực HTX bấy lâu nay vẫn là một điểm "nghẽn" rất lớn đối với các loại hình HTX ở Hà Giang. Giải pháp trong thời gian tới là cần tập trung đầu tƣ vào: (1) Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX hiện nay; (2) Tăng cƣờng năng lực của Ban kiểm soát HTX; (3) Vấn đề quy hoạch cán bộ HTX; (4) Đào đạo tạo nguồn nhân lực là lao động và xã viên HTX. Về hình thức đào tạo nguồn nhân lực nên tập trung vào 2 loại hình là đào tạo mang tính dài hạn và bồi dƣỡng thƣờng xuyên có ý nghĩa ngắn hạn, trƣớc mắt để bổ sung kịp thời. Phấn đấu đến 2020 đƣa tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ trung cấp lên 25% và tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ đại học trở lên đạt 15% (bảng 4.5).

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tổng cộng nhu cầu số cán bộ HTX cần đƣợc đào tạo năm 2020 là 630 ngƣời với tổng kinh phí là 954 triệu đồng. Kinh phí hỗ

Bảng 4.5 Một số tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực đối với HTX giai đoạn 2012 - 2020

TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2015 2020

1

Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ trung cấp

% 10 15 20 25

2

Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ đại học trở lên

% 7 10 13 15

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

trợ bồi dƣỡng đối với cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp là 400 triệu đồng, các HTX phi nông nghiệp là 1,1 tỷ đồng. Bên cạnh việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cần tổ chức thƣờng xuyên các lớp dạy nghề cho các xã viên HTX.

Tóm lại, công tác đào tạo là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết bởi một thực tế xã viên và ngƣời lao động tham gia HTX là những đối tƣợng quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng và phát triển HTX, để giải quyết đƣợc những vấn đề này

cần chú trọng và nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo phải đáp ứng đƣợc yêu cầu: Mục tiêu đào tạo, đối tƣợng đào tạo và xuất phát từ nhu cầu đào tạo; Xây dựng nội dung đào tạo phù hợp; Lực lƣợng và đội ngũ giáo viên phục vụ công tác đào tạo.

Trong công tác đào tạo cần đặc bệt chú ý đến giải pháp về nghiệp vụ hạch toán kế toán: nâng cao trình độ quản lý, hƣớng dẫn nghiệp vụ kế toán, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong HTX đƣợc tiếp cận với các chính sách ƣu tiên hiện hành của Nhà nƣớc.

Chú trọng bồi dƣỡng nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của HTX. Vì đây là vấn đề thể hiện sự hiểu biết, sự năng động, nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, trong công tác quản lý một cách khoa học ở các HTX.

4.3.3.4. Thành lập mô hình Liên hiệp HTX thương mại dịch vụ

Trên cơ sở tái cấu trúc hệ thống HTX, Hà Giang cần sớm thành lập 01 Liên hiệp HTX thƣơng mại dịch vụ có hệ thống siêu thị. Trƣớc mắt (giai đoạn 2012 - 2015) xây dựng 01 siêu thị trong TP.Hà Giang và xây dựng 01 siêu thị tại thị trấn Bắc Quang để từ đó rút kinh nghiệm. Bƣớc tiếp theo (giai đoạn 2015 - 2020) sẽ hình thành một chuỗi các siêu thị tại các trung tâm huyện, lỵ trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các siêu thị phù hợp với nhu cầumua sắm của ngƣời dân trong giai đoạn hiện nay – là nhu cầu, là phong trào mua sắm, là thị hiếu của đại đa số ngƣời tiêu dùng đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn và ở hầu hết các địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc. Song song với từng giai đoạn, Liên minh HTX tỉnh cần mạnh dạn đầu tƣ mở thêm các siêu thị (điểm bán hàng) ở ngoài tỉnh (nên chon địa bàn Hà Nội) để tạo sự hỗ trợ, mạng lƣới cần thiết.

Bài học kinh nghiệm từ thành công đã nhiều năm và tiêu biểu cho cả nƣớc là Liên hiệp HTX thƣơng mại TP. Hồ Chí Minh (SaiGon Coop), đến nay đã có tới 51 siêu thị ( trong Tp.HCM là 21 cái và ở các tỉnh thành trong cả nƣớc là 30 cái). Ngoài ra Liên hiệp còn có một hệ thống với 97 cửa hàng coop và 25 coopfood trên cả nƣớc. Doanh số năm 2011 đã đạt tới 18.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu của chuỗi coopmart chiếm 90%). Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ thị trƣờng xã hội của toàn tỉnh Hà Giang năm 2010 mới đạt 2.428,6 tỷ đồng. Nhƣ vậy, chỉ với 01 Liên hiệp

HTX thƣơng mại dịch vụ của TP.HCM đã có doanh số cao gấp 7,6 lần doanh số của tất cả các loại hình kinh doanh thƣơng mại dịch vụ của Hà Giang.

Mặt khác, trên phƣơng diện vĩ mô, để tạo sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh và tạo đƣợc “cú hích” cho HTX phát triển theo chiều sâu, Hà Giang nên hình thành vùng kinh tế động lực để tạo sự lan toả đến các vùng khác. Theo chúng tôi, vùng kinh tế động lực của Hà Giang là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và TP.Hà Giang. Vùng kinh tế động lực đƣợc hình thành đồng bộ từ cơ sở hạ tầng và sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ một số cơ sở thƣơng mại văn minh và các loại hình dịch vụ tiên tiến, sẽ quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá nông sản có quy mô đủ lớn để cung cấp cho thị trƣờng nội địa cũng nhƣ tạo nguồn hàng định hƣớng xuất khẩu. Có nhu vậy mới tạo lên sự phát triển mang tính “đột phá” đối với cả cộng đồng doanh nghiệp và các loại hình HTX, mới tạo ra đƣợc mô hình tăng trƣởng mới trên địa bàn Hà Giang.

Bên cạnh đó, phải nâng cấp đầu tƣ cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ thành cửa khẩu Quốc tế để đẩy nhanh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế đặc biệt với Trung Quốc; đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ, xuất – nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, các chợ cửa khẩu nhƣ: Mốc 5 – Xín Mần, Bạch Đích – Yên Minh, Săm Pun – Mèo Vạc, Phố Bảng – Đồng Văn và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động các chợ đầu mối, chợ nông thôn. Đó là những tiền đề hết sức quan trọng để tạo bƣớc đột phá trong việc hình thành nhiều loại hình kinh tế hợp tác, các tổ HT và các mô hình HTX mới hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)